[Funland] Những bài Thơ được phổ Nhạc

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,599
Động cơ
305,924 Mã lực
Em chờ mấy hôm không thấy cụ nào nhắc đến.
Mùa thu chết - Nhạc Phạm Duy, thơ L'Adieu của Guillaume Apollinaire, bản dịch Lời Vĩnh biệt của Bùi Giáng
Cụ có bài nào ko trùng trong thớt thì cứ post cho vui ah :)
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,590
Động cơ
758,557 Mã lực
Bài hát này, bài thơ này có liên quan đến tiểu thuyết của LX "trông chết cười ngạo nghễ' em đọc hồi bé tí.
Điều đó rồi xảy ra, em biết và em biết

Một mai anh chiến thắng trở về

Đôi vai gầy và đôi mắt sâu

Tóc đã điểm bạc, làn da nay rạm màu sương gió

Bởi chiến tranh, bởi chiến tranh đâu phải trò đùa

….

Anh người chiến sĩ và chiếc áo năm tháng dãi dầu

Anh người chiến sĩ và chiếc áo mưa nắng bạc màu

Đôi tay bâng khuâng nâng cành hoa tím

Và anh nói tặng em mùa xuân
Đây là lời bài hát Mùa Xuân của nhạc sỹ Phạm minh Tuấn phổ nhạc qua lời thơ của nữ thi sĩ Liên Xô. Bài hát này ra đời cách đây đã hơn 40 năm.
Hay quá bác :). Thế là có đáp án cho bác hỏi cái này ở #3.
Tks bác & mời bác 1 ly :) ~o)
 

Breezy_1

Đi bộ
Biển số
OF-840376
Ngày cấp bằng
19/9/23
Số km
2
Động cơ
24 Mã lực
ANH CÒN NỢ EM (Nhà thơ Phạm Thành Tài)

Anh còn nợ em
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm

Anh còn nợ em
Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm

Anh còn nợ em
Chim về núi Nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm

Anh còn nợ em
Nụ hôn vội vàng
Nụ hôn vội vàng
Nắng chói qua song

Anh còn nợ em
Con tim bối rối
Con tim bối rối
Anh còn nợ em

Và còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em.


Bài hát ANH CÒN NỢ EM (Nhạc sỹ Anh Bằng)
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,599
Động cơ
305,924 Mã lực
ANH CÒN NỢ EM (Nhà thơ Phạm Thành Tài)

Anh còn nợ em
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm

Anh còn nợ em
Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm

Anh còn nợ em
Chim về núi Nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm

Anh còn nợ em
Nụ hôn vội vàng
Nụ hôn vội vàng
Nắng chói qua song

Anh còn nợ em
Con tim bối rối
Con tim bối rối
Anh còn nợ em

Và còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em.


Bài hát ANH CÒN NỢ EM (Nhạc sỹ Anh Bằng)
Mời bác 1 ly :) ~o)
 

Breezy_1

Đi bộ
Biển số
OF-840376
Ngày cấp bằng
19/9/23
Số km
2
Động cơ
24 Mã lực
PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM
(Lời thơ Nguyên Sa, phổ nhạc Ngô Thụy Miên)

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?

Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút suơng sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa...

Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay

Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em?

Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?...

 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,590
Động cơ
758,557 Mã lực
Không biết bài hát này có phải từ thơ không nhưng em rất thích.
Hồi ấy anh trai em đi lính. Đêm chia tay đám bạn ổng hát. Thích đến bây giờ.
.
Tt từ 1 blog

Có phải bài hát “Chàng trai khó tính” là nhạc Nga?
lvluat / 19/12/2013
Bài nhạc đã có một thời nhiều thanh niên hát và chép trong sổ tay!

Đây là một bản tiếng Việt do Long Nhật trình bày: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Chang-Trai-Kho-Tinh-Long-Nhat/ZWZCUBAE.html

Tuy nhiên cách hát của Long Nhật hơi khác ngày xưa nên cảm giác không hay!

Lời bài hát: Chàng trai khó tính

Người yêu ơi giờ sắp xa rồi,
chân bước đi mà lòng vẫn chưa yên
Trời biên cương rợp áng mây hồng,
cỏ non xanh vờn bay trong gió
Ngày chia tay hẹn sẽ quay về,
người yêu ơi xin vẹn giữ câu thề.
Đừng yêu ai ngoài anh em nhé,
đừng đi với ai dù là trai hay gái!
Đừng trao thư hoặc nắm tay người
và từng nhìn chung một ánh trăng thề
Đừng mê say lời thơ đắm đuối,
đừng tha thiết nghe khúc nhạc u buồn.

