[Thảo luận] Nhờ tư vấn đạp đèo Ô Quy Hồ

Biển số
OF-799469
Ngày cấp bằng
6/12/21
Số km
430
Động cơ
19,662 Mã lực
Tuổi
40
Tháng 10 em dự định đạp xe đi đèo Ô Quy Hồ.
Em xin thỉnh giáo các cụ đã leo đèo này rồi ít kinh nghiệm:
1. Lựa chọn dòng xe nào phù hợp: mtb hay touring. Em tính chơi liều đạp em này
FB_IMG_1657336561393.jpg



Liệu có nổi ko? Leo đèo em ko sợ, e chỉ sợ đổ dốc thôi.

2. Các điểm cần lưu ý khi leo đèo, đổ đèo: về kĩ thuật đạp lên đèo sao cho ko phí sức; xuống dốc sao cho an toàn.

3. Đồ nghề cần mang theo để sửa xe là gì?

Em đội ơn các cụ.
 

thuyphongthanh

Xe lăn
Biển số
OF-190452
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
13,031
Động cơ
440,922 Mã lực
Cụ Hoang Tran HMA tư vấn cho mợ ấy.
 

Máy cắt cỏ

Xe tăng
Biển số
OF-65259
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
1,159
Động cơ
-8,057 Mã lực
Phanh V đổ đèo cao và dài em nghĩ không đảm bảo, má phanh V bằng cao su thì khó mà bền bằng má phanh đĩa bằng hợp kim
 

Ginkgo

Xe buýt
Biển số
OF-332530
Ngày cấp bằng
24/8/14
Số km
792
Động cơ
282,914 Mã lực
E cũng hóng kinh nghiệm đổ dốc dài của các cao nhân
 

Tuổi gì

Xe hơi
Biển số
OF-442582
Ngày cấp bằng
4/8/16
Số km
129
Động cơ
211,621 Mã lực
Tuổi
34
Tháng 10 em dự định đạp xe đi đèo Ô Quy Hồ.
Em xin thỉnh giáo các cụ đã leo đèo này rồi ít kinh nghiệm:
1. Lựa chọn dòng xe nào phù hợp: mtb hay touring. Em tính chơi liều đạp em này
FB_IMG_1657336561393.jpg



Liệu có nổi ko? Leo đèo em ko sợ, e chỉ sợ đổ dốc thôi.

2. Các điểm cần lưu ý khi leo đèo, đổ đèo: về kĩ thuật đạp lên đèo sao cho ko phí sức; xuống dốc sao cho an toàn.

3. Đồ nghề cần mang theo để sửa xe là gì?

Em đội ơn các cụ.
Sơ qua về địa lý đèo O-quy-ho (đèo Mây), dài 40km từ tp Lao-kai (đ.cao 200m) đến trạm Tôn (đỉnh đèo, đ.cao 2000m) & 30km từ trạm Tôn đến tt Tam đường (đ.cao 700m), tổng 70km.
Quy đổi Nam _ Bắc cho dễ hình dung, thì Mây giống đèo Mimosa (độ dốc khoảng 7%) mà dài gần gấp ba.
1_Cấu hình xe có group Mtb (đĩa nhỏ 22-24, líp to 32-36) thì leo thoải mái. Xe trên hình e nhìn ko rõ group j, nhưng cứ group >3*7 mà chân to thì cũng ko ngại. Chỉ ngại cái phanh V mà đi với vành 2 lớp mỏng déo, thì sau chuyến này coi là xong đôi vành… (vẫn đi bonbon, nhưng chớ để sụm ổ gà :)) nhé)
2_Kinh nghiệm leo… thì em ko có, nhưng với độ dốc này nói chung là bình thường mà (nó nằm trong tứ đại đỉnh đèo VN, chả qua vì dài thôi). Nếu mợ chưa dầy sức lắm, cứ duy trì chỗ nào dốc thì giữ chậm, vận tốc tối đa 5-6km/h, (chỗ dốc vừa & đg bằng thì cứ bung lụa mà đi thôi). Cứ đi từ từ là khắc đến, không dốc lắm đâu!.
Đổ đèo: theo quan điểm của em, ko phải cứ rù rù 15_20km/h & bóp phanh nhiều là tốt đâu. Mà nên đi với tốc độ lớn nhất mà tầm quan sát & xe mình, có thể xử lý đc + chất lượng đường nữa. Với xe cỏ (của em) nhiều đoạn đg tốt, tầm nhìn 200m thì có thể cho trôi đến 60km/h.
3_Do đường cũng ko có j nên đồ sửa xe thì chuẩn bị như b.thường thôi. Những đồ tiêu hao ít kiểu như lốp, má phanh nếu cũ quá thì thay trc ở nhà, ko cần đem dự trữ đâu (săm & dây phanh thì nên).
 

