[Funland] Những bài Thơ được phổ Nhạc

Binhmoctn

Xe tải
Biển số
OF-343497
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
459
Động cơ
273,959 Mã lực
NGÀY VÀ ĐÊM
Tác giả: Bùi Công Minh
Rất dài và rất xa
Là những ngày mong nhớ
Nơi sáng lên ngọn lửa
Là trái tim yêu thương
Anh đang mùa hành quân
Pháo lăn dài chiến dịch
Bồi hồi đêm xuất kích
Chờ nghe tiếng pháo ran
Ngôi sao như mắt anh
Trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở
Cho ánh sao bay vào
Ngày và đêm xa nhau
Đâu chỉ dài và nhớ
Thời gian trong cách trở
Đốt cháy ngời tình yêu
Pháo anh trên đồi cao
Nã vào đầu giặc Mỹ
Bục giảng dưới hầm sâu
Em cũng là chiến sĩ
Cái chết cúi gục đầu
Cuộc đời xanh tươi trẻ
Ngày đêm ta bên nhau
Những đêm ngày chiến đấu

Được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc là bài hát Hành Khúc ngày và đêm.
Cụ Hưvô hộ em cái clip bài hát ạ
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,123
Động cơ
222,451 Mã lực
NGÀY VÀ ĐÊM
Tác giả: Bùi Công Minh
Rất dài và rất xa
Là những ngày mong nhớ
Nơi sáng lên ngọn lửa
Là trái tim yêu thương
Anh đang mùa hành quân
Pháo lăn dài chiến dịch
Bồi hồi đêm xuất kích
Chờ nghe tiếng pháo ran
Ngôi sao như mắt anh
Trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở
Cho ánh sao bay vào
Ngày và đêm xa nhau
Đâu chỉ dài và nhớ
Thời gian trong cách trở
Đốt cháy ngời tình yêu
Pháo anh trên đồi cao
Nã vào đầu giặc Mỹ
Bục giảng dưới hầm sâu
Em cũng là chiến sĩ
Cái chết cúi gục đầu
Cuộc đời xanh tươi trẻ
Ngày đêm ta bên nhau
Những đêm ngày chiến đấu

Được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc là bài hát Hành Khúc ngày và đêm.
Cụ Hưvô hộ em cái clip bài hát ạ
Bài này lời bài hát và thơ y chang nhau nhỉ, cụ Phan Hùynh Điểu đỡ phải chế cháo :)
Các cụ nếu có thêm thông tin về bài thơ, bài hát thì hay quá. Em thích hóng những chuyện bên lề :D
 

Binhmoctn

Xe tải
Biển số
OF-343497
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
459
Động cơ
273,959 Mã lực
Bài này lời bài hát và thơ y chang nhau nhỉ, cụ Phan Hùynh Điểu đỡ phải chế cháo :)
Các cụ nếu có thêm thông tin về bài thơ, bài hát thì hay quá. Em thích hóng những chuyện bên lề :D
Nhà thơ Bùi Công Minh viết bài thơ Ngày và đêm khi ông 21 tuổi. Lúc ấy, ông vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
Theo lời kể của nhà thơ Bùi Công Minh, năm 1968, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông cùng vài người bạn khác được giữ lại trường. Họ thường xuyên tổ chức các buổi lửa trại, kể cho nhau nghe những câu chuyện của bản thân, trong đó có một câu chuyện về việc một nữ sinh nhận được thư của người yêu gửi về từ chiến trường. Bản thân Bùi Công Minh cũng có câu chuyện tương tự khi người yêu của ông lúc bấy giờ, cũng là vợ ông hiện tại, đang ở xa. Từ cảm xúc trong những câu chuyện về tình yêu bị chia cắt về mặt địa lý, Bùi Công Minh đã viết bài thơ "Ngày và đêm". Bài thơ đã được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội vào ngày 20 tháng 11 năm 1969.
Năm 1972, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tình cờ phát hiện bài thơ "Ngày và đêm" trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trùng hợp là bài thơ có hoàn cảnh tương tự với con trai ông, vì vậy ông đã quyết định phổ nhạc bài thơ như một món quà tặng cho con trai. Dù vẫn giữ lại phần lớn nội dung bài thơ, nhưng với phong cách riêng của mình, Phan Huỳnh Điểu đã biến bài hát từ tình ca thành một hành khúc.
Ngay từ khi bài hát được sáng tác, Phan Huấn đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chọn là người biểu diễn đầu tiên. Vì vậy, khi Phan Huấn biểu diễn ca khúc này đã góp phần cổ vũ cho những người lính được ra trận. Ca sĩ Phan Huấn còn từng nhiều lần biểu diễn bài hát này trên khắp các chiến trường Việt Nam. Kể cả trong những bệnh viện dã chiến, nhiều người lính cũng yêu cầu để được nghe biểu diễn. Chỉ sau thời gian ngắn phát hành, bài hát được viết theo nhịp 2-4 như bước chân hành quân này đã nhanh chóng được đón nhận rộng rãi.
Mặc dù được viết theo thể loại hành khúc, nhưng bài hát này lại được các nhà phê bình âm nhạc nhận xét là có giai điệu trau chuốt, trữ tình. Việc "tình ca hóa" một bản hành khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã đem đến sự độc đáo và mới lạ cho thể loại hành khúc cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
822
Động cơ
517,300 Mã lực
Tự tình dưới hoa - Đinh Hùng