Bạn thân ơi mình sắp xa rồi,
chân bước đi mà lòng vẫn chưa yên
Trời biên cương chờ đón bao người,
làm thân trai ngại gì sương gió
Bạn thân ơi bạn hãy nhớ lời,
người yêu tôi bạn chớ ngó cười.
Đừng sang chơi nhà khi tôi vắng,
đừng đưa nón che dù mưa hay nắng.
Đừng khen chê màu mắt nhung huyền,
Cùng mọi người thân bạn nhắn cho rằng
Đừng ai yêu người con gái ấy,
Vì đó chính là người tôi đã yêu rồi!

Mấy hôm trước, nhân kỷ niệm Cách mạng tháng mười Nga, mình có đi lục lọi tìm lại những bài hát Nga ngày xưa (bản gốc tiếng Nga) trong đó cũng muốn đi tìm bài này nhưng tìm mãi chẳng thấy chỉ thấy mỗi bài lời Việt của Long Nhật ở trên! Vô tình hôm nay lại tìm ra nguồn gốc của bài này!

Theo [2], bài hát “Chàng trai khó tính” lưu truyền lâu nay vốn là một bài bị “biến dạng” từ bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” (Вечный огонь), hay còn được biết đến nhiều hơn theo câu đầu tiên của bài, là “Những anh hùng của một thời quá khứ” (От героев былых времен). Đây là một bài hát trong bộ phim “Những sỹ quan” (Офицеры), do hãng phim truyện Goorky (Киностудия им.М.Горького) của Liên xô sản xuất năm 1971. nghe bài hát tại đây:

Bài hát có lời Nga như sau:

Вечный огонь

От героев былых времен
Не осталось порой имен.
Те, кто приняли смертный бой,
Стали просто землей и травой…

Только грозная доблесть их
Поселилась в сердцах живых.
Этот вечный огонь, нам завещан и одним,
Мы в груди храним.

Погляди на моих бойцов –
Целый свет помнит их в лицо.
Вот застыл батальон в строю…
Снова старых друзей узнаю.

Хоть им нет двадцати пяти,
Трудный путь им пришлось пройти.
Это те, кто в штыки поднимался как один,
Те, кто брал Берлин!

Нет в России семьи такой,
Где не памятен был свой герой.
И глаза молодых солдат
С фотографий увядших глядят…

Этот взгляд, словно высший суд,
Для ребят, что сейчас растут.
И мальчишкам нельзя ни солгать, ни обмануть,
Ни с пути свернуть!

Lời thơ (dịch bởi tuntin trong [2]):

Ngọn lửa vĩnh hằng.

Những anh hùng của một thời quá khứ
Cả họ tên cũng chẳng giữ lại đây.
Họ dấn thân vào chiến trường rực lửa,
Rồi hóa mình thành đất bụi, cỏ cây…

Chỉ để lại vầng hào quang chói lọi
Lưu giữa lòng người sống sót trở về.
Chỉ ngọn lửa vĩnh hằng luôn chiếu rọi,
Trong tim ta ủ ấm mãi lời thề.

Hãy nhìn xem kìa bao nhiêu chiến sỹ –
Khuôn mặt ngời bên ánh lửa vẹn nguyên.
Như đội hình đã sẵn sàng vũ khí…
Tựa bạn ta xưa tráng chí triền miên.

Thuở hai mươi tuổi thanh xuân tươi tốt,
Vượt chặng đường gian khổ với niềm tin.
Xốc lưỡi lê cả hàng người như một,
Băng băng về phía trước đoạt Berlin!

Cả nước Nga bao gia đình tưởng nhớ
Người thân yêu đã ngã bởi đất này.
Với đôi mắt dịu dàng trên ảnh cũ
Họ vẫn dõi nhìn lớp trẻ hôm nay…

Những ánh mắt như những lời nhắc gọi
Thế hệ tương lai tiếp nối vươn cao.
Những thanh niên không thể nào lừa dối,
Không thể nào lạc lối bởi gian lao.

