[Funland] Nhờ các cụ dành luật tư vấn ca thừa kế khó

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Luật thừa kế nguy hiểm nhỉ. Đây là trường hợp được chia đất từ nhà chồng thì chưa nói nhưng giả sử của cải do hai vợ chồng tay trắng làm nên. Chồng chết mà nhà chồng nhảy vào đòi thừa kế như này thì người vợ phải xử lý ra sao?
Chỉ bố mẹ thôi cụ. Luật nó tính đến trường hợp phải phụng dưỡng. Chồng mất sớm thì con như phần của chồng để lại phụng dưỡng cha mẹ. Và chỉ chia cho người sống thôi.
Chứ nếu k cho bố mẹ thừa kế thì còn cay đắng tủi nhục hơn nữa. Có phải bố mẹ nào cũng tự nuôi sống được và con dâu cũng tốt đâu.
 

IMOO

Xe đạp
Biển số
OF-787873
Ngày cấp bằng
19/8/21
Số km
22
Động cơ
26,470 Mã lực
Website
bit.ly
Các cụ gạch đá cụ thớt nhiều quá =))

Em đồng ý với các cụ, có những cái cụ chủ thớt không nên đánh giá,
Chẳng hạn như:
- Chồng mất, vợ cũng không bắt người ta ở giá mãi cả đời được. Lấy chồng khác không coi là "Bất hiếu" như cụ chủ thớt nói được;
- Nghĩ/cho rằng nhà người ta không thiếu tiền, vì "soi" nhà người ta có khoản này được khoản kia.

Nhưng vấn đề chủ yếu - chính, là nơi thờ cúng.
Nhiều trường hợp em tiếp xúc khá quan trọng mấy chuyện tâm linh. Cả gia đình, hàng xóm, làng xã,... cả vùng đó có quan niệm như thế.
Trong trường hợp này thì đất đó vốn của ông bà, và ông bà vốn dĩ cũng theo hướng muốn như thế, muốn có chỗ thờ cúng chính mình - nên mới có đơn lên, thụ lý, có hướng giải quyết => các bên xuống làm việc, đo đạc.
chứ người không có quyền và nghĩa vụ liên quan, chả lẽ làm đơn tố giác lên? vẫn phải làm việc với ông bà trước.

Em nghĩ thế, nên không có ý kiến gì với cụ chủ thớt lắm.
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,582
Động cơ
409,016 Mã lực
Luật thừa kế nguy hiểm nhỉ. Đây là trường hợp được chia đất từ nhà chồng thì chưa nói nhưng giả sử của cải do hai vợ chồng tay trắng làm nên. Chồng chết mà nhà chồng nhảy vào đòi thừa kế như này thì người vợ phải xử lý ra sao?
Thì công của vợ 1 nửa thì được chia 1 nửa. Phần của chồng thì chia cho hàng thừa kế thứ nhất. Có phải công của vợ hết đâu mà cụ đòi cho vợ hưởng hết? Người ta còn cha mẹ, con cái nữa chứ?
 

van000

Xe hơi
Biển số
OF-461750
Ngày cấp bằng
15/10/16
Số km
162
Động cơ
201,834 Mã lực
Chỉ bố mẹ thôi cụ. Luật nó tính đến trường hợp phải phụng dưỡng. Chồng mất sớm thì con như phần của chồng để lại phụng dưỡng cha mẹ. Và chỉ chia cho người sống thôi.
Chứ nếu k cho bố mẹ thừa kế thì còn cay đắng tủi nhục hơn nữa. Có phải bố mẹ nào cũng tự nuôi sống được và con dâu cũng tốt đâu.
Có cụ ở trên nói nếu bố mẹ chết thì thừa kế được tính sang hàng anh chị em ruột của người chết đó cụ.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,968
Động cơ
1,055,358 Mã lực
Nếu cụ chủ vẫn nhất định lấy lại phần của 2 cụ thì nên làm 3 việc sau:
1. Làm cái đơn ra toà đòi thừa kế (cái này chưa cần luật sư, chỉ cần có uỷ quyền của những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của cụ ông và cụ bà).
2. Gửi đơn ra UBND huyện, xã, văn phòng đăng ký đất đai, sở TNMT đề nghị đóng băng các giao dịch và hồ sơ liên quan đến mảnh đất đấ (nhớ kèm theo cả đơn kiện).
3. Nói chuyện với bà thím rằng nếu không chia theo luật dân sự về thừa kế thì bà ấy không bao giờ sang tên, chuyển nhượng, cầm cố hoặc bất cứ thủ tục gì liên quan đến khu đất (show cho bà thím xem các lọai giấy tờ đã nộp cho cơ quan nhà nước).
Sau đó ngồi chờ thôi.
À, mà cụ cũng nên kiểm tra xem bà thím đã sang tên được cho bà ấy chưa nhé, cẩn thận không đã xong rồi vì ở quê món giấy tờ này dễ lắm.
Cụ chủ làm theo lời cụ này là chuẩn nhất!
 

