- Biển số
- OF-320235
- Ngày cấp bằng
- 19/5/14
- Số km
- 1,824
- Động cơ
- 362,142 Mã lực
Gọi nhao nhé, bạn DKeyboard ƠIDạ có thể tháng 10 này em ra Bắc có việc vài ngày cụ ợ.
Gọi nhao nhé, bạn DKeyboard ƠIDạ có thể tháng 10 này em ra Bắc có việc vài ngày cụ ợ.
Những quả đạn và lựu đạn ấy do đội vận tải để lại. Có thể là lúc đang tải đạn bị thương hay pháo bắn vào đội hình. Nếu như vậy thì chúng đều chưa được lắp đầu nổ, kíp nên không nguy hiểm (khi xuống kho tụi em nhận đầy đủ cả đạn và đầu nổ nhưng để riêng trong ba lô khi vận chuyển).Nhớ hồi ông anh em cùng đồng đội lên 772 tìm hài cốt liệt sỹ tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thanh thấy quay cảnh còn đầy vật liệu nổ như lựu đạn, đạn cối .. nằm khắp nơi.
...
Em cũng nhớ nghe kể chuyện vụ buộc chỉ quăng lựu đạn này. Còn có cả chuyện lính chốt rút chốt lự đạn bỏ vào ống, xong vung cái ống là bay một lúc mấy quả văng đi.Những quả đạn và lựu đạn ấy do đội vận tải để lại. Có thể là lúc đang tải đạn bị thương hay pháo bắn vào đội hình. Nếu như vậy thì chúng đều chưa được lắp đầu nổ, kíp nên không nguy hiểm (khi xuống kho tụi em nhận đầy đủ cả đạn và đầu nổ nhưng để riêng trong ba lô khi vận chuyển).
Còn mìn thì từ thời tụi em đã không có bản đồ, nên đi lại không được bước vào chỗ có cỏ (tức là những chỗ chưa ai đặt chân vào).
Lưu đạn được sử dụng rất nhiều trên ấy. Trong đêm tụi lính trên hầm phải ném lựu đạn cầm canh để quan sát (bằng chớp lửa khi lựu đạn nổ). Chúng buộc vài vòng chỉ quanh cái tay của nụ xòe trước khi rút chốt ném quả lựu đạn xuống phía dưới. Lò xo căng làm sợi chỉ căng và bung dần đến bung hẳn thả cho nụ xòe điểm hỏa để quả lựu đạn nổ. Bằng cách này chớp lửa nhỏ của nụ xòe phát ra ở cách xa miệng hầm, nếu không DKZ tầu phía bên kia sẽ bắn nát hầm.
Lưu đạn dùng trên ấy là loại cầu nhựa. Xám, hơi trong, đúc lẫn với dây thép cắt ngắn. Thời gian bật nụ xòe đến lúc nổ chỉ 3 giây. Ném ngang ở sườn dốc thì lựu đạn nổ lúc chưa chạm đất.
Lính vận tải ngán nhất là vận chuyển thương binh, rồi đến tử sỹ, sau đó là đạn cối 60 và lựu đạn. Vì chúng cứng, khi vận động tránh pháo như bị dùng nhiều cái búa đinh đánh vào sau lưng!
Em nghe là có 1 tổ đặc công thâm nhập để trinh sát sân bay Ninh Minh trên đất TQ (sát Đồng Đăng hướng mặt trận Lạng Sơn), khi rút về gặp ngay trận địa của bọn radar phản pháo này liền ém quân rồi tổ chức đánh, trận đánh thành công các bác ấy rút ra về báo thành tích là diệt 1 tổ khí tài thông tin liên lạc của địch, chứ không hề biết là đã diệt được đồ chơi xịn trị giá chục triệu đô la của TQCái bị đặc công phá ở mặt trận Lạng sơn.
Nghe giá 1 chiếc thẻ bài của cụ, thấy hoàn toàn là không đắt lắm. Chà, giá mà..Em cũng nhớ nghe kể chuyện vụ buộc chỉ quăng lựu đạn này. Còn có cả chuyện lính chốt rút chốt lự đạn bỏ vào ống, xong vung cái ống là bay một lúc mấy quả văng đi.
Chuyện chạy pháo như cụ anh kể em cũng nghe từ hồi lâu lắm rồi, phải trước 1990. Cứ vừa chạy vừa nằm rồi chạy cho tới khi qua được quãng đường trống.