Theo tunitn ([2]), trước 1975 đã có lưu truyền một bài hát được khẳng định là nhạc phim của Nga với lời và tựa như sau (thời đó phương tiện truyền thông chính là “miệng” và “sổ tay” thôi):

Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào

Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào,
Mà chân bước đi lòng vẫn nao nao.
Đường ra biên cương xưa thắm máu hồng,
Cỏ non xanh xanh bây giờ vờn theo gió…

Ngàn nhớ thương vẫn ghi mãi trong hồn,
Người em yêu xin đừng vội u buồn.
Vì tình yêu cho Tổ quốc, thôi thúc ta giữ gìn quê hương,
Dẫu hy sinh không sờn…

Lời bài hát này cũng có phần giống với bản gốc bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” nhưng cũng có phần giống bài “Chàng trai khó tính”!

Xem ra bài hát “Chàng trai khó tính” vốn xuất phát từ bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” nhưng cả phần lời và phần nhạc đều đã thay đổi khá nhiều – chính vì vậy mà đã mất rất nhiều công tìm kiếm lời Nga bài này nhưng đều không thấy!

Cũng trong lúc tìm hiểu về bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” thì lại thấy một bài hát ngày xưa cũng hay hát: “Những cô gái Ba-lan xinh đẹp” có đoạn thế này:

Ơi cô nàng rất xinh đẹp
Đi tung tăng trên đường
Lòng tôi yêu cô tha thiết
Sao cô em như không biết
Tôi đây muốn phát điên

Ơi anh chàng rất si tình
Tôi không yêu anh mà
Mời anh đi yêu cô khác
Trông xinh tươi hơn tôi sẽ
Yêu anh thắm thiết hơn
….

Còn nữa mà chưa tìm ra! Hy vọng sẽ có một lúc nào đó tìm ra!

14/11/2018: Tìm một hồi thấy bài “Cô gái bắc Kỳ” này: https://highresolutionmusic.com/song/co-gai-bac-ky-12248238

Rất giống bài “Những cô gái Ba Lan”!?!?!?

[1] http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=169&page=19
[2] http://nhaccachmang.net/forum/index.php?s=398dd915d0fd2642b8c2f7c303093a24&showtopic=3111&st=240&p=36096&#entry36096
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,599
Động cơ
305,924 Mã lực
(Nhân dịp lễ Vu Lan)

Bông hồng cài áo
Tùy bút Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh - tác phẩm nổi tiếng làm nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm cùng tên của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ:

Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ.
Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến:
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.

Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.
Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.
Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.
Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"
Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi người cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.
Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!
Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.
Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.
Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Để chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.
Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.

NHẤT HẠNH (1962)


 
Chỉnh sửa cuối:

Nam việt nam

Xe buýt
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
918
Động cơ
103,044 Mã lực
Tuổi
48
Lò ngân Sủn
(Ngày xưa Em chả tin có ông nào họ tên như vậy nữa chứ)

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá như tình yêu đôi ta
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió như trời quê biên cương
Em ơi có nơi nào đẹp hơn
Chiều biên giới khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sớ ra cây lúa lượn bậc thang mây
Mùi tỏa ngát hương bay
Chiều biên giới em ơi
Nhớ bao điều thân thương
Đôi ta cùng chiến hào
Tình yêu đẹp tiếng hát giữa đất trời quê ta
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá như tình yêu đôi ta
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió như trời quê biên cương
Em ơi giữa nông trường lộng gió
Tình gắn bó nghe cuộc đời say nồng
Như trời rộng mênh mông ánh chiều tà bâng khuâng
Một lời hát đang dâng
Chiều biên giới em ơi
Nhớ bao điều thân thương
Đôi ta cùng chiến hào
Tình yêu đẹp tiếng hát giữa đất trời quê ta
Em ơi có nơi nào đẹp hơn
Chiều biên giới khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sớ ra cây lúa lượn bậc thang mây
Mùi tỏa ngát hương bay
Chiều biên giới em ơi
Nhớ bao điều thân thương
Đôi ta cùng chiến hào
Tình yêu đẹp tiếng hát giữa đất trời quê
Em trứoc ở gần nhà bác í
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,726
Động cơ
-393,249 Mã lực
Bài thơ gốc:

ĐÊM HÀ NỘI
Tác giả: Đoàn Mạnh Phương

Ta mến yêu Hà Nội về đêm
Sau ông ã thường ngày, có một Hà Nội khác
Không xô bồ, bon chen, gấp gáp
giữa êm đềm
thành phố thật mình hơn...