van000

Xe hơi
Biển số
OF-461750
Ngày cấp bằng
15/10/16
Số km
162
Động cơ
201,834 Mã lực
Thì công của vợ 1 nửa thì được chia 1 nửa. Phần của chồng thì chia cho hàng thừa kế thứ nhất. Có phải công của vợ hết đâu mà cụ đòi cho vợ hưởng hết? Người ta còn cha mẹ, con cái nữa chứ?
Đang nói 1 case là hai vợ chồng phấn đấu tay trắng cùng nhau không được bất cứ sự trợ giúp nào của gia đình ( Rất nhiều trường hợp như này). Nếu chồng hay vợ mất không để lại di chúc, giả sử bố mẹ cũng đã qua đời thì theo luật 1 nửa tài sản của gia đình đó sẽ bay kha khá cho anh chị em ở hàng thừa kế t2, nếu họ muốn đòi.
Những lúc như này thấy sự cần thiết của dịch vụ pháp lý như di chúc. Lo trước khỏi họa.
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,582
Động cơ
409,016 Mã lực
Đang nói 1 case là hai vợ chồng phấn đấu tay trắng cùng nhau không được bất cứ sự trợ giúp nào của gia đình ( Rất nhiều trường hợp như này). Nếu chồng hay vợ mất không để lại di chúc, giả sử bố mẹ cũng đã qua đời thì theo luật 1 nửa tài sản của gia đình đó sẽ bay kha khá cho anh chị em ở hàng thừa kế t2, nếu họ muốn đòi.
Những lúc như này thấy sự cần thiết của dịch vụ pháp lý như di chúc. Lo trước khỏi họa.
Đòi thế nào được cụ? Nếu Bố mẹ đã qua đời trước thì làm gì được hưởng quyền thừa kế nữa mà anh chị ở hàng thừa kế thứ 2 đòi chia phần? Lúc đấy hàng thừa kế thứ 1 gồm vợ và con sẽ được hưởng toàn bộ (nếu không có di chúc nào khác)
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,542
Động cơ
259,084 Mã lực
Đang covid nên em phải cày thay cả cho bà xã nên em bận quá ko vào thớt. Giờ rảnh mở thớt ra quá bất ngờ vì nhiều cụ ghé thăm quá. Rất cảm ơn các cụ, em sẽ cố gắng đọc hết. Nếu có ko rep được cụ nào thì do em hơi bận, mong các cụ lượng thứ. Nhưng thực sự em rất biết ơn những tư vấn của các cụ. Em chỉ nhấn mạnh là thực hiện theo pháp luật thừa kế. Mong các cụ ko sa đà vào những chi tiết về đời sống riêng của thím. Vì chú em mất thì thím có quyền tự do tìm hạnh phúc khác. Em đưa chi tiết đó vào chỉ để các cụ hiểu vì sao họ nhà em muốn lấy lại 1 lô đất ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