DV2004

Xe tăng
Biển số
OF-32300
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,238
Động cơ
1,129,880 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kinh nghiệm của E là đi dài thì nên có túi kẹo lạc. Cứ 1 lúc bẻ miếng ăn, lâu hết pin hơn hẳn. Xe trong ảnh là được rồi vì cũng là hàng hãng, chất lượng chắc ổn, nếu là phanh đĩa thì yên tâm hơn. Đi xa thì nên có đồng đội chứ tháng 10 đường phía Bắc là tối sớm và có tí sương mù rồi.
 
Biển số
OF-799469
Ngày cấp bằng
6/12/21
Số km
430
Động cơ
19,662 Mã lực
Tuổi
40
Em cảm ơn các cụ. E đi với đồng đội ạ. Mấy anh e bay từ trong Nam ra HN , thuê oto chở người + xe tới chân đèo rồi đạp. Do có mình em là gái nên có tí hoang mang.
E ko sợ leo dốc mà e sợ đổ dốc, thắng (phanh) mà hư chỉ có nước dắt bộ.
 

dongdateh

Xe hơi
Biển số
OF-808326
Ngày cấp bằng
15/3/22
Số km
174
Động cơ
6,105 Mã lực
Em cảm ơn các cụ. E đi với đồng đội ạ. Mấy anh e bay từ trong Nam ra HN , thuê oto chở người + xe tới chân đèo rồi đạp. Do có mình em là gái nên có tí hoang mang.
E ko sợ leo dốc mà e sợ đổ dốc, thắng (phanh) mà hư chỉ có nước dắt bộ.
Lỡ thuê oto rồi thì thuê hộ tống theo luôn, ai hư xe thì hốt lên oto :)
 

X113

Xe buýt
Biển số
OF-295104
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
751
Động cơ
532,324 Mã lực
Sơ qua về địa lý đèo O-quy-ho (đèo Mây), dài 40km từ tp Lao-kai (đ.cao 200m) đến trạm Tôn (đỉnh đèo, đ.cao 2000m) & 30km từ trạm Tôn đến tt Tam đường (đ.cao 700m), tổng 70km.
Quy đổi Nam _ Bắc cho dễ hình dung, thì Mây giống đèo Mimosa (độ dốc khoảng 7%) mà dài gần gấp ba.
1_Cấu hình xe có group Mtb (đĩa nhỏ 22-24, líp to 32-36) thì leo thoải mái. Xe trên hình e nhìn ko rõ group j, nhưng cứ group >3*7 mà chân to thì cũng ko ngại. Chỉ ngại cái phanh V mà đi với vành 2 lớp mỏng déo, thì sau chuyến này coi là xong đôi vành… (vẫn đi bonbon, nhưng chớ để sụm ổ gà :)) nhé)
2_Kinh nghiệm leo… thì em ko có, nhưng với độ dốc này nói chung là bình thường mà (nó nằm trong tứ đại đỉnh đèo VN, chả qua vì dài thôi). Nếu mợ chưa dầy sức lắm, cứ duy trì chỗ nào dốc thì giữ chậm, vận tốc tối đa 5-6km/h, (chỗ dốc vừa & đg bằng thì cứ bung lụa mà đi thôi). Cứ đi từ từ là khắc đến, không dốc lắm đâu!.
Đổ đèo: theo quan điểm của em, ko phải cứ rù rù 15_20km/h & bóp phanh nhiều là tốt đâu. Mà nên đi với tốc độ lớn nhất mà tầm quan sát & xe mình, có thể xử lý đc + chất lượng đường nữa. Với xe cỏ (của em) nhiều đoạn đg tốt, tầm nhìn 200m thì có thể cho trôi đến 60km/h.
3_Do đường cũng ko có j nên đồ sửa xe thì chuẩn bị như b.thường thôi. Những đồ tiêu hao ít kiểu như lốp, má phanh nếu cũ quá thì thay trc ở nhà, ko cần đem dự trữ đâu (săm & dây phanh thì nên).
Cụ cho em hỏi thêm là có cách nào tăng sức bền của chân để có thể leo đèo tốt hơn? Ngoài việc đạp đều hàng ngày thì có các bài tập nào để leo tốt hơn không cụ?
 

Ginkgo

Xe buýt
Biển số
OF-332530
Ngày cấp bằng
24/8/14
Số km
792
Động cơ
282,914 Mã lực
Cụ cho em hỏi thêm là có cách nào tăng sức bền của chân để có thể leo đèo tốt hơn? Ngoài việc đạp đều hàng ngày thì có các bài tập nào để leo tốt hơn không cụ?
E nghĩ luyện leo thang bộ chung cư hàng ngày, gắt nữa thì cụ đeo thêm balo nặng, leo càng nhiều càng tốt thì chân, tim phổi sẽ khỏe lên thôi, có điều phải biết giới hạn bản thân để tránh chấn thương
 

Ginkgo

Xe buýt
Biển số
OF-332530
Ngày cấp bằng
24/8/14
Số km
792
Động cơ
282,914 Mã lực
Em cảm ơn các cụ. E đi với đồng đội ạ. Mấy anh e bay từ trong Nam ra HN , thuê oto chở người + xe tới chân đèo rồi đạp. Do có mình em là gái nên có tí hoang mang.
E ko sợ leo dốc mà e sợ đổ dốc, thắng (phanh) mà hư chỉ có nước dắt bộ.
Hóng đội mợ đi chuyến này, mợ review chi tiết nhé để e lượng sức mình xem thế nào còn tính :D
 

OtoArch

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793639
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
532
Động cơ
26,281 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mợ đã lên đỉnh đèo chưa?
 