Đêm mơ màng, đêm mượt như nhung
Mặt trời ngủ trong căn phòng khép cửa
Thành phố thức với bao điều quyến rũ
Dạ hương bay
mơ mộng một tình yêu...

Đèn tỏa sáng, xanh mềm trên ngõ lối
gió dịu dàng ve vuốt say mê
Ta gõ cửa trở lại
thời yêu dấu
Tận cùng đêm
hào phóng đón ta về...

Ta ao ước
sau một ngày mệt mỏi
Hà Nội có giây phút để được thật là mình
Thành phố sống
với từng trang cổ tích
Xin được yêu Người
như yêu một người yêu...

HÀ NỘI ĐÊM
Nhạc sỹ: An Thuyên


Ta mến yêu Hà nội vào đêm sau biết bao bộn bề hối hả
Ta mến yêu Hà nội vào đêm
Giữa êm đềm thành phố thật mình hơn.
Đêm mơ màng đêm mượt như nhung
Mặt trời ngủ trong căn phòng khép cửa
Thành phố thức với bao điều kỷ niệm
Dạ hương bay mơ mộng một tình yêu.
Đèn tỏa sáng lên nền trên ngõ lối
Gió dịu dàng ve vuốt say mê
Ta gõ cửa trở lại thời yêu dấu
Tận cùng đêm hào phóng đón ta về.
Sương thả giọt êm đềm trên mái phố, thả giọt êm đềm
Hà nội đêm, Hà nội đêm.
Em vừa nhờ AI phổ nhạc cho bài thơ này, các cụ thử thẩm xem ok không

1723963117947.png


 

Mansion.68

Xe tải
Biển số
OF-835320
Ngày cấp bằng
13/6/23
Số km
473
Động cơ
8,261 Mã lực
Tuổi
40
Từ năm 2009 tới giờ anh có cái thú lang thang chụp ảnh cảnh mua bán ngày tết và đó cũng là cách thưởng tết
Giờ em nghe những bài Mùa xuân đầu tiên, Mùa xuân nho nhỏ, Mùa chim én bay vẫn cứ có cảm giác xốn xang, xao xuyến, pha chút hoài niệm, chút tiếc nuối có thể không được thấy nữa của 1 thời xưa cũ cụ Chã ạ.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,599
Động cơ
305,924 Mã lực
-Thơ: Cho một ngày sinh - Đoàn Thị Tảo

Thế là chị ơi
Rụng bông gạo đỏ
Ô hay trời không nín gió
Cho ngày chị sinh

Ngày chị sinh trời cho làm thơ
Cho nét buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làm một câu hát cổ,
Để người lý lơi

Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan


- Nhạc: Chị tôi - Trọng Đài

 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,726
Động cơ
-393,249 Mã lực
THU HÀ NỘI
Tác giả: Võ Sơn Lâm

Gửi cho em khúc Tình Thu Hà Nội

Dẫu muộn màng nhưng chẳng vội đâu em

Bởi tình anh luôn rực cháy khát thèm

Đêm Thu mơ cùng em đi dạo phố…

Em khéo đùa chúng mình mang duyên nợ

Kiếp luân hồi chẳng sợ nhé anh ơi

Trót yêu anh là do số tại trời

Se chỉ thắm chung đôi nào em biết

Câu nói hồn nhiên, sao mà da diết

Anh nhủ lòng, liệu có thiệt không em…

Tiếng Thu rơi xào xạc nỗi khát thèm

Bản tình ca đem theo mùa Thu nhớ…

Hà Nội Mùa Thu

Mùa Thu trăn trở!

 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
449
Động cơ
10,425 Mã lực
Có lẽ phổ nhạc cho thơ khó nhất là khi phổ cho thơ của lãnh đạo.