Lứa anh trai của em thi trượt đại học là thi vào trường sĩ quan. Ông thì lục quân, ông thì pháo binh, ông thì hậu cần, phòng không, không quân... đủ cả. Có một anh trượt cả trường sĩ quan thì đi bộ đội, lên biên giới. Mấy năm sau về mất cái chân phải vì đạp mìn, bơi là cứ một lúc là phải chỉnh hướng chứ không là bơi vòng tròn.
Nhân tiện các cụ bàn cái thẻ bài. Giá trên mạng, inox 304 tấm giá cỡ 80k/kg. Tấm 1x1m dầy 0,5mm nặng 4,17kg. Đấy là giá mạng. Giá mua bán thật sẽ rẻ hơn, chưa kể mua khối lượng lớn. Nếu mua inox cuộn giá còn xuống nữa.
Cứ lấy giá 80k cho 1 miếng inox 50x50cm dầy 0,5mm (1/4 của tấm 1m2), một miếng thẻ bài kích thước 2x4cm, thì miếng 50x50cm làm được 300 miếng thẻ bài, chi phí inox mỗi miếng làm tròn là 270 VND.
Dây bi inox shopee bán lẻ dây 45cm cỡ 2mm có khóa bi 3800 VND/dây (Dây chuyền bi inox người đẹp vì lụa không đen sài nước tốt | Shopee Việt Nam ). Đấy là giá bán lẻ đã qua mấy tầng phân phối, làm đại trà chắc cỡ 500 VND/m cả khóa. Cụ nào bảo 2000k một cái thẻ bài là bôi trơn hơi nhiều rồi, đủ trượt thẳng vào đội Juventus. 10k một cái thì ngập trong ...trơn.
Mà cái hay của dây bi inox tròn là không làm ngứa ngáy hay mài rát cổ khi lính vận động ra mồ hôi nhiều.
Pháo mình bắn nhiều lên đó nhưng khí tài nằm trong lòng núi nên chỉ hỏng ăng ten, mình ko biết là ra đa phản pháo nhưng nó khống chế toàn bộ mặt trận và nhận thấy trên mặt trận này pháo mình thiệt hại nặng quá nên cố tiêu diệt, sau phải dùng đặc công chui vào phá.Em nghe là có 1 tổ đặc công thâm nhập để trinh sát sân bay Ninh Minh trên đất TQ (sát Đồng Đăng hướng mặt trận Lạng Sơn), khi rút về gặp ngay trận địa của bọn radar phản pháo này liền ém quân rồi tổ chức đánh, trận đánh thành công các bác ấy rút ra về báo thành tích là diệt 1 tổ khí tài thông tin liên lạc của địch, chứ không hề biết là đã diệt được đồ chơi xịn trị giá chục triệu đô la của TQ
Bác nghe kể (mà cứ nghe kể như vậy thì pháo ta trên ấy 1 ngày chỉ bắn được vài quả, vì bắn xong phải chạy)!Pháo mình bắn nhiều lên đó nhưng khí tài nằm trong lòng núi nên chỉ hỏng ăng ten, mình ko biết là ra đa phản pháo nhưng nó khống chế toàn bộ mặt trận và nhận thấy trên mặt trận này pháo mình thiệt hại nặng quá nên cố tiêu diệt, sau phải dùng đặc công chui vào phá.
Thật ra cũng là nghe kể lại (nguồn uy tín) chứ tôi cũng ko khẳng định chính xác như vậy.
Đặc công chẳng bao giờ dám đi dạo. Tụi tầu cực ghét đám đặc công. Chỉ cần loáng thoáng bóng rằn ri là chúng phủ kín chỗ đó bằng H12.Chuyện đặc công đi dạo qua TQ trên đường về tình cờ gặp cái radar phản pháo nên bem luôn đã được kể bên ttvnol cách đây cỡ đâu 20 năm. Người kể là nick Cao Sơn thì phải, kể trong một sê-ri các chuyện chiến đấu chống quân TQ. Nick Cao Sơn này lúc đấy là chủ (hoặc một trong số chủ) của Ivy Moda.
Sgk phổ thông sao nói về từng trận đánh đc cụ.Có chăng chỉ đuọc nghiên ở cấp chỉ huy, chiến luợc, chiến thuật. Chứ ai đưa ra nói chuyện trà đá dạo đuợc cụ. Kể cả các truòng qs cũng ko thấy nó chi tiết đc đâuĐó lỗi mấy ông viết Sử mợ ạ.
SGK còn chẳng nói đến.