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng

Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ
Nửa như hoài vọng, nửa như say

Em đến như mây, chẳng đợi kỳ
Hương ngàn gió núi động hàng mi
Tâm tư khép mở đôi tà áo
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi!

Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý
Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào

Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ
Nắng trong hoa, với gió bên hồ
Dành riêng em đấy. Khi tình tự
Ta sẽ đi về những cảnh xưa

Rồi buổi ưu sầu em với tôi
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời
Vai kề một mái thơ phong nguyệt
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười


Mộng Dưới Hoa – Phạm Đình Chương
 

Tipvatit

Xe hơi
Biển số
OF-713419
Ngày cấp bằng
17/1/20
Số km
134
Động cơ
85,305 Mã lực
Em mạo muội đề xuất cụ chủ thớt bỏ chút thời gian cập nhật trên trang 1 những bài thơ đã được kể tên không sẽ bị nhắc trùng.

Thơ được phổ nhạc có nhiều bài rất hay mà các cụ đã liệt kê rồi. Em ấn tượng với bài "Đôi mắt người Sơn Tây" do nhạc sỹ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của người con xứ Đoài- nhà thơ Quang Dũng. Thực ra nhạc sỹ không phổ toàn bài mà mấy câu đầu có lấy thêm ý từ bài "Đôi bờ" cũng của nhà thơ Quang Dũng.

Mờii các cụ nghe nhạc phẩm "Đôi mắt người Sơn Tây" do chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương thể hiện. Giọng ông tất nhiên không thể hay như ca sỹ chuyên nghiệp nhưng em cảm nhận được nỗi buồn sâu lắng của người con xa xứ và sự nhớ thương mà ông dành cho quê cũ (quê ngoại ông cũng là Sơn Tây).

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?

 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
822
Động cơ
517,300 Mã lực
Nhiều quá, nhà em theo dõi không kịp, hông biết bài này có chưa?

Đường chúng ta đi – thơ Xuân Sách, nhạc Huy Du. Tìm bài thơ mà chưa ra, thấy cụ Huy Du có nói: “bài Việt Nam trên đường chúng ta đi, thực tế câu:
Miền Nam ơi! Miền Nam
Ôi bóng dừa xanh, ôi bóng dừa xanh
Những đỉnh núi khuất mây mù xa tắp
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc
Ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên…”

Đây là các câu thơ không phải nguyên xi của Xuân Sách. Khi viết lời, tôi có mượn cả thơ của Hoàng Trung Thông”

Bài này nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công nhưng tôi vẫn thích nghe Doãn Tần hát trong bản thu đầu.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
444
Động cơ
10,334 Mã lực
Nhiều quá, nhà em theo dõi không kịp, hông biết bài này có chưa?

Đường chúng ta đi – thơ Xuân Sách, nhạc Huy Du. Tìm bài thơ mà chưa ra, thấy cụ Huy Du có nói: “bài Việt Nam trên đường chúng ta đi, thực tế câu:
Miền Nam ơi! Miền Nam
Ôi bóng dừa xanh, ôi bóng dừa xanh
Những đỉnh núi khuất mây mù xa tắp
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc
Ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên…”

Đây là các câu thơ không phải nguyên xi của Xuân Sách. Khi viết lời, tôi có mượn cả thơ của Hoàng Trung Thông”

Bài này nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công nhưng tôi vẫn thích nghe Doãn Tần hát trong bản thu đầu.
Bài này cụ Huy Du viết lời xong nhờ cụ Xuân Sách sửa, có thể cụ Sách sửa khá nhiều nên về sau ghi hẳn cụ là tác giả phần lời. Trước đó cụ Xuân Sách làm gì có bài thơ nào như thế. :)
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực
Em mạo muội đề xuất cụ chủ thớt bỏ chút thời gian cập nhật trên trang 1 những bài thơ đã được kể tên không sẽ bị nhắc trùng.