Các cụ bây giờ chắc ít được nghe bài Tiến lên chiến sĩ đồng bào, nhạc sĩ Huy Thục phổ thơ chúc Tết của Hồ Chủ Tịch:

Đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cũng từng có bài hát phổ thơ Tố Hữu:

Khoảng những năm 70, nhạc sĩ Phạm Tuyên có bài Khi ta có mặt trời chân lý theo ý thơ Tố Hữu, khá thành công.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Bảnh

Xe tải
Biển số
OF-866082
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
225
Động cơ
993,527 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Khoái Châu
Bài này cũng giữ nguyên trạng bài thơ cụ nhỉ

-Thơ: Cho một ngày sinh - Đoàn Thị Tảo

Thế là chị ơi
Rụng bông gạo đỏ
Ô hay trời không nín gió
Cho ngày chị sinh

Ngày chị sinh trời cho làm thơ
Cho nét buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làm một câu hát cổ,
Để người lý lơi

Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan


- Nhạc: Chị tôi - Trọng Đài

 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,599
Động cơ
305,924 Mã lực
THU HÀ NỘI
Tác giả: Võ Sơn Lâm

Gửi cho em khúc Tình Thu Hà Nội

Dẫu muộn màng nhưng chẳng vội đâu em

Bởi tình anh luôn rực cháy khát thèm

Đêm Thu mơ cùng em đi dạo phố…

Em khéo đùa chúng mình mang duyên nợ

Kiếp luân hồi chẳng sợ nhé anh ơi

Trót yêu anh là do số tại trời

Se chỉ thắm chung đôi nào em biết

Câu nói hồn nhiên, sao mà da diết

Anh nhủ lòng, liệu có thiệt không em…

Tiếng Thu rơi xào xạc nỗi khát thèm

Bản tình ca đem theo mùa Thu nhớ…

Hà Nội Mùa Thu

Mùa Thu trăn trở!

Rất hợp với không khí mùa Thu đang tới cụ nhỉ
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,599
Động cơ
305,924 Mã lực
Không biết bài hát này có phải từ thơ không nhưng em rất thích.
Hồi ấy anh trai em đi lính. Đêm chia tay đám bạn ổng hát. Thích đến bây giờ.
.
Tt từ 1 blog

Có phải bài hát “Chàng trai khó tính” là nhạc Nga?
lvluat / 19/12/2013
Bài nhạc đã có một thời nhiều thanh niên hát và chép trong sổ tay!

Đây là một bản tiếng Việt do Long Nhật trình bày: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Chang-Trai-Kho-Tinh-Long-Nhat/ZWZCUBAE.html

Tuy nhiên cách hát của Long Nhật hơi khác ngày xưa nên cảm giác không hay!

Lời bài hát: Chàng trai khó tính

Người yêu ơi giờ sắp xa rồi,
chân bước đi mà lòng vẫn chưa yên
Trời biên cương rợp áng mây hồng,
cỏ non xanh vờn bay trong gió
Ngày chia tay hẹn sẽ quay về,
người yêu ơi xin vẹn giữ câu thề.
Đừng yêu ai ngoài anh em nhé,
đừng đi với ai dù là trai hay gái!
Đừng trao thư hoặc nắm tay người
và từng nhìn chung một ánh trăng thề
Đừng mê say lời thơ đắm đuối,
đừng tha thiết nghe khúc nhạc u buồn.

Bạn thân ơi mình sắp xa rồi,
chân bước đi mà lòng vẫn chưa yên
Trời biên cương chờ đón bao người,
làm thân trai ngại gì sương gió
Bạn thân ơi bạn hãy nhớ lời,
người yêu tôi bạn chớ ngó cười.
Đừng sang chơi nhà khi tôi vắng,
đừng đưa nón che dù mưa hay nắng.
Đừng khen chê màu mắt nhung huyền,
Cùng mọi người thân bạn nhắn cho rằng
Đừng ai yêu người con gái ấy,
Vì đó chính là người tôi đã yêu rồi!

Mấy hôm trước, nhân kỷ niệm Cách mạng tháng mười Nga, mình có đi lục lọi tìm lại những bài hát Nga ngày xưa (bản gốc tiếng Nga) trong đó cũng muốn đi tìm bài này nhưng tìm mãi chẳng thấy chỉ thấy mỗi bài lời Việt của Long Nhật ở trên! Vô tình hôm nay lại tìm ra nguồn gốc của bài này!

Theo [2], bài hát “Chàng trai khó tính” lưu truyền lâu nay vốn là một bài bị “biến dạng” từ bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” (Вечный огонь), hay còn được biết đến nhiều hơn theo câu đầu tiên của bài, là “Những anh hùng của một thời quá khứ” (От героев былых времен). Đây là một bài hát trong bộ phim “Những sỹ quan” (Офицеры), do hãng phim truyện Goorky (Киностудия им.М.Горького) của Liên xô sản xuất năm 1971. nghe bài hát tại đây:

Bài hát có lời Nga như sau:

Вечный огонь

От героев былых времен
Не осталось порой имен.
Те, кто приняли смертный бой,
Стали просто землей и травой…

Только грозная доблесть их
Поселилась в сердцах живых.
Этот вечный огонь, нам завещан и одним,
Мы в груди храним.