Những trận đánh khốc liệt kéo dài, mỗi thước đất mỗi xác người như ở Vị Xuyên - HG, bìn độ 400, 775....đâu có nói đến tromg SGK. May ra vỏn vẹn vài dòng là cùng. Sao mà biết được ?
Lại còn có HCKC chống Pháp, Mỹ - nhưng không có HCKC chống Tầu là biết rồi.
* Mặt trận Vị Xuyên hay Hà Tuyên thời đó nói chung...chúng ta còn hi sinh nhiều nếu BCT không thay tướng chỉ huy (phải tới khi Tướng Hoàng Đan lên, mới giảm thiểu được thương vong).
Không hề nói gì luôn cụ nhé.Sgk phổ thông sao nói về từng trận đánh đc cụ.Có chăng chỉ đuọc nghiên ở cấp chỉ huy, chiến luợc, chiến thuật. Chứ ai đưa ra nói chuyện trà đá dạo đuợc cụ. Kể cả các truòng qs cũng ko thấy nó chi tiết đc đâu
E chào cụ! KH giảm quân này liệu có sức ép nào bên ngoài ko ah. Em nợ vì rót hết rồi.CUỘC GIẢM QUÂN LỊCH SỬ (3)
2/ Bối cảnh trong nước:
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ cải cách kinh tế. Sau một loạt chính sách về giá lương tiền, thì kinh tế xã hội lâm vào khủng hoảng và sa sút trầm trọng.
Trong khi đó, quân đội ta là sản phẩm của đấu tranh giành độc lập và là công cụ để bảo vệ hòa bình. Nay đất nước đã hòa bình “cần phải giảm hai phần ba quân số để tập trung sức xây dựng đất nước về mọi mặt”.
Cuối những năm 198x, Việt Nam bị bao vây cấm vận, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, lạm phát lên 744%, quân đội thường trực lúc cao nhất có đến 1,6 triệu người, vượt quá xa khả năng bảo đảm của hậu cần quân đội. Trong lúc đó, chúng ta vừa thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trong nước lại vừa thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và đương đầu với hoạt động tranh chấp gây hấn thường xuyên ở phía Bắc.
Trong thời kỳ đó, ngân sách quốc phòng hằng năm chiếm đến 25% tổng ngân sách quốc gia nhưng vẫn không đủ trang trải các nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, trang bị, huấn luyện và chiến đấu của bộ đội; đời sống bộ đội hết sức khó khăn, trang bị thiếu thốn; nếu không thực hiện được việc giảm quân số, không những nền kinh tế không chịu nổi mà sức chiến đấu của Quân đội cũng sẽ ngày càng giảm sút, an ninh quốc phòng không bảo đảm.
3/ Thực trạng quân đội cuối những năm 8x:
Năm 1986, Tổng Tham mưu trưởng đi thị sát dọc vùng biên giới sáu tỉnh phía bắc.
Khi đi thị sát, Bộ nhận thấy, hầu hết sư đoàn, quân đoàn chủ lực mạnh đều được điều hết lên biên giới bố trí theo kiểu “be bờ” với phương châm “Quyết tâm đánh thắng quân địch ngay từ tuyến đầu, trận đầu, loạt đạn đầu”.
Qua chuyến thị sát, Bộ nhận thấy: việc điều động hết chủ lực lên dàn hàng ngang trên biên giới có gì đó chưa thật ổn, lực lượng dày đặc nhưng thế trận phòng thủ thiếu chiều sâu, trong khi lực lượng phòng thủ biển đảo và Tây Nguyên thiếu được tăng cường các đơn vị chủ lực mạnh.
Cũng từ tìm hiểu thực tế, Bộ nhận thấy đời sống của bộ đội trên biên giới quá kham khổ. Bộ đội đóng quân trên các cao điểm sát biên giới, đường đi lại hiểm trở, công tác bảo đảm hậu cần rất khó khăn.
Lúc đó, Liên Xô tư vấn với ta là phải tăng quân thêm một quân đoàn, nhưng Bộ thấy rằng, tình thế buộc phải giảm quân số thường trực; việc giảm quân sẽ tập trung nguồn lực để tăng cường trang bị, huấn luyện, bảo đảm hậu cần, nâng cao sức chiến đấu của quân đội, đồng thời làm nhẹ gánh nặng chi phí quốc phòng, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.
