[TT Hữu ích] Những bức ảnh độc về chiến tranh Việt Nam.

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
8. Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1951 sinh tại Long An)


là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn AP tại Việt Nam từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam. Bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam.

Ông là người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh ngày 8/6/1972. Sau khi công bố, bức ảnh trở nên nổi tiếng và mang lại cho ông giải Pulitzer 1973. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”, được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.


9.Philip Jones Griffiths (bên trái ảnh, người xứ Wales, 1936 - 2008)


là một trong những phóng viên ảnh chiến trường nổi bật trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.

Năm 1971, cuốn sách ảnh Vietnam Inc của ông về cuộc chiến đã tạo ra cú sốc lớn khi cho người xem một góc nhìn chân thực hơn về cuộc chiến khủng khiếp ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Ảnh: Một phụ nữ Việt Nam bị thương trong cuộc giao tranh trên đường phố Sài Gòn năm 1968.


10. Wilfred Graham Burchett (người Australia, 1911- 1983)

là một phóng viên cánh tả nổi tiếng, là phóng viên phương Tây đầu tiên có mặt và đưa tin tại Hiroshima, Nhật Bản sau khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ông cũng là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ.

Trong sự nghiệp của mình, Wilfred Burchett đặc biệt gắn bó với Việt Nam. Mặc dù đã 60 tuổi, ông vẫn đi hàng trăm km qua nhiều chiến trường, đã từng ở trong địa đạo Củ Chi với các du kích. Bên cạnh hình ảnh chiến tranh, ông cũng thực hiện nhiều bức ảnh đời thường, ghi lại các góc cạnh đời sống của người dân miền Bắc. Những hình ảnh và bài viết của ông đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn của công chúng thế giới về cuộc chiến giải phóng dân tộc của người Việt Nam.
 

Tiger Lee

Xe tải
Biển số
OF-34620
Ngày cấp bằng
4/5/09
Số km
334
Động cơ
476,705 Mã lực

Đây là hành động khủng bố phải không các Bác ?
iem thấy nhiều chú thích của Bác chủ thớt không đúng với thực tế
 

kklong34

Xe tải
Biển số
OF-46541
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
249
Động cơ
463,770 Mã lực

Hàng trăm thanh niên hồ hởi tham gia tuyển chọn vào câu lạc bộ.

Trong số đó đáng chú ý là có cả những cô gái Hà Thành xinh đẹp, dịu dàng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ.

Qua vòng tuyển chọn ban đầu và vào được câu lạc bộ, việc đầu tiên của những thành viên chưa từng biết tới xe phân khối lớn là phải làm quen với chiếc xe, tập… dắt xe, ngồi lên xe và tập lái.

Các thành viên hồi đó phải trải qua quá trình tập luyện vô cùng vất vả.

Khi tập lái xe, cứ một người ngồi trên xe thì 3 người còn lại sẽ đứng bên cạnh giữ thăng bằng và đẩy chiếc xe đi. Khi đã có thể nổ máy và đi xe một cách thành thạo mới tập những động tác khó như bỏ hai tay, đứng lên yên xe, vừa đi xe vừa biểu diễn các động tác đứng, quỳ, nằm bắn súng bằng hai tay, biểu diễn động tác con nhạn bay trên mô tô…

Sau thời gian khổ luyện đằng đằng, đoàn đã đưa những màn biểu diễn của mình phục vụ tại sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội…

…Rồi một loạt các tỉnh thành miền bắc Như Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nam Định…và đều được công chúng tán thưởng.

Phương tiện biểu diễn giản dị, với vài chiếc mô tô IJ hay JAWA 350 phân khối, tiền lương thưởng không có gì ngoài vài bộ quần áo, đôi giày, nhưng tinh thần luyện tập, biểu diễn say mê không ngại chấn thương, nguy hiểm của họ thất đáng ngưỡng mộ.