Погляди на моих бойцов –
Целый свет помнит их в лицо.
Вот застыл батальон в строю…
Снова старых друзей узнаю.

Хоть им нет двадцати пяти,
Трудный путь им пришлось пройти.
Это те, кто в штыки поднимался как один,
Те, кто брал Берлин!

Нет в России семьи такой,
Где не памятен был свой герой.
И глаза молодых солдат
С фотографий увядших глядят…

Этот взгляд, словно высший суд,
Для ребят, что сейчас растут.
И мальчишкам нельзя ни солгать, ни обмануть,
Ни с пути свернуть!

Lời thơ (dịch bởi tuntin trong [2]):

Ngọn lửa vĩnh hằng.

Những anh hùng của một thời quá khứ
Cả họ tên cũng chẳng giữ lại đây.
Họ dấn thân vào chiến trường rực lửa,
Rồi hóa mình thành đất bụi, cỏ cây…

Chỉ để lại vầng hào quang chói lọi
Lưu giữa lòng người sống sót trở về.
Chỉ ngọn lửa vĩnh hằng luôn chiếu rọi,
Trong tim ta ủ ấm mãi lời thề.

Hãy nhìn xem kìa bao nhiêu chiến sỹ –
Khuôn mặt ngời bên ánh lửa vẹn nguyên.
Như đội hình đã sẵn sàng vũ khí…
Tựa bạn ta xưa tráng chí triền miên.

Thuở hai mươi tuổi thanh xuân tươi tốt,
Vượt chặng đường gian khổ với niềm tin.
Xốc lưỡi lê cả hàng người như một,
Băng băng về phía trước đoạt Berlin!

Cả nước Nga bao gia đình tưởng nhớ
Người thân yêu đã ngã bởi đất này.
Với đôi mắt dịu dàng trên ảnh cũ
Họ vẫn dõi nhìn lớp trẻ hôm nay…

Những ánh mắt như những lời nhắc gọi
Thế hệ tương lai tiếp nối vươn cao.
Những thanh niên không thể nào lừa dối,
Không thể nào lạc lối bởi gian lao.

Theo tunitn ([2]), trước 1975 đã có lưu truyền một bài hát được khẳng định là nhạc phim của Nga với lời và tựa như sau (thời đó phương tiện truyền thông chính là “miệng” và “sổ tay” thôi):

Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào

Bạn thân yêu ơi giờ đã nơi nào,
Mà chân bước đi lòng vẫn nao nao.
Đường ra biên cương xưa thắm máu hồng,
Cỏ non xanh xanh bây giờ vờn theo gió…

Ngàn nhớ thương vẫn ghi mãi trong hồn,
Người em yêu xin đừng vội u buồn.
Vì tình yêu cho Tổ quốc, thôi thúc ta giữ gìn quê hương,
Dẫu hy sinh không sờn…

Lời bài hát này cũng có phần giống với bản gốc bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” nhưng cũng có phần giống bài “Chàng trai khó tính”!

Xem ra bài hát “Chàng trai khó tính” vốn xuất phát từ bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” nhưng cả phần lời và phần nhạc đều đã thay đổi khá nhiều – chính vì vậy mà đã mất rất nhiều công tìm kiếm lời Nga bài này nhưng đều không thấy!

Cũng trong lúc tìm hiểu về bài “Ngọn lửa vĩnh hằng” thì lại thấy một bài hát ngày xưa cũng hay hát: “Những cô gái Ba-lan xinh đẹp” có đoạn thế này:

Ơi cô nàng rất xinh đẹp
Đi tung tăng trên đường
Lòng tôi yêu cô tha thiết
Sao cô em như không biết
Tôi đây muốn phát điên

Ơi anh chàng rất si tình
Tôi không yêu anh mà
Mời anh đi yêu cô khác
Trông xinh tươi hơn tôi sẽ
Yêu anh thắm thiết hơn
….