4/ Kế hoạch giảm quân:
Bộ đã báo cáo với Bộ Chính trị về kết quả chuyến thị sát, tình hình quân đội, tình hình biên giới phía bắc và đề xuất phải thực hiện hai việc cấp thiết trước mắt là bố trí lại đội hình, thế trận phòng thủ chiến lược và giảm quân số thường trực. Ðề xuất của Bộ được Bộ Chính trị chấp thuận và cho triển khai thực hiện.
Sau khi được Bộ Chính trị chấp thuận, Bộ xây dựng kế hoạch phòng thủ chiến lược theo tư duy mới. Trước mắt, điều chỉnh sơ bộ trên tuyến biên giới, đưa bộ đội địa phương và dân quân du kích lên tuyến một, các đơn vị chủ lực lui về tuyến hai nhằm tạo ra thế trận phòng thủ có chiều sâu, sau đó sẽ từng bước điều chỉnh lớn và cơ bản hơn.
Tiếp theo đó, việc giảm quân được tiến hành bởi nhiều giải pháp: giải thể những đơn vị được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ lâm thời trước đó; giảm các đơn vị thứ tư của các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn trên tuyến biên giới; điều chỉnh rút gọn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quốc tế và bộ đội biên phòng; giảm gọn biên chế các sư đoàn bộ binh, trung đoàn binh chủng, đơn vị huấn luyện và cơ quan nghiệp vụ của các tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng ở phía sau; chuyển bớt một số đơn vị xây dựng kinh tế sang Nhà nước quản lý; kiện toàn các ban chỉ huy quân sự quận, huyện.
Bộ Chính trị nhất trí giảm: từ quân thường trực 1,5 triệu xuống còn 45 vạn (trong đó đã bao gồm 5 vạn quân thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế) và ghi sổ có 5 vạn quân dự bị.
Giảm từ 9 quân đoàn giảm xuống còn 4 quân đoàn.
Di chuyển vị trí đóng quân của Quân đoàn 3, một trong những quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, từ miền Bắc vào Tây Nguyên. Ngoài lý do đi vào trấn giữ một địa bàn chiến lược, thì khi ấy, quân đoàn 3 mà còn ở lại miền Bắc, thì miền Bắc không cung cấp nổi hậu cần.
Có thể nói rằng, đây là cuộc giảm quân phi thường, chưa có trong tiền lệ Quân đội Nhân dân Việt Nam!
Với tính toán giảm hơn 60% số quân thường trực và chỉ nhận từ 15% đến 18% ngân sách thu trong nước chứ không phải tổng thu ngân sách, càng không phải tổng thu nhập quốc dân. Với lộ trình giảm trong ba năm => Cuối cùng, Việt Nam cũng dần bớt đói nghèo.
(còn tiếp)
Hình ảnh cụ Lê Đức Anh, trong chuyến thị sát Biên giới, khi thực hiện chủ trương giảm quân.
View attachment 8627587
Những chuyện đó các cụ nhà ta chuyển sang chấp pháp rồi. Ko trực tiếp đối đầu qs đâu cụ ah, chứ ai lại đưa cá chuối ra dọa nhái cắn cápem thì nghĩ vẫn cần, những vụ cá mập nó cắn cáp nọ cáp kia, rồi tầu lạ đuổi tàu ngư dân mình cụ định từ bờ phóng cái gì ra, có bọn cá chuối này nó bơi xung quanh cũng có tính răn đe tối thiểu
Những câu chuyện về những Nhân vật lịch sử, các Tướng lĩnh thời Kháng chiến, luôn là những chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Có người biết, có người lặng lẽ đọc ... Do đó, các câu chuyện này nếu được chuyển tải chân thực sẽ rất quýCâu chuyện về chiến dịch MB-84, có liên quan đến vị tướng Hoàng Đan.
Đã có rất nhiều còm về cụ Hoàng Đan ở trong tút.
Hôm nay, tôi xin kể một câu chuyện, để các cụ hiểu thêm về tính cách của cụ Hoàng Đan, mặc dù nó không liên quan trực tiếp đến chiến dịch MB-84.
--- ---
Trong đơn vị Hải quân của tôi, có đại uý Kháng, người Thái Bình, là Trưởng Ban Xăng – Xe của đơn vị.
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, anh Kháng là chiến sỹ trinh sát của sư đoàn 304 – Quân đoàn 2.
Đầu tháng tư năm 1975, sau khi vừa giải phóng Đà Nẵng xong, tốp trinh sát của sư đoàn 304, có anh Kháng ở trong đó, vớ được một con ‘Dép-lùn’ của quân lực VNCH.
Và từ đó, con ‘Dép-lùn’ này, gắn với tốp trinh sát của sư đoàn 304, cho đến tận Sài Gòn.