2congai

Xe buýt
Biển số
OF-784479
Ngày cấp bằng
16/7/21
Số km
678
Động cơ
54,058 Mã lực
Luật thừa kế nguy hiểm nhỉ. Đây là trường hợp được chia đất từ nhà chồng thì chưa nói nhưng giả sử của cải do hai vợ chồng tay trắng làm nên. Chồng chết mà nhà chồng nhảy vào đòi thừa kế như này thì người vợ phải xử lý ra sao?
Thì bây giờ người việt nam phải có thói quen lập di chúc sớm thôi. Tây lông tầm 35-40 là nó lập di chúc rồi, có muốn tranh cãi tranh giành cũng không được. Chi phí lập di chúc tại phòng công chứng hoặc phường đâu có tốn kém, chỉ là mọi người ko có thói quen thôi
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,542
Động cơ
259,084 Mã lực
em không phải dân luật nhưng theo hiểu biết của em thì như thế này (em xin cập nhật tí cho chuẩn ạ):
Ông bà nội của cụ chủ đã cho, tặng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho chú út và làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho ông chú út. Khi đó, có lẽ đã không có một thủ tục để đảm bảo đây là tài sản riêng của ông chú út tức là bà vợ của ông chú út phải có giáy xác nhận đây là tài sản riêng/ từ chối quyền đồng sử dụng mảnh đất này và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Vậy thì toàn bộ là tài sản phát sinh trong hôn nhân, nếu chia theo luật thừa kế thì bà vợ được 1 nửa tài sản, nửa còn lại chia làm 5 phần bằng nhau (nếu thời điểm đó (mở thừa kế) ông bà nội của cụ chủ còn sống ) cho cha, mẹ đẻ, vợ và 2 con gái là những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Do con gái còn dưới 18 tuổi nên bà vợ quản lý nốt phần của cô con gái chưa thành niên.
Tương tự như vậy khi ông nội mất thì phần của ông nội lại được chia đôi: 1 phần cho bà nội, phần còn lại chia đều cho bà nội và các con của bà còn sống. Khi bà nội mất đi thì phần của bà nội lại chia đều cho các con còn sống nếu bà nội không để lại di chúc.
Các anh chị em của ông chú út có quyền được hưởng thừa kế phần tài sản của ông nội (được thừa kế từ tài sản của ông chú út để lại) chia đều cho vợ và các con còn sống sau khi chia cho bà nội 1 nửa phần của ông nội.
Cụ chủ nên đọc ky luật thừa kế và tư vấn với luật sư vì nếu kiện mà họ cũng sử dụng luật sư thì mình thể bị thiệt.
Dạ cảm ơn cụ đã tư vấn chi tiết
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Có cụ ở trên nói nếu bố mẹ chết thì thừa kế được tính sang hàng anh chị em ruột của người chết đó cụ.
Chỉ khi hàng 1 k còn ai thì mới chia đến hàng 2 cụ ạ. Hàng 2 k còn ai thì chia hàng 3.
Cho nên bố mẹ mất thì chỉ có mẹ, con hưởng thôi.
 

Ala Ddin

Xe tải
Biển số
OF-482514
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
424
Động cơ
197,900 Mã lực
- Chỉ còn bà nội là thuộc hàng thừa kế thứ nhất, Phần thừa kế của bà nếu có đòi dc diện tích và giá trị chắc cũng ko nhiều, nên nhà cụ cũng cân đối xem có đáng để đòi ko? (Mà mất tình cảm gia đình, hai cô em họ của cụ có khả năng ko nhìn mặt bên nội do mẹ goá con côi bị nhà nội kiện cáo).
- Giờ bố cụ xác định sẽ gánh trách nhiệm thờ cúng, sao ko làm cái lễ đưa bát hương về cúng ở nhà bố cụ luôn cho ấm cúng. con trai cả ở đâu tổ tiên ở đó là đẹp nhất. nếu có đòi dc thì cũng khó dc 1/4 khu đất rồi xây nhà thờ mà diện tích thì bé hơn nhà Thím + Thím đi bước nữa ở sát vách, mỗi lần về ăn giỗ nhìn cảnh thím với chồng sau ríu rít + cho con bú. Nhà mình ăn nhậu nhìn sang nhà Thím cũng mất ngon.
- Em quan điểm nhà thờ phải gắn liền với nơi bố cụ ở để tiện chăm sóc và ấm cúng nhất. Mà ko thấy cụ đề cập Bà nội giờ ai phụng dưỡng (sau khi chú và ông nội mất), bát hương tổ tiên đang đặt ở đâu?
 
Chỉnh sửa cuối:

Happymom

Xe buýt
Biển số
OF-446595
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
732
Động cơ
37,375 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, VNM
Em cũng thắc mắc bà nội 90t giờ ở đâu ? ai chăm sóc ?
Còn bà cụ thì lo chăm sóc chu đáo chứ lo làm nhà thờ to khi bà mất chả ý nghĩa gì.

