Nhà cháu để đây và ko nói gì:
Chủ nhật, 5/11/2017 | 11:58 GMT+7
https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/tieu-dung/nhung-bat-tien-chi-nguoi-o-trong-ngo-hem-moi-tham-3663727.html
'Mệt mỏi sống trong ngõ nhỏ, vợ chồng tôi bán tháo lên chung cư'
"Lúc mua thì chỉ nghĩ có được cái nhà mặt đất là tốt rồi, lại còn ở ngay quận trung tâm nhưng về ở rồi phát ốm. Ngõ nhỏ hai xe máy tránh nhau thì một bên phải đứng im, nghiêng xe mới xong. Nhà lúc nào cũng tối như hũ nút, bí bách vô cùng", anh Ngọc ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội kể.
Ba năm trước, anh quyết định mua ngôi nhà ba tầng, diện tích 20m2 với giá 2,5 tỷ đồng nằm trong ngõ sâu vì thấy giá hợp lý, lại có vị trí thuận tiện, gần trung tâm, bệnh viện, trường học... Nhưng ở đây một thời gian, anh thấy nản vì nhà bí bách, bất tiện đi lại. "T
rời mưa to, muốn thuê taxi cho con đi khám, đi học cũng phải bế nhau lếch thếch một đoạn ra đầu ngõ. Mỗi lần về quê xuống cũng ngại mang đồ vì nghĩ tới cảnh làm sao tha lôi được vào nhà", anh Ngọc kể.
Ông bố hai con này cho biết, ở đây hơn ba năm, anh cũng ít khi cho con lên phố dù gần. "Vợ chồng con cái ăn tối xong chỉ muốn đi dạo vài vòng hít thở không khí trong lành, nhưng
ngõ hẹp, bẩn, chỗ đi bộ không có nên lại đành ngồi nhà", anh Ngọc kể. Anh đang đợi bán được nhà sẽ tìm mua nơi nào thoáng đãng, có nơi vui chơi cho các con.
Hai năm trước, khi có hơn một tỷ trong tay, sau một thời gian đắn đo giữa mua nhà đất với căn hộ, anh Tú, 31 tuổi, đã chọn một ngôi nhà 4 tầng trên nền đất 20m2 ở Ngõ Chợ, Khâm Thiên (Hà Nội). "Tâm lý mình khi ấy là thích ở gần trung tâm. Nhà đó diện tích hẹp nhưng thiết kế rất đẹp, lại gần chợ, bệnh viện, trường học, trong khi giá rất rẻ, đúng bằng tầm tiền mình có là 1,2 tỷ", anh Tú lý giải.
Tuy nhiên, từ khi dọn về đây sống, vợ chồng anh đã gặp hết bức xúc này tới rắc rối nọ.
Đầu tiên là chuyện hàng xóm. Ngõ nhỏ nhưng có đủ các thành phần tụ hội, từ giáo viên, nhân viên văn phòng tới người làm nghề tự do, xe ôm, xã hội đen... Chỉ một va chạm nhỏ giữa người này với người khác có thể biến thành cuộc cãi vã, ẩu đả ầm ĩ khắp xóm. Ngày nào vợ chồng anh đi làm về cũng bị tắc đường khi chỉ cách nhà vài trăm mét. Chưa kể, nhà nào trong ngõ cũng cố đua ra một chút, che hết ánh sáng. "Nhà mình ở sâu,
mùa mưa, nồm thì vô cùng ẩm thấp, mốc meo. Thêm việc trẻ con không có chỗ nào chạy chơi nên hai đứa liên tục ốm", anh Tú kể.
Quá ngao ngán, cuối năm ngoái, anh đã rao bán nhà và quyết định mua một căn hộ 65m2 ở Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội). Dù vậy, từ lúc rao tới khi bán được cũng mất vài tháng, với nhiều lượt người tới xem nhưng lại lặng lẽ quay ra. "Cuối cùng mình đành phải hạ giá, chấp nhận lỗ 50 triệu mới thoát khỏi chỗ đó. Nơi ở mới cao ráo, hàng xóm toàn những người trí thức, lại tiện lợi các dịch vụ nên thấy dễ thở hẳn", anh Tú bày tỏ.
Không chỉ gặp các bất tiện về sinh hoạt, đau đầu nhất với một số gia đình mua nhà trong ngõ là khi cần xây, sửa.
