[Funland] Nhật ký đi học - Harvard GSE EdM '21

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ tư, 13/1/2021, trời âm u, hơi lạnh

Hôm nay là buổi học thứ 8 của lớp HT123. Đáng tiếc là lớp này chỉ có chút thú vị trong 2-3 buổi học đầu nhưng về sau, phần lớn khách mời diễn thuyết rất chán mà nội dung lớp học thì không bàn nhiều về lý thuyết lẫn ứng dụng thực tiễn của các hình thức informal learning hiện đại. Lý do có thể là do người phụ trách giảng dạy đã khá già và kinh nghiệm làm việc chủ yếu liên quan đến các show truyền hình về giáo dục trẻ em. Các hình thức hiện đại như trò chơi điện tử, phim hoạt hình 3D, AR/VR, v.v. gần như không xuất hiện.

Project nhóm của lớp này cũng vậy. 4 thành viên trong nhóm chỉ có kinh nghiệm giảng dạy hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên cách suy nghĩ bị bó hẹp trong khuôn khổ giáo dục và mỗi buổi họp nhóm lãng phí rất nhiều thời gian chỉnh sửa ngôn từ trong proposal. Tôi vẫn thích làm việc nhóm với các học sinh ở Harvard Business School hơn (như dự án trong lớp Entrepreneurial Marketing) vì những người bọn họ đều có >3 năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu và tương đối rộng, tư duy cũng đa diện hơn.

Các hồ sơ MBA đã hoàn thành và nộp 6/7 trường, chỉ còn MIT Sloan vì hạn nộp trễ hơn cả (19/1) và vì các yêu cầu của trường này khá dị: không viết essay mà viết cover letter 300 từ, nộp video giới thiệu bản thân, và nộp sơ đồ tổ chức ở nơi đang làm việc (organization chart).
 
Chỉnh sửa cuối:

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 7, 16/1/2021, trời nắng to, hơi lạnh

Hôm qua, trong khuôn khổ của lớp HT123, nhóm của tôi đã hoàn thành buổi pitching dự án Yours From The Future trước hội đồng 5 người. Dự án của nhóm tôi là một dạng trò chơi giáo dục theo đó học sinh khám phá thế giới tương lai năm 2085 và tương tác với nó qua trao đổi thư từ với công ty tổ chức ~ immersive choose-your-own-adventure penpal. Hội đồng 5 người bao gồm 2 TA của lớp và 3 lãnh đạo cấp cao của Sesame Workshop và một kênh truyền hình giáo dục.

Mô hình hoạt động của Yours From The Future (slide này tôi tự thiết kế):

1610858445970.png


Hôm nay là ngày nghỉ đầu tiên sau khóa học mùa đông, nhưng nhóm tôi vẫn phải chuẩn bị thêm 3-4 trang tài liệu mới cho báo cáo đã dài hơn 10 trang hiện tại để nộp vào 22/1. Ngoài ăn chơi ngủ nghỉ để hồi phục tinh thần (xem Alice in Borderland trên Netflix), tôi bỏ ra gần 2 tiếng để làm việc cho tổ chức tình nguyện: 90 phút thảo luận công việc với co-team leader mới gia nhập + 30 phút phỏng vấn ứng cử viên tình nguyện phụ trách mạng xã hội.

Ngày mai ngoài hoàn tất hồ sơ cho MIT Sloan ra, tôi còn dự định hoàn thành mấy công việc dang dở khác, nộp hồ sơ tìm việc trong trường hợp không được offer MBA như ý, và lên danh sách các lớp học mùa xuân.

Hiện tôi đang cân nhắc các lớp dưới đây, nói chung là xuân này cần phải lấy 1-2 lớp trong trường giáo dục HGSE còn 2-3 lớp còn lại thì tôi nghĩ sẽ tận dụng để lấy lớp của HBS. Tôi hi vọng sẽ tìm hiểu thêm về ứng dụng và chiến lược liên quan đến công nghệ hoặc đổi mới (innovation).

1. EDU T525 Connected Teaching in the Digital Age
- In the first part of the course, we will examine each of the key approaches (personalized learning, blended learning, competency-based learning, online learning, virtual schools, and MOOCs) in a systematic and critical way
- In the second part of the course, we will examine varied dimensions of change that must be addressed for these approaches to be successful, such as: curriculum and pedagogy, access and equity, professional learning, leadership models, use of space, time and technology, and community engagement.

2. EDU T581 Advanced Design Studio
This project-based course provides students with hands-on experience designing a variety of educational technologies. We explore two central questions: 1) What types of designs result in educational technologies that support deep learning experiences? 2) What process do we use to conceptualize and develop these impactful designs?

3. HBSMBA 2134 Digital Innovation and Transformation
Digital Innovation and Transformation is designed to equip students to confidently help conceive, lead and execute digital innovation initiatives and develop new business models for existing and insurgent organizations. The basic premise of the course is that the digital revolution is rapidly transforming the fundamental nature of many companies in a wide range of industries and executives, entrepreneurs and general managers need to understand the economics, technology paradigms and management practices of innovating in digital-centric businesses to ensure corporate and personal success. The course is intended for students pursuing business careers in which digital technologies will be critical to the development of new products and services, e.g., entrepreneurial start-ups, consulting and venture capital, and senior positions in marketing, R&D, and strategy. Visits by case protagonists and industry experts will enable students to understand the career options in this rapidly evolving space.