Ngắn gọn là bà mất thì nhà cụ chủ top không đòi đc thừa kế.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-782996
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
206
Động cơ
32,835 Mã lực
Nhiều cụ tư vấn cho cụ chủ chuẩn rồi.
Luật thừa kế có kế vị, kể cả cụ bà có mất đi thì các anh chị em (con của ông bà) cũng được thừa kế tiếp phần của ông bà trong ngôi nhà đó.

Giờ nhà cụ chủ mà tranh chấp thì mút mùa bà thím cũng ko thể bán được nhà.

Không liên quan đến chuyện nhà cụ chủ nhưng luật lệ này cũng vô lý phết nhỉ. Tưởng tượng nhà mình 2vc cày bục mặt ra buôn đất, tiền thì vay NH. Đến lúc 1 người qua đời, anh em bên phía nhà nội/ngoại thấy tài sản lớn tự dưng nhảy vào đòi quyền lợi cũng thốn phết. Họ tranh dành cho ko bán được tài sản thì nhục luôn.

Vấn đề nữa là nơi thờ tự, quan điểm của em là con cái ở đâu cha mẹ (đã mất) ở đó, thế mới ấm cúng. Nhiều nhà bảo thủ thủ cựu hết cỡ, nhất định giữ ngôi nhà các cụ làm nơi thờ cúng. Rốt cuộc là nhà bỏ hoang, cả năm được đúng 2 lần (tết và giỗ) có người vào thắp hương. Còn thì ko ở được, ko ai ở nên nhà ẩm thấp hoang vắng lạnh lẽo, chả thấy 'nơi thờ tự' này có ý nghĩa chút nào. Rồi đến đời cháu chắt chúng nó tha phương thì 'nơi thờ tự' này chả khác gì mồ mả, trừ phi nhà có nhiều tiền xây sửa suốt và thuê/trả cho người trông coi, mà thế thì khác gì nhà thờ họ. Cụ nào muốn giữ nhà chỉ để thờ phụng chính mình là ích kỉ ko biết nghĩ cho con cháu.
Điển hình là phía bên nhà chồng em có một ngôi nhà của cụ cũng để thờ tự. Có nhà ông út gần đó thi thoảng qua dọn dẹp nhưng ko xuể. Giỗ chạp cũng ko làm ở đó được vì cắt điện nước rồi. Rốt cuộc đúng ngôi nhà hoang, trẻ con đi qua toàn hô nhà ma chạy mất dép.
 

Tintolaioto

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-713916
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
801
Động cơ
91,706 Mã lực
- Chỉ còn bà nội là thuộc hàng thừa kế thứ nhất, Phần thừa kế của bà nếu có đòi dc diện tích và giá trị chắc cũng ko nhiều, nên nhà cụ cũng cân đối xem có đáng để đòi ko? (Mà mất tình cảm gia đình, hai cô em họ của cụ có khả năng ko nhìn mặt bên nội do mẹ goá con côi bị nhà nội kiện cáo).
- Giờ bố cụ xác định sẽ gánh trách nhiệm thờ cúng, sao ko làm cái lễ đưa bát hương về cúng ở nhà bố cụ luôn cho ấm cúng. con trai cả ở đâu tổ tiên ở đó là đẹp nhất. nếu có đòi dc thì cũng khó dc 1/4 khu đất rồi xây nhà thờ mà diện tích thì bé hơn nhà Thím + Thím đi bước nữa ở sát vách, mỗi lần về ăn giỗ nhìn cảnh thím với chồng sau ríu rít + cho con bú. Nhà mình ăn nhậu nhìn sang nhà Thím cũng mất ngon.
- Em quan điểm nhà thờ phải gắn liền với nơi bố cụ ở để tiện chăm sóc và ấm cúng nhất. Mà ko thấy cụ đề cập Bà nội giờ ai phụng dưỡng (sau khi chú và ông nội mất), bát hương tổ tiên đang đặt ở đâu?
Nhiều vùng thì lại muốn đặt nơi thờ cúng tổ tiên ở trên đất cụ kỵ ông cha để lại đó cụ. Giả sử đất các cụ lập nghiệp mấy trăm năm rồi ko muốn mất đi hoặc thờ nơi khác, quê em là vậy đấy.
 