Và câu chuyện ‘bất hạnh’ đang được kể, là gắn với cụ Hoàng Đan và con ‘Dép-lùn’ thần thánh kia.
Đâu như vào giữa tháng tư năm 1975, tốp trinh sát của sư đoàn 304 và con ‘Dép-lùn’ thần thánh kia, đến được cổng ‘nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo’ vào tầm trưa.
Anh Kháng và đồng đội, dừng lại nghỉ trưa trong nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo.
Ăn trưa xong, cả bọn kéo nhau ra xe, định chạy tiếp, thì anh Kháng nhà ta, cao hứng nẩy ra sáng kiến, là phải ‘dậy cho bè lũ tay sai nguỵ quân nguỵ quyền một đòn nhớ đời’.
Nghĩ sao là làm vậy.
Kháng ta, nhẩy vào hồ nước khoáng, ỉa một bãi và trong hồ, để cho bọn giặc phải chết.
Vừa ‘công tác’, Kháng nhà ta vừa hát rống lên bài ‘Giải phóng miền Nam’ cho nó khí thế.
Ai ngờ, ỉa chưa xong, thì bất ngờ, xe Com-măng-ca của tư lệnh phó quân đoàn 2 là cụ Hoàng Đan cũng xông vào đến ‘nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo’.
Đương nhiên nà cụ Hoàng Đan nghe thấy tiếng hát và chàng Kháng nhà ta đang ỉa xuống hồ.
Cụ Hoàng Đan không nhiều lời. Cũng chẳng thèm hỏi ‘mày tên là gì, hay là ở đơn vị nào’.
Cụ Hoàng Đan chỉ mặt Kháng nhà ta, nói độc nhất một câu:
-“Để dậy cho mày bài học về ‘công tác chiến lợi phẩm’, bây giờ mày hãy uống cho tao, 3 ngụm nước, ngay tại chỗ mày đang tụt quần ấy”
Tất nhiên là Kháng biết người ra lệnh cho mình là ai.
Vậy nên, Kháng ta úp mặt ngay vào cái ‘chỗ nước’ ấy.
Kháng ta kể với bọn tôi rằng:
-Tao uống mà không dám dùng tay, đẩy cái ‘đóng kia’ đang nổi trước mặt ra xa.
Kết quả là, đến tận năm 1984, khi tôi và anh Kháng cùng ở Đoàn 22, thì anh Kháng cứ nhìn thấy loại nước đóng chai nào, là Kháng đều phát nôn oẹ, kể cả bia chai ‘333’, loại đỉnh thời bấy giờ.
Cụ Hoàng Đan là người có đánh dấu tròn đỏ
TB
Không biết các cụ coolpix8700 , Tien Tung , angkorwat thời ở lính, có vụ nào nghịch dại không
Em nghe các cụ nói thời í dân mình báo cho bên kia nhiều, hổg rõ thực hư thế nào, xin cụ chia sẻ!Thời đó ước mơ không chỉ của lính mà rất nhiều thanh niên khác là bộ Tô Châu, mũ cối và dép đúc tầu.
Hôm đổi tiền ta bắt được 1 tên thám báo. Nó men theo sông Lô vào, nhưng lại diện bộ Tô Châu mới. Trong người nó đã mang 1 sấp giấy bạc mới.
Hồi đầu do chỉ mỗi tiểu đoàn vào tham gia, hàng tuần em phải ra Hà Giang nộp báo cáo cho trung đoàn, mấy ông chỉ huy bảo "Ông ra hỏi xem sắp tới mình phải làm gì!". Tụi em hay ngồi chờ xem có ô tô vào làng Ping để đi nhờ ở 1 quán nước. Bà hàng nước hỏi "Chú ở đơn vị nào?". Vừa nói tên bà ấy đọc vanh vách, đang tăng cường cho ai, sắp tới đội kia sẽ làm gì,.... và sau đó cũng chẳng sai nhiều!
Dân mình chẳng báo,Em nghe các cụ nói thời í dân mình báo cho bên kia nhiều, hổg rõ thực hư thế nào, xin cụ chia sẻ!
Em ngày trước cũng hay vào đọc bên quansuvn.net, ấn tượng mãi với những chuyện kể về pháo của anh Phú - nick Khanhhuyen, lính sư 3 - Sao Vàng, chốt trên 1100 năm 85 (anh ấy sống ở Đức nhưng mất vì bệnh rồi).Bác nghe kể (mà cứ nghe kể như vậy thì pháo ta trên ấy 1 ngày chỉ bắn được vài quả, vì bắn xong phải chạy)!