Thơ được phổ nhạc có nhiều bài rất hay mà các cụ đã liệt kê rồi. Em ấn tượng với bài "Đôi mắt người Sơn Tây" do nhạc sỹ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của người con xứ Đoài- nhà thơ Quang Dũng. Thực ra nhạc sỹ không phổ toàn bài mà mấy câu đầu có lấy thêm ý từ bài "Đôi bờ" cũng của nhà thơ Quang Dũng.

Mờii các cụ nghe nhạc phẩm "Đôi mắt người Sơn Tây" do chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương thể hiện. Giọng ông tất nhiên không thể hay như ca sỹ chuyên nghiệp nhưng em cảm nhận được nỗi buồn sâu lắng của người con xa xứ và sự nhớ thương mà ông dành cho quê cũ (quê ngoại ông cũng là Sơn Tây).

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Tks cụ đã góp ý về việc cập nhật trên trang 1 những bài thơ đã được kể tên :)
E cũng nghĩ đến điều đó rồi nhưng tại bận quá ah, sau em sẽ cập nhật sau ah.


* Bài hát Đôi mắt người Sơn Tây thì quả là chạm đến nỗi niềm tâm sự của những người con xa xứ nói chung, ai ở trong hoàn cảnh xa xứ mới thấm & thấu hiểu nỗi nhớ quê hương, những kỷ niệm vui buồn của tuổi thơ, hay những rung động đầu đời của tuổi mới lớn .... để rồi rưng rưng xúc cảm trên những bước đường đời ....
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực
Nhiều quá, nhà em theo dõi không kịp, hông biết bài này có chưa?

Đường chúng ta đi – thơ Xuân Sách, nhạc Huy Du. Tìm bài thơ mà chưa ra, thấy cụ Huy Du có nói: “bài Việt Nam trên đường chúng ta đi, thực tế câu:
Miền Nam ơi! Miền Nam
Ôi bóng dừa xanh, ôi bóng dừa xanh
Những đỉnh núi khuất mây mù xa tắp
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc
Ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên…”

Đây là các câu thơ không phải nguyên xi của Xuân Sách. Khi viết lời, tôi có mượn cả thơ của Hoàng Trung Thông”

Bài này nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công nhưng tôi vẫn thích nghe Doãn Tần hát trong bản thu đầu.
Tks cụ, bài này chưa có trong thớt ạ.
Em mời cụ 1 ly nhé :)
* Bài này thì ko ai qua được Doãn Tần ah.
** Bác chưa rõ bài nào có trong thớt chưa thì bác bấm nút "Tìm kiếm" trên góc phải và chọn "Trong bài này" thì sẽ có kết quả ah
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực
Tự tình dưới hoa - Đinh Hùng

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng

Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ
Nửa như hoài vọng, nửa như say

Em đến như mây, chẳng đợi kỳ
Hương ngàn gió núi động hàng mi
Tâm tư khép mở đôi tà áo
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi!

Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý
Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào

Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ
Nắng trong hoa, với gió bên hồ
Dành riêng em đấy. Khi tình tự
Ta sẽ đi về những cảnh xưa

Rồi buổi ưu sầu em với tôi
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời
Vai kề một mái thơ phong nguyệt
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười


Mộng Dưới Hoa – Phạm Đình Chương
Tks cụ, mời cụ 1 ly ah :)
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực
Bài này lời bài hát và thơ y chang nhau nhỉ, cụ Phan Hùynh Điểu đỡ phải chế cháo :)
Các cụ nếu có thêm thông tin về bài thơ, bài hát thì hay quá. Em thích hóng những chuyện bên lề :D
Có những chuyện bên lề về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nỗi niềm tác giả trong tác phẩm ... quả thật sẽ khiến tác phẩm có thêm giá trị cụ nhỉ.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực
NGÀY VÀ ĐÊM
Tác giả: Bùi Công Minh
Rất dài và rất xa
Là những ngày mong nhớ
Nơi sáng lên ngọn lửa
Là trái tim yêu thương
Anh đang mùa hành quân
Pháo lăn dài chiến dịch
Bồi hồi đêm xuất kích
Chờ nghe tiếng pháo ran
Ngôi sao như mắt anh
Trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở
Cho ánh sao bay vào
Ngày và đêm xa nhau
Đâu chỉ dài và nhớ
Thời gian trong cách trở
Đốt cháy ngời tình yêu
Pháo anh trên đồi cao
Nã vào đầu giặc Mỹ
Bục giảng dưới hầm sâu
Em cũng là chiến sĩ
Cái chết cúi gục đầu
Cuộc đời xanh tươi trẻ
Ngày đêm ta bên nhau
Những đêm ngày chiến đấu

Được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc là bài hát Hành Khúc ngày và đêm.
Cụ Hưvô hộ em cái clip bài hát ạ
Nhà thơ Bùi Công Minh viết bài thơ Ngày và đêm khi ông 21 tuổi. Lúc ấy, ông vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
Theo lời kể của nhà thơ Bùi Công Minh, năm 1968, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông cùng vài người bạn khác được giữ lại trường. Họ thường xuyên tổ chức các buổi lửa trại, kể cho nhau nghe những câu chuyện của bản thân, trong đó có một câu chuyện về việc một nữ sinh nhận được thư của người yêu gửi về từ chiến trường. Bản thân Bùi Công Minh cũng có câu chuyện tương tự khi người yêu của ông lúc bấy giờ, cũng là vợ ông hiện tại, đang ở xa. Từ cảm xúc trong những câu chuyện về tình yêu bị chia cắt về mặt địa lý, Bùi Công Minh đã viết bài thơ "Ngày và đêm". Bài thơ đã được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội vào ngày 20 tháng 11 năm 1969.
Năm 1972, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tình cờ phát hiện bài thơ "Ngày và đêm" trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trùng hợp là bài thơ có hoàn cảnh tương tự với con trai ông, vì vậy ông đã quyết định phổ nhạc bài thơ như một món quà tặng cho con trai. Dù vẫn giữ lại phần lớn nội dung bài thơ, nhưng với phong cách riêng của mình, Phan Huỳnh Điểu đã biến bài hát từ tình ca thành một hành khúc.
Ngay từ khi bài hát được sáng tác, Phan Huấn đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chọn là người biểu diễn đầu tiên. Vì vậy, khi Phan Huấn biểu diễn ca khúc này đã góp phần cổ vũ cho những người lính được ra trận. Ca sĩ Phan Huấn còn từng nhiều lần biểu diễn bài hát này trên khắp các chiến trường Việt Nam. Kể cả trong những bệnh viện dã chiến, nhiều người lính cũng yêu cầu để được nghe biểu diễn. Chỉ sau thời gian ngắn phát hành, bài hát được viết theo nhịp 2-4 như bước chân hành quân này đã nhanh chóng được đón nhận rộng rãi.
Mặc dù được viết theo thể loại hành khúc, nhưng bài hát này lại được các nhà phê bình âm nhạc nhận xét là có giai điệu trau chuốt, trữ tình. Việc "tình ca hóa" một bản hành khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã đem đến sự độc đáo và mới lạ cho thể loại hành khúc cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.
Vâng cụ, em post nhạc theo yêu cầu ah :)
Hành khúc ngày và đêm - Phan Huỳnh Điểu, cs Phan Huấn ca:

 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,368
Động cơ
3,262,263 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dòng sông của anh, dòng sông của em - Lai Vu

Dòng sông Đáy quê em
Sông trăng hay sông lụa
Nong kén vàng như lúa
Tròn vạnh một góc trời

Là sông dâu, tằm ơi
Sóng xanh như mắt trẻ
Sao giống nhau đến thế
Tiếng mưa như tiếng tằm ăn

Dòng sông Đà quê anh
Đá dựng ghềnh dựng thác
Mênh mông ngàn sóng bạc
Đàn voi đá nhấp nhô

Sông cho anh làm thơ
Về sức gầm của sóng
Về tầm cao chiều rộng
Những thiết kế công trình

Bình minh trên công trường
Mở ra trên dòng thác
Nguồn than trắng vô biên
Nước reo thành điệu nhạc

Dòng tơ và dòng thác
Sao gắn bó với nhau
Áo lụa sáng đèn màu
Đêm liên hoan em hát

Cuộc đời lên bát ngát
Chúng mình đi dựng xây
Anh lại gặp em đây
Hai dòng sông họp bạn.

