1. Xe nào cũng có thể đi được nhưng xe tốt hỗ trợ cho việc leo đèo rất nhiều (kiểu công cụ hỗ trợ cho ý chí).
2. Leo đèo thì mợ phải tập và thử trước xem thể lực mình đạp phù hợp với số nào (của xe mình sẽ đi) với độ dốc cụ thể của đèo, tùy thuộc độ dốc của đèo mà chỉnh số cho phù hợp. Tập sang số khi leo đèo cho nhuần nhuyễn tránh lỡ nhịp mất đà ngang dốc sẽ rất mệt. Mệt quá thì dừng lại nghỉ, không nên cố quá. Đổ đèo nếu không có kinh nghiệm thì khó và nguy hiểm hơn một chút, xe nên lắp đồng hồ để theo dõi tốc độ, chưa quen thì không nên đi quá tốc độ 50km/h, quan sát và xử lý sớm các tình huống (chướng ngại vật, khuất tầm nhìn). Cá nhân em trước kia đi phanh V thấy ok hơn, phanh đĩa bây giờ có thể tốt và an toàn hơn. Em đổ đèo thì thường duy trì ở tốc độ 30-50km/h tùy địa hình, độ dốc (hai phanh bóp hờ khi tốc độ ổn định, khi độ dộ dốc tăng thì tăng lực bóp của 1 trong 2 phanh - em thì cứ luân phiên tăng lực phanh này một lúc sau đó từ từ tăng lực phanh kia đồng thời từ từ nhả lực phanh này - thấy vui phết, không nên hãm đột ngột hoặc quá mạnh một phanh). Hồi em đi thì xe bạn em phanh đĩa, lúc xuống dốc nghỉ nghịch ngu sờ tay vào đĩa phanh bỏng luôn
chứng tỏ nó rất nóng (hoặc có thể bạn em hơi lạm dụng phanh).
Cái này mợ có thể tập leo lên đền Gióng để thử sức và kiểm chứng các thao tác sao cho nhuần nhuyễn.
3. Tiền, bơm, săm, má và dây phanh. Nhưng quan trọng là phải học cách sửa/thay những thứ đó.
Em không đạp chuyên nghiệp, đi theo ngẫu hứng nên chỉ biết có thế.