Em có cái này các cụ tham khảo:
Vì các chỉ tiêu tính chất của gỗ (khối lượng thể tích, cường độ) thay đổi theo độ ẩm (trong giới hạn của lượng nước hấp phụ), cho nên để so sánh người ta thường chuyển về độ ẩm tiêu chuẩn (18%).
Khối lượng riêng đối với mọi loại gỗ thường như nhau và giá trị trung bình của nó là 1,54 g/cm3.Khối lượng thể tích của gỗ phụ thuộc vào độ rỗng (độ rỗng của gỗ lá kim: 46 -81%, gỗ lá rộng: 32-80%) và độ ẩm. Người ta chuyển khối lượng thể tích của gỗ ở độ ẩm bất kỳ (W) về khối lượng thể tích ở độ ẩm tiêuchuẩn (18%) theo công thức:
ã 018 = ã 0W [ 1 + 0,01(1- K0) (18 - W)]
Trong đó:
-
ã018 và
ã 0W: Khối lượng thể tích của gỗ có độ ẩm W và độ ẩm 18%.
- K0: Hệ số co thể tích.
Dựa vào khối lượng thể tích, gỗ được chia ra năm loại: Gỗ rất nhẹ(
ã 0<400kg/m3), gỗ nhẹ (
ã 0= 400-500 kg/m3), gỗ nhẹ vừa (
ã 0 = 500-700kg/m3), gỗ nặng (
ã 0= 700 - 900 kg/m3) và gỗ rất nặng (
ã 0> 900 kg/m3 ).
Những loại gỗ rất nặng như gỗ nghiến (0 = 1100 kg/m3), gỗ sến (
ã 0=1080kg/m3). Những loại gỗ rất nhẹ như: Gỗ sung, gỗ muồng trắng.
Độ co ngót của gỗ là độ giảm chiều dài và thể tích khi sấy khô. Nước mao quản bay hơi không làm cho gỗ co. Co chỉ xảy ra khi gỗ mất nước hấp thụ. Khi đó chiều dày vỏ tế bào giảm đi các mixen xích lại gần nhau làm cho kích thước của gỗ giảm.
Mức độ co thể tích y0
được xác định dựa theo thể tích của mẫu gỗtrước khi sấy khô (V) và sau khi sấy khô (V1) theo công thức:
Y0 = (V0-V1)/V1
Hệ số co thể tích K0 (đối với gỗ lá kim: 0,5, gỗ lá rộng: 0,6) được xác định theo công thức:
K0=Y0/W
Trong đó:W - Độ ẩm của gỗ
, không được vượt quá giới hạn bãohòa thớ.
Sự thay đổi kích thước theo các phương không giống nhau sẽ sinh ranhững ứng suất khác nhau khiến cho gỗ bị cong vênh và xuất hiện những vếtnứt.
Trương nở: là khả năng của gỗ tăng kích thước và thể tích khi hút nước vào thành tế bào. Gỗ bị trương nở khi hút nước đến giới hạn bão hòa thớ.Trương nở cũng giống như co ngót không giống nhau theo các phương khác nhau (hình 8-3): Dọc thớ 0,1-0.8%, pháp tuyến: 3-5%, tiếp tuyến 6-12%.