Ala Ddin

Xe tải
Biển số
OF-482514
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
424
Động cơ
197,900 Mã lực
Nhiều vùng thì lại muốn đặt nơi thờ cúng tổ tiên ở trên đất cụ kỵ ông cha để lại đó cụ. Giả sử đất các cụ lập nghiệp mấy trăm năm rồi ko muốn mất đi hoặc thờ nơi khác, quê em là vậy đấy.
Nhiều quê như vậy cụ ạ, nhưng cũng đến lúc thay đổi rồi. Làm nhà thờ đúng là phong trào "trưởng giả làm sang" nhiều họ ko có điều kiện cũng cố làm cho bằng người xong toàn bỏ hoang. Hoặc thế hệ này có điều kiện xây dc nhà thờ thì 90% là thế hệ sau ko còn điều kiện để chăm nom như vậy nữa. Rồi sau này con cháu cụ học hành đỗ đạt chuyển ra sống ở sài gòn, hà nội, hay định cư nc ngoài cụ có bắt nó phải làm ruộng để tiện ở quê chăm sóc nhà thờ dc ko? hay đi làm xa mà một năm lo về quê 20 lần để lo giỗ chạp ....
 

mb.vaynganhang

Xe tăng
Biển số
OF-392447
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
1,147
Động cơ
258,568 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có cụ ở trên nói nếu bố mẹ chết thì thừa kế được tính sang hàng anh chị em ruột của người chết đó cụ.
thừa kế KO tính sang hàng anh chị em ruột của người chết, bác ah!

ở tình huống này: do bố mẹ của chú út dc hưởng thừa kế từ chú út. sau đó: bố mất, ko để lại di chúc gì cả, nên phần đó của bố sẽ dc chia cho hàng thừa kế thứ nhất của bố là: vợ, các con. các con này chính là anh chị em ruột của chú út, nên bác mới hiểu nhầm là: thừa kế tính cho anh chị em ruột

Càng để lâu, khi có người mất thì lại chia tiếp theo hàng thừa kế thứ nhất thì sẽ chia ra ngày càng nhiều người
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,164
Động cơ
117,437 Mã lực
Cho theo dạng hợp đồng thế này khéo chưa li hôn thành li hôn cụ nhỉ.
Tưởng Luật nó có qui định nào đó cho dễ làm mà tránh xung đột.
- Người cho có quyền ra đk
- Người nhận có quyền từ chối nếu kg muốn bị các đk áp đặt
- Các hợp đồng dạng này làm rất bí mật, bên thứ 3 kg đc quyền biết đến.
 

Topteo

Đi bộ
Biển số
OF-780592
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
3
Động cơ
32,540 Mã lực
Ca của nhà cụ không khó về mặt thừa kế, vì giấy tờ rõ ràng, đất của nhà chú thím là do ob để lại, nên nó là tài sản riêng của chú, việc chia chác tính toán khá đơn giản, tòa án họ tính đc, luật sư họ tính đc, thâm chí sinh viên luật cũng tính được. Nhưng cái khó ở đây là khó về mặt thi hành án, làm thế nào để lấy tài sản về cho các bên là không dễ khi các bên không hợp tác với nhau. Không phải cứ có quyết định của tòa là của nhà ai sẽ về kho nhà đấy cả, nếu vợ chú út cứ chây ì không chuyển giao tài sản thì nói thật quyết định của tòa cũng chỉ là miếng giấy lộn, việc cưỡng chế thi hành án cực kỳ tốn kém và mệt mỏi và người yêu cầu cưỡng chế ở đây là phía bên cụ chủ sẽ phải chịu phí tổn.

Nhà cháu có mấy bạn làm thi hành án nói thì một vụ cưỡng chế để đuổi 1 gia đình ra khỏi nơi cư trú tốn cả trăm chẹo gần 200 chẹo, mà đó chỉ là thi hành đuổi người, còn thi hành án kiểu bắt làm thủ tục sang tên tài sản thì còn chuối nữa. Vậy nên cụ chủ top tính đường nào cho tiện nhất, ra tòa nhiều khi cũng chỉ tốn thời gian tốn án phí.

Vài lời ngu muội góp ý với cụ chủ ợ, cháu mới đọc vài trang đầu rồi còm luôn nên nếu lạc quẻ cụ bỏ qua.
 

Tâm Sinh Phúc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587695
Ngày cấp bằng
30/8/18
Số km
1,796
Động cơ
154,067 Mã lực
Thuê luật sư đi cụ! Đáng nhẽ thớt này phải là Nhờ CCCM chỉ giúp 1 luật sư giỏi mới là đúng!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top