Pháo nằm trong ụ, quả đạn pháo rơi xuống đất đồi đào được cái hố bằng cái bát.
Em đã kể trên kia, đứng trên đồi chứng kiến 2 trận địa pháo tầu bắn từ mờ sáng đến chập tối vào 1 trận địa pháo ta bên bờ sông Lô. Lúc đó em nghĩ, tụi pháo này đi hết. Đến tối đi tải đạn qua, hỏi tụi lính pháo, chúng bảo 1 khẩu pháo hỏng, 1 ông sỹ quan bị thương. Nhìn xung quanh hố đạn ken dầy đặc, chồng vào nhau.
Pháo nằm trong ụ, được vách đất và nắp hầm che chở, chỉ trúng đạn khoan mới xuyên được vào hầm.
Mà đạn khoan là pháo bắn thẳng. Tụi em tải đạn vào hang Giơi phải đi qua trận địa pháo bắn thẳng của mình, đối diện phía bên kia là mấy cái hầm pháo bắn thằng của tầu. Mình bên này nhìn rõ mồn một thì tụi lính pháo tầu cũng chẳng cần ra đa để nhìn rõ. 2 bên cầm canh bắn nhau hàng ngày mà cũng chẳng thấy tụi lính pháo bảo phải thay vì bị bắn hỏng.
Pháo ta trên ấy không ít, nên chỉ từ năm 1984 trở về trước, chứ sau đó trên ấy cả ta và tầu không còn cơ để tập trung đông quân cho 1 trận đánh lớn. Loáng thoáng thấy bóng độ chục thằng tầu thì pháo phía sau cũng dần khu vực ấy cả tiếng đồng hồ!
Bác là người nhà của cụ Hoàng Đan, thật là quý.Những câu chuyện về những Nhân vật lịch sử, các Tướng lĩnh thời Kháng chiến, luôn là những chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Có người biết, có người lặng lẽ đọc ... Do đó, các câu chuyện này nếu được chuyển tải chân thực sẽ rất quý
Tướng Hoàng Đan, về họ mạc, em gọi Ông là Cậu
Và em biết, ít nhất, có 1 Cụ OFEr vẫn lái xe vù vù các thớt, cũng gọi Tướng Hoàng Đan là Cậu, còn gần hơn em, và cả cụ ấy và em đến nhà Cậu hoặc Cậu đến nhà là bình thường
Chúng em vẫn lặng lẽ theo dõi các câu chuyện về Tướng Hoàng Đan
Nói là có cũng đúng, vì lúc đó, quốc tế gây khó khăn cho ta về kinh tế quá nhiều.E chào cụ! KH giảm quân này liệu có sức ép nào bên ngoài ko ah. Em nợ vì rót hết rồi.
Có phải hang Giơi là nơi đoàn kinh tế 313 đang đóng đúng không ạ. Chỗ GầnTừ năm 1984 thì qua cây số 4 là không còn dân, vì dân đi tản cư các nơi khác hết.
Tụi em đóng trên núi, hàng ngày xuống làng Ping tải đạn, thực phẩm vào hang Giơi. Những lúc không phải tải đạn lại đi vào những cái bản ở xung quanh hái chè về sao. Toàn chè cổ thụ, muốn hái phải leo lên cao. Pháo bắn xong, như kiểu đốn đao, mưa xuống búp lên xanh ngút.
Chè tụi em sao thời đó rất nổi tiếng "Chè chốt", nước xanh ngắt vị hơi chát, nhưng sau đó ngọt. Tụi em còn đặt thêm tên "Chè mật chuột" hay chè "Cắm tăm". Tăm cắm xuống ly chè bật lên vì đặc.
Lúc chưa lên chốt em chứng kiến 1 trận pháo phản lực BM13 bắn. Thấy họ vào hơn chục xe, em giả vờ đi hái rau dại mò vào xem. Lúc đó các ông ấy đang lắp đạn. Họ bảo em "Ông về nhanh vào hầm đi, chúng tôi bắn là tụi tầu phản pháo đấy!". Em vừa về là các ông ấy bắn. Tiếng ầm ầm như hồi B52 ở Hà Nội. Bắn xong xe nào các ông ấy chạy đi ngay. Khoảng nửa tiếng sau pháo tầu bắn vào chỗ tụi em. Hội kia biến hết sạch từ lâu rồi!