Còn nữa mà chưa tìm ra! Hy vọng sẽ có một lúc nào đó tìm ra!

14/11/2018: Tìm một hồi thấy bài “Cô gái bắc Kỳ” này: https://highresolutionmusic.com/song/co-gai-bac-ky-12248238

Rất giống bài “Những cô gái Ba Lan”!?!?!?

[1] http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=169&page=19
[2] http://nhaccachmang.net/forum/index.php?s=398dd915d0fd2642b8c2f7c303093a24&showtopic=3111&st=240&p=36096&#entry36096
Post này của cụ chất quá :)
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
500
Động cơ
539,651 Mã lực
Do chất lượng ghi âm của thời đó không tốt đấy cụ.
Những ca sĩ gạo cội, đỉnh của chóp: Thanh Huyền, Tường Vi, Lê Dung, Vũ Dậu,... có những bản ghi thời ấy nghe cũng rất a xít chanh :)
Mời cụ nghe bài Cô gái Sài Gòn đi tải đạn qua song ca của nữ NSND Thanh Huyền và NSƯT Vũ Dậu

Những bài hát thu từ thời chống Mỹ, mà cho các thế hệ bây giờ thì đúng không nghe nổi, mỗi thời mội khác. Chỉ có những Cụ từ thời đó nghe còn có cảm xúc, vì đó là mội thời tuổi trẻ. Lại nói đến những bài hát được thu trong phòng thu, nó khác xa với nghe hát live. Có lần nhà em mạnh dạn bỏ tiền mua vé xem hát ở Nhà hát "nhớn" Hà Nội, chương trình Mùa Thu do 4 DiVa VN biểu diễn, nghe thấy khác trong đĩa, cứ "phào phào", vợ thì tiếc tiền... mất thời gian. Sau này em mới biết, trong phòng thu, người ta Mix các kiểu nên nghe hay hơn. Thời trẻ, em cũng hay tham gia " văn nghệ quần chùng", có lần hát tập thể, phải đến phòng thu để hát nhép, do đề phòng bạn hát chính không lên được đoạn lên cao, hỏng hết bánh kẹo. Em thấy bạn âm thanh sau khi thu âm nói bạn hát kia " em cho chị lên nửa tông nhé mới hay". Lúc đó em mới hiểu trong phòng thu họ muốn hay thì do cả công của phòng thu nữa.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,853
Động cơ
3,307,561 Mã lực
Những bài hát thu từ thời chống Mỹ, mà cho các thế hệ bây giờ thì đúng không nghe nổi, mỗi thời mội khác. Chỉ có những Cụ từ thời đó nghe còn có cảm xúc, vì đó là mội thời tuổi trẻ. Lại nói đến những bài hát được thu trong phòng thu, nó khác xa với nghe hát live. Có lần nhà em mạnh dạn bỏ tiền mua vé xem hát ở Nhà hát "nhớn" Hà Nội, chương trình Mùa Thu do 4 DiVa VN biểu diễn, nghe thấy khác trong đĩa, cứ "phào phào", vợ thì tiếc tiền... mất thời gian. Sau này em mới biết, trong phòng thu, người ta Mix các kiểu nên nghe hay hơn. Thời trẻ, em cũng hay tham gia " văn nghệ quần chùng", có lần hát tập thể, phải đến phòng thu để hát nhép, do đề phòng bạn hát chính không lên được đoạn lên cao, hỏng hết bánh kẹo. Em thấy bạn âm thanh sau khi thu âm nói bạn hát kia " em cho chị lên nửa tông nhé mới hay". Lúc đó em mới hiểu trong phòng thu họ muốn hay thì do cả công của phòng thu nữa.
Nghe nhạc trong nhà hát Lớn HN là nghe "âm thanh Vòm", cũng đỉnh rồi đấy cụ
Chất lượng thiết bị và các yếu tố kỹ thuật trong trong phòng thu quan trọng mà cụ.

Em từng nghe và chứng kiến vài ca sĩ khi được đề nghị hát tại hiện trường bài tủ của mình còn thua xa những giọng hát Văn nghệ quần chúng, nhưng nghe băng, đĩa của họ thì khác hẳn.
Hay như mấy bạn hát loa kẹo kéo bán hàng rong thôi, thay micro, ko có bộ thiết bị đi kèm thì nghe họ hát như đọc chứ không ngân nga, luyến láy như ca sĩ được đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top