Sắt Vụn

Xe buýt
Biển số
OF-6819
Ngày cấp bằng
7/7/07
Số km
676
Động cơ
594,193 Mã lực
e cũng vừa mới nảy sinh ý đồ khi đọc topic này của mợ thôi mà, nên hóng để có kế hoạch ở thì tương lai xa xa :D
Cụ Ginkgo luyện từ giờ đến tháng 10 khéo đủ sức đạp từ HN lên Ô Quy Hồ, em thấy cụ đạp nhiều km mà lại hay lượn đỉnh núi.
Đèo như Ô Quy Hồ dài , có cua nhưng so với leo núi kiểu Gióng hay Tam Đảo thì ít đoạn ngoặt gấp hơn, đường rộng hơn và tầm nhìn thoáng hơn, các cụ/ mợ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ViosG491.39

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817350
Ngày cấp bằng
11/8/22
Số km
129
Động cơ
1,811 Mã lực
Tuổi
38
Cụ nên kiểm tra lại phanh nhé
Có thể thêm bộ phanh sơ cua đi
Đổ dốc chậm phanh nhớm nhả chống mất Phanh
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,231
Động cơ
166,564 Mã lực
Tháng 10 em dự định đạp xe đi đèo Ô Quy Hồ.
Em xin thỉnh giáo các cụ đã leo đèo này rồi ít kinh nghiệm:
1. Lựa chọn dòng xe nào phù hợp: mtb hay touring. Em tính chơi liều đạp em này
FB_IMG_1657336561393.jpg



Liệu có nổi ko? Leo đèo em ko sợ, e chỉ sợ đổ dốc thôi.

2. Các điểm cần lưu ý khi leo đèo, đổ đèo: về kĩ thuật đạp lên đèo sao cho ko phí sức; xuống dốc sao cho an toàn.

3. Đồ nghề cần mang theo để sửa xe là gì?

Em đội ơn các cụ.
1. Xe nào cũng có thể đi được nhưng xe tốt hỗ trợ cho việc leo đèo rất nhiều (kiểu công cụ hỗ trợ cho ý chí).
2. Leo đèo thì mợ phải tập và thử trước xem thể lực mình đạp phù hợp với số nào (của xe mình sẽ đi) với độ dốc cụ thể của đèo, tùy thuộc độ dốc của đèo mà chỉnh số cho phù hợp. Tập sang số khi leo đèo cho nhuần nhuyễn tránh lỡ nhịp mất đà ngang dốc sẽ rất mệt. Mệt quá thì dừng lại nghỉ, không nên cố quá. Đổ đèo nếu không có kinh nghiệm thì khó và nguy hiểm hơn một chút, xe nên lắp đồng hồ để theo dõi tốc độ, chưa quen thì không nên đi quá tốc độ 50km/h, quan sát và xử lý sớm các tình huống (chướng ngại vật, khuất tầm nhìn). Cá nhân em trước kia đi phanh V thấy ok hơn, phanh đĩa bây giờ có thể tốt và an toàn hơn. Em đổ đèo thì thường duy trì ở tốc độ 30-50km/h tùy địa hình, độ dốc (hai phanh bóp hờ khi tốc độ ổn định, khi độ dộ dốc tăng thì tăng lực bóp của 1 trong 2 phanh - em thì cứ luân phiên tăng lực phanh này một lúc sau đó từ từ tăng lực phanh kia đồng thời từ từ nhả lực phanh này - thấy vui phết, không nên hãm đột ngột hoặc quá mạnh một phanh). Hồi em đi thì xe bạn em phanh đĩa, lúc xuống dốc nghỉ nghịch ngu sờ tay vào đĩa phanh bỏng luôn :D :D :D :D chứng tỏ nó rất nóng (hoặc có thể bạn em hơi lạm dụng phanh).
Cái này mợ có thể tập leo lên đền Gióng để thử sức và kiểm chứng các thao tác sao cho nhuần nhuyễn.
3. Tiền, bơm, săm, má và dây phanh. Nhưng quan trọng là phải học cách sửa/thay những thứ đó.
Em không đạp chuyên nghiệp, đi theo ngẫu hứng nên chỉ biết có thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top