1976


Dòng sông quê anh, dòng sông quê em - Đoàn Bổng

 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,368
Động cơ
3,262,263 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nghe câu quan họ trên cao nguyên - Hữu Chỉnh

Khúc giã bạn hát rồi mà anh còn nấn ná
Dùng dằng hoài bởi tiếng láy vọng: “Người ơi...”
Anh tệ thật, bao lần nghe quan họ
Mà lần nào cũng tưởng mới nguyên khôi

Sông thì xa, đỉnh núi thì gần
Câu quan họ chảy trong lời hát
Ngỡ sông Cầu dập dềnh trước mặt
Nắng lưng đồi cứ tưởng nước lơ thơ

Nắng lưng đồi như thực, như mơ
Cứ lấp loáng như cái dòng sông ấy
Mà sóng vỗ vào lòng anh vậy
Nên giữa bao người anh chỉ thấy riêng em

Giá mà em làm một mạn thuyền
Anh ngồi tựa như trong câu quan họ
Thì mây núi chẳng tím màu thương nhớ
Tay vin cành, thôi thả gió bâng khuâng

Nào có thấy đâu đôi vạt áo ướt đầm
Câu hát thế nhưng em đâu có thế
Mà chỉ thấy em má hồng sắc trẻ
Níu kéo anh hoài ở mãi đây thôi

Anh mải nghe quan họ đến nao người
Xôn xao lòng một vùng đất đỏ
Gặp nhau đây tình anh muốn ngỏ
Mà khó nói sao... chỉ một lời yêu

Con sông Cầu trong quan họ đẹp ráng chiều
Cứ dịu dàng như em - cô gái vùng Kinh Bắc
Xui ta gặp mình giữa cao nguyên Đắk Lắk
Gặp quê hương trên mọi quê hương.


1/1979

Nghe câu quan họ trên cao nguyên - Vũ Thiết

 

Tipvatit

Xe hơi
Biển số
OF-713419
Ngày cấp bằng
17/1/20
Số km
134
Động cơ
85,305 Mã lực
Với rất nhiều người, Ngày xưa Hoàng thị là một ca khúc đã đồng hành và đi vào ký ức cho một thủa vấn vương tuổi học trò.

Ngày xưa Hoàng thị do thi sĩ Phạm Thiên Thư sáng tác để hoài niệm về mối tình thầm lặng với cô bạn cùng lớp Hoàng thị Ngọ, sau được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc. Dù trong thơ thì sĩ có nói đến tặng hoa cho "em" nhưng thực tế "anh" chỉ dám lặng lẽ đi sau cô mỗi buổi tan học về...

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở

Thương ơi vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ

Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ôi mối tình đầu
Như đi trên cát ....

 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực
Nhiều quá, nhà em theo dõi không kịp, hông biết bài này có chưa?

Đường chúng ta đi – thơ Xuân Sách, nhạc Huy Du. Tìm bài thơ mà chưa ra, thấy cụ Huy Du có nói: “bài Việt Nam trên đường chúng ta đi, thực tế câu:
Miền Nam ơi! Miền Nam
Ôi bóng dừa xanh, ôi bóng dừa xanh
Những đỉnh núi khuất mây mù xa tắp
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc
Ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên…”

Đây là các câu thơ không phải nguyên xi của Xuân Sách. Khi viết lời, tôi có mượn cả thơ của Hoàng Trung Thông”

Bài này nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công nhưng tôi vẫn thích nghe Doãn Tần hát trong bản thu đầu.
Em chợt nhớ NS Huy Du còn phổ 1 bài thơ nữa của NT Xuân Sách, mà em cũng chưa tìm thấy bài thơ gốc:
Cùng anh tiến quân trên đường dài
Thơ: Xuân Sách
Nhạc: Huy Du

 

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
3,282
Động cơ
529,129 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Một nhà thơ thì có thể học thêm nhạc để trở thành 1 nhạc sĩ, chứ điều ngược lại e thấy cũng hiếm. Tuy nhiên, 1 tác phẩm nhạc hay thường xuất hiện khi nhà thơ và nhạc sĩ là hai ng khác nhau
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,582
Động cơ
305,841 Mã lực
Nổi lửa lên em
- Thơ: Giang Lam
- Nhạc: Huy Du


 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top