Tinh thần chơi xe, yêu xe và hết lòng vì nghệ thuật ấy của một “thế hệ vàng” trong lịch sử được lưu giữ lại trong nhiều bức hình đẹp mà mỗi chúng ta xem lại vừa khâm phục, vừa suy ngẫm.
Các hình ảnh này gợi liên tưởng đến nam bắc triều tiên bay giwof
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Lính Mỹ xả súng tấn công vào một mục tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long khi ở trên trực thăng Huey tháng 1/1968.

Một lính Mỹ quay lại chỉ huy đồng đội tiếp tục quan sát, tiêu diệt mục tiêu ở phía trước.

Hai lính Mỹ dìu đồng đội bị thương đến lều y tế ở gần Khe Sanh vào tháng 4/1968.

Máy bay trực thăng y tế Mỹ chở những binh sĩ bị thương nặng về hậu phương chữa trị.

Lính Mỹ quan sát tình hình tại căn cứ không quân ở Đà Nẵng ngày 1/11/1965.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Hai binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ tìm kiếm những dấu vết của quân giải phóng tại các địa đạo, đường hầm dưới lòng đất ở gần Đà Nẵng.

Máy bay Phantom F4B của Hải quân Mỹ phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu được cho là nơi ở của quân giải phóng.

Thủy quân lục chiến Mỹ nghỉ ngơi, cắt tóc cho nhau tại đường hào gần Khe Sanh.

Patrol Air-Cushion Vehicle (Phương tiện tuần phòng chạy trên đệm khí) của Hải quân Mỹ đã xuất hiện trong chiến tranh Việt Nam. Nó được triển khai để thực hiện các nhiệm vụ tấn công, tìm kiếm cứu nạn, chuyển quân với tốc độ nhanh chóng và hỗ trợ hậu cần.

Binh sĩ Mỹ cầu nguyện trên chiến trường.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Soi quân trang của lính Mỹ trong chiến tranh VN


Trên vai là đạn khói, đạn súng máy, dao phát rừng, bát, xẻng, nòng súng dự bị, súng trường M16, bình toong nước, mặt nạ phòng hơi độc. Lủng lẳng bên hông là túi lương khô, gài kẹp bên vành mũ sắt là thuốc chống ẩm chân. Người lính thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1 tại Bình Định năm 1966.


Ngoài ra, nào là thuốc khử trùng, sốt rét, các thuốc phòng bệnh khác, lựu đạn, đạn súng trường… Lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 tại Tây Ninh năm 1967.


Trước khi sang chiến trường Việt Nam, lính Mỹ được huấn luyện kỹ càng, về trang bị quân sự và kỹ năng sinh tồn. Trong ảnh là lính Mỹ thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ tại chiến tuyến gần khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, tháng 10 năm 1966.


Lính Mỹ từng được gọi là "lính vua" vì được trang bị rất đầy đủ: vũ khí tối tân, áo giáp chống đạn, thiết bị nhìn đêm, mặt nạ phòng độc… Trong ảnh là một lính Mỹ Sư đoàn lính thủy đánh bộ ở Cồn Tiên năm 1968 với tay phải xách chiếc hòm đựng chiếc ống nhòm bằng tia hồng ngoại có thể trông thấy mọi vật trong đêm tối.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Trước khi lính Mỹ vào trận thì có máy bay ném bom và pháo binh dọn đường. Trong ảnh là lính Mỹ sư đoàn bộ binh số 25 lên đường đi càn quét tại Tây Ninh năm 1967.

Lính Mỹ được trả lương cao, được chuẩn bị đồ ăn uống tốt, chỗ ở tốt. Phút nghỉ ngơi của lính Mỹ Sư đoàn 25 tại Tây Ninh năm 1966.

Họ cũng được giải trí bằng nhiều hình thức. Trong một năm phục vụ ở miền Nam, bình quân lính Mỹ được nghỉ giải trí một tuần. Trong ảnh là một cách động viên tinh thần lính Mỹ thường thấy, năm 1966 tại Đà Nẵng.

