Trong này các cụ tranh luận nhiều về lưng và bụng. em cũng có kỷ niệm về điều này, nó chỉ khác chút. hôm em đi học lái cùng với thầy già ở Lương Sơn, Hòa Bình, trước khi vào cung đường này thầy yêu cầu em dừng lại bên đường và thầy có dặn "trái bám lưng, phải hở bụng" cụ thể là: kiểu đi này chỉ áp dụng ở đường quanh co,vùng trung du hoặc những nơi có địa hình gần giống thế này. Lưng với bụng là của con đường chứ không phải của thành xe. Việc bám lưng (bên có bán kính lớn) hay hở bụng (bên có bán kính nhỏ) chủ yếu thực hiện bên phần đường của mình, hở bụng thì có thể cho phép xe lấn sang bên kia 1 chút rồi về ngay nếu chỗ đó là vạch đứt. Em chạy được 1 đoạn thì hiểu mục đích chính của kiểu đi này, chỗ có cua gắt là để tăng góc quan sát, phát hiện xe đi ngược chiều sớm hơn. những chỗ cua đó thường bị cây cối hoặc đồi núi che, tầm nhìn bị hạn chế, nên nếu đặt xe vào vị trí đó tức là góc nhìn khác đi, mắt mình phát hiện xe đi ngược chiều xa hơn, sớm hơn, có thời gian xử lý dài hơn. tránh bị giật mình ngay chỗ khúc cua. không biết các cụ khi học có được dạy thế không?