Anh Công (Hoàng Mai, Hà Nội) kể, nửa năm trước, anh mua một ngôi nhà hơn 30 m2 trong ngõ và quyết định đập di xây lại vì đã quá cũ. Tuy nhiên, khi anh xây thì mấy nhà trong ngõ nhất quyết không cho chở nguyên liệu qua và tập kết vật tư ở đó. "Nghe nói chủ cũ khúc mắc với mấy nhà trong ngõ này từ trước, chưa giải quyết êm nên giờ mình bị họ gây khó dễ. Nhà thì đã dỡ ra rồi, suốt cả tháng này vợ chồng mình xoay xở các kiểu mà chưa giải quyết xong", anh Công kể.
Vợ chồng chị Xuân ở Trương Định, Hà Nội cũng gặp nhiều trở ngại trong quá trình làm nhà vì hàng xóm.
Chị Xuân kể, khi chuyển vật liệu về, chị không được chuyển qua lối chính vì mấy hàng bán bún, trà đá... nhất quyết không cho, nên phải nhờ vòng vèo ngách khác. Ngõ nhỏ, gia đình phải thuê xe thồ chở từng tí một vật liệu vào. Chưa hết, khi chồng chị sang nói chuyện với hàng xóm về việc xây nhà mới thì một gia đình có nhà 4 tầng bên cạnh yêu cầu nhà chị phải xây lùi lại để không bịt mất cửa sổ nhà họ.
"Nhà mình có sổ đỏ đàng hoàng, phần xây cũng không hề lấn chút nào sang nhà họ nên yêu cầu như thế là vô lý. Mình nói tình nói lý thế nào họ cũng không nghe, còn lớn tiếng thách thức. Bố mẹ mình già cả sợ va chạm nên bảo nhún đi nhưng vợ chồng mình quyết không nghe", chị Xuân kể.
Vợ chồng chị cho đội thầu làm như kế hoạch nhưng cứ vài hôm lại có bên chính quyền tới xem xét, thậm chí tạm đình chỉ để kiểm tra do nhận được
đơn kiện từ hàng xóm về chuyện nhà chị gây ồn ào, bụi bặm cho nhà họ hay làm trái với thiết kế đã duyệt.
"Làm được căn nhà mất quá nhiều thời gian và mệt mỏi. Xong xuôi thì nhà mình với hàng xóm cũng cạch mặt", chị nói.
Anh Nguyễn Tiến Dũng, chuyên viên môi giới nhà đất của một công ty bất động sản tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, thường những người có tầm tiền dưới 3 tỷ muốn mua nhà mặt đất ở khu vực gần trung tâm thành phố thì không có nhiều lựa chọn và phần đông phải lựa các căn diện tích nhỏ trong ngõ sâu. Với nhiều bất tiện như
nhà thiếu sáng, ẩm thấp, tù túng, có thể gặp hàng xóm phức tạp, chuyện mua rồi ở vài năm chán ngán tìm cách bán lại rất hay xảy ra.
Theo anh Dũng, do thích ở gần trung tâm thành phố, muốn có nhà thổ cư do tâm lý "ăn chắc mặc bền", nghĩ rằng nhà đất luôn giữ giá tốt, khá nhiều người có tầm 1-2,5 tỷ sẵn sàng mua nhà trong ngõ sâu. Vì thế, việc
bán lại nhà trong ngõ thường không khó nếu chủ nhà chấp nhận hạ giá. Chỉ cần giá rẻ, ở vị trí thuận tiện thì rất nhiều người bất chấp các nhược điểm khác để mua.
Anh Bùi Đức Hiếu, giám đốc một công ty bất động sản tại Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, vài năm trở lại đây, phân khúc nhà thổ cư phải cạnh tranh khốc liệt với chung cư bình dân do giá cả chênh không nhiều trong khi chất lượng cuộc sống có nhiều điểm khác biệt. "Những cặp vợ chồng trẻ, có con nhỏ thường thích chọn chung cư vì muốn có không gian thoáng đãng, hàng xóm đồng đều trình độ, có các tiện ích chung... Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn nhà đất dù trong ngõ hẹp vì thích ở nhà riêng,
sợ giá căn hộ giảm và lo các vấn đề trục trặc khi ở chung cư do nhiều dự án lùm xùm vì chủ đầu tư không uy tín", anh Hiếu chia sẻ.