Tuy vậy, ở chiến trường Việt Nam, quân Mỹ phải phân tán ra, đóng ở vùng đồng lầy đồng bằng Sông Cửu Long, vùng ven biển đầy cát và vùng rừng núi gần biên giới Lào. Phải chiến đấu cực khổ, lao đao ở chiến trường xa lạ với đối phương “xuất quỷ nhập thần”. Sư đoàn bộ binh số 25 tại vùng sình lầy gần biên giới Campuchia tháng 2/1967.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Lính Mỹ Sư đoàn bộ binh số 25 lên đường đi càn quét tại Tây Ninh năm 1967.

Lính Mỹ Sư đoàn bộ binh số 25 tại Tây Ninh năm 1967.

????

???
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Lính Mỹ ở vùng gần khu phi quân sự vĩ tuyến 17, Quảng Trị năm 1967.

Tại Định Tường năm 1968, khi càn quét xong, lính Mỹ thuộc Sư đoàn 9 ngồi đợi máy bay lên thẳng để chở về căn cứ. Họ mong sớm được tắm bằng gương sen và uống bia ướp lạnh.

Lính Mỹ mệt mỏi chạy bộ hy vọng không bị trúng đạn của du kích.

Trúng đạn của du kích, tên lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 bị thương, rên la thảm thiết. (Sài Gòn, 1968)

Khi lính Mỹ chết trận thì người thân của họ được chính phủ trợ cấp. Thi thể lính Mỹ không tìm thấy trong chiến tranh thì sau chiến tranh chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục tìm kiếm đến cùng.

Dù bị trang bị hết sức tối tân, với đầy đủ các loại súng đạn, thức ăn, thuốc men… nhưng lính Mỹ vẫn thua trận, phải đầu hàng và khâm phục sức mạnh, sự đoàn kết của người dân Việt Nam. Người lính Mỹ chán chường tại Kon Tum 1967.(Ảnh chụp lại từ tập ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam” của I-si-ca-oa Bun-dô).
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chùm ảnh: Chính khách Mỹ tại chiến trường Việt Nam

Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson gặp mặt binh sĩ trong chuyến thăm bất ngờ đến một căn cứ Mỹ ở vịnh Cam Ranh, miền Nam Việt Nam vào tháng 10/1966.

Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đi cùng một nhóm binh sĩ Mỹ thị sát những đơn vị hải quân của nước này tại Việt Nam.

Tướng William C. Westmoreland đến Camp Evans (Căn cứ Hòa Mỹ). Tại đây, ông đã có buổi nói chuyện với các binh sĩ, động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của họ.

Tổng thống Richard Nixon phát biểu tại Sài Gòn. Tham dự buổi lễ này còn có Tiến sĩ Henry A. Kissinger và Ellsworth Bunker.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Tổng thống Lyndon B. Johnson đau đầu suy nghĩ về những vấn đề mới ở chiến trường Việt Nam khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara tại LBJ Ranch, Texas năm 1964.

Phó Tổng thống Hubert Humphrey đã tuyên bố với giới báo chí rằng "không có khu bảo tồn" nào ở miền Bắc Việt Nam an toàn trước những đợt tấn công của quân đội Mỹ.

Thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nghe Tướng Maxwell Taylor trình bày về chính sách của Mỹ tại Việt Nam năm 1966.

Tướng Creighton Abrams đứng cạnh Phó đại sứ Mỹ Samuel D. Berger trong buổi lễ chuyển giao 80 tàu tuần tra cho lực lượng Hải quân thuộc quân đội Sài Gòn.
 

meotom2010

Xe container
Biển số
OF-167449
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
5,272
Động cơ
382,758 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Handiresco 17 Phạm Văn Đồng
Website
www.facebook.com
.
Không ồn ã nhưng, vô cùng quyết liệt là cuộc "đấu cờ". Từ năm 1954-1967, giữa hai đầu cầu Hiền Lươngđã có cuộc "chạy đua" về chiều cao của cột cờ, với những cuộc rượt đuổi gay cấn. Việt nam Dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m - cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962.
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy. Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng.
"Cuộc chiến màu sắc" là một diễn biến kịch tính khác, liên quan trực tiếp đến cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.
Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của những chiến sĩ Giải phóng.
Canh cầu phía Nam là Cảnh sát ngụy
Canh cầu phía Bắc là Bộ đội
Tại sao lại có sự khác nhau này nhỉ:-??
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/anh-hiem-ve-linh-my-trong-chien-tranh-vn-c46a516954.html
Tháng 10/1966, trên một ngọn đồi lầy lội bùn phía nam vùng phi quân sự ở Việt Nam, phóng viên Larry Burrows chụp bộ ảnh mang tên “Reaching Out” (tạm dịch: Vươn ra) mà sau nhiều thế hệ vẫn còn nguyên giá trị.
Tạp chí LIFE không xuất bản những bức ảnh này nhiều năm sau khi chụp, mà chỉ xuất bản một số bức ảnh khác của Burrows chụp trong cùng dịp này. Mãi 5 năm sau, vào tháng 2/1971, LIFE xuất bản Reaching Out lần đầu tiên, trong một bài báo tưởng nhớ Larry Burrows, người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Lào vào ngày 10 cùng tháng.
Dưới đây là một số bức trong bộ ảnh của Larry Burrows:

Một lính Hải quân Mỹ trong chiến dịch Prairie, gần khu vực phi quân sự, tháng 10/1966
Bức ảnh được công bố lần đầu tiên bởi tạp chí LIFE. Đội lính hải quân Mỹ đang ăn khẩu phần trong thời gian diễn ra cuộc chiến gần khu vực phi quân sự vào tháng 10/1966
Bốn lính hải quân Mỹ đang khiêng xác một đồng đội tử nạn gần Đồi 484 vào tháng 10/1966
Được hỗ trợ bởi xe tăng và máy bay chiến đấu, Tiểu đoàn 2 tiến về khu rừng phía trước, Việt Nam, tháng 10/1966
Trung sĩ Jeremiah Purdie (ở giữa, đầu băng trắng) đi về phía người đồng đội bị thương sau cuộc chiến ác liệt ở gần khu phi quân sự, tháng 10/1966
Một lính Hải quân Mỹ trong trận chiến năm 1966
 
Chỉnh sửa cuối:

crazyspeed

Xe tải
Biển số
OF-45016
Ngày cấp bằng
30/8/09
Số km
315
Động cơ
466,150 Mã lực
Nơi ở
Phạm Văn Đồng, Hà Nội
Những bức ảnh tư liệu thật quý giá, nó phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh. Cộng Hòa cũng được, Cộng sản cũng được miễn là không có tiếng súng, không có người chết là hạnh phúc rồi đúng không các cụ. Nhiều cụ chửi đổng Cộng Sản, rồi nhiều Cụ chửi Ngụy Quyền, em nghĩ được sống trong hòa bình là hạnh phúc nhất rồi. Cố gắng để làm người có ích là được rồi. Chuyện chính trị thì miễn bàn nếu các cụ là dân đen đúng không hehe
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Những hình ảnh về miền trung năm 1970
Hình ảnh được giới thiệu trên trang Swan Point Studio.


Xích lô trên một con đường ở Huế.​
Thiếu nữ ở Hoàng thành Huế.​
Các nữ sinh áo dài ở Huế.​
Cảnh giặt giũ bên bến sông Huế.​
Một nhóm thuyền đánh cá tụ tập gần bờ.​

 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hai con thuyền nhỏ trên sông.​
Một ngôi chùa.​
Hiệu cắt tóc vùng nông thôn.​
Các quán bar ở Đà Nẵng.​
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
.​
Tàu tuần tra của Mỹ được đưa đi sửa chữa ở Đà Nẵng.​
Một khách sạn bị hư hại vì đạn bom ở Huế.​
Đường phố Huế dịp năm mới.​
Hai nữ sinh đèo nhau trên xa lộ.​
Bến thuyền ở Huế.​
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top