4. HBSMBA 1677 Managing the Future of Work
The course allows students to examine different perspectives around the future of work, taking on the lens of business, policy, and workforce development institutions in advanced economies. The material gives a modest edge to implications for business leadership in corporations (i.e., what opportunities might be available for firms like Apple or Unilever, and what should they do?) and emerging business concepts and applications in start-up companies.

5. HBSMBA 2028 Leading with People Analytics
People Analytics is designed to help you use data to improve employee-related decisions and practices in your role as a general manager. The best way to increase your data fluency is to build hands-on skills by analyzing and interpreting data, which we do in this course in ways that complement the frameworks and intuitions you already use to guide your actions as a manager. At a deeper level, you will sharpen your ability to think analytically through a data-driven lens.
 

ntpine

Xe tải
Biển số
OF-10676
Ngày cấp bằng
5/10/07
Số km
355
Động cơ
532,404 Mã lực
Nơi ở
HN-Berlin-HN
E thích số 1 EDU T525 vì đang ng.cứu về Blended learning approach, còn số 4 thì e từng học 1 khoá tương tự hồi học ở Nhật, nhưng theo kiểu nghiên cứu chứ không thực hành based. Cảm ơn cụ cập nhật hành trình dài...
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 3, 26/1/2021, trời nắng to và ấm áp...

Kế hoạch lấy 2 lớp ở trường giáo dục GSE và 2 lớp ở trường kinh doanh HBS nhắc tới ở bài #62 đã phá sản hoàn toàn. Lý do là vì yêu cầu tốt nghiệp của chương trình TIE nói rõ chỉ tính credit của tối đa 1 lớp ở mỗi trường ngoài GSE. Vì vậy, bây giờ bất kỳ lớp HBS nào cũng không tính credit, và phải lấy các lớp ở GSE hoặc Harvard Kennedy School, Law School, v.v.

May mắn thay, sự hạn chế ngoài ý muốn đó đã đưa tôi đến những quyết định và trải nghiệm lý thú. Dưới đây là thời khóa biểu tạm thời hiện nay:
(CCCM có thể để ý thấy tôi dùng song song lịch tiếng Anh và tiếng Trung trên Google Calendar. Lý do là vì đôi khi tôi cần theo dõi âm lịch và lịch tiết khí cho các lĩnh vực khác)
1611713492753.png


Trong đó:

1. EDU A132: Educational Innovation and Social Entrepreneurship in Comparative Perspective ~ So sánh sự canh tân trong giáo dục và hoạt động khởi nghiệp vì xã hội (xanh lá = đã được nhận vào chính thức)

Lớp này giống sự kết hợp giữa hai lớp ở học kỳ mùa thu là lớp EDU T522 (Innovation by Design: Projects in Educational Technology) với lớp EDU T565 (Entrepreneurship in the Education Marketplace) vì vừa phải tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục vừa phải nghiên cứu thị trường, phỏng vấn, và làm kế hoạch kinh doanh. Đồng thời cũng có nhiều điểm khác như là có bài tập về nhà phải nghiên cứu và phỏng vấn các lãnh đạo của các tổ chức khởi nghiệp vì xã hội là khách mời của lớp.

Miêu tả nội dung: This course is for students who are interested in gaining a better understanding of how social entrepreneurs can generate sustainable educational innovations. Over the course of the semester, participants will develop a viable education venture, preparing them to launch their own social enterprise to improve educational opportunity. The course will involve a series of activities and experiential workshops focused on the fundamentals of creating an educational enterprise. Readings, discussions, and related activities examine the contributions of social entrepreneurs to expanding educational opportunity.

2. HBSMBA 7475: CS50 for MBAs ~ Lớp khoa học máy tính nhập môn dành cho học sinh MBA (tím = chờ kết quả petition; trong lúc chờ vẫn được học bình thường). Lớp này thời lượng chỉ bằng 1/2 các lớp thông thường.

Phải công nhận là giáo sư dạy lớp này và cả CS50 dành cho học sinh cử nhân ở Harvard College, David J. Malan, cực kỳ có nhiệt huyết và có năng khiếu giảng dạy. Ông làm cho nội dung vốn khô khan trở nên sinh động hấp dẫn hơn và còn có khả năng biến nội dung phức tạp thành đơn giản hơn cho các học sinh không chuyên.

Miêu tả nội dung: Through a mix of technical instruction, discussion of case studies, and hands-on labs, this course empowers students to make technological decisions even if not technologists themselves. Topics include cloud computing, networking, privacy, scalability, security, and more, with a particular emphasis on web and mobile technologies. Languages include Python, SQL, HTML, CSS, and JavaScript. Students emerge from this course with first-hand appreciation of how it all works and all the more confident in the factors that should guide their decision-making.

Một phần của bài tập về nhà đầu tiên:
1611716244165.png


3. DPI 851: Data and Information Visualization ~ hình dung hóa (tạo minh họa/đồ thị) cho dữ liệu và thông tin (lớp này được dạy bởi trường hành chính công HKS Harvard Kennedy School; thời lượng = 1/2 các lớp thông thường).

Tôi đánh giá lớp này với lớp #2 là hai lớp hữu dụng nhất trong học kỳ này vì thông qua chúng tôi sẽ có được các kỹ năng chuyên nghành mới hoặc nâng cấp các kỹ năng sẵn có.

Miêu tả nội dung: This course focuses on building creative and technical skills to transform data into visual reports for the purpose of engendering a shared understanding. Students will learn to use software to ingest, organize, and visualize data, with an emphasis on applying design principles to produce clear, elegant graphs and dashboards that capture the essence of an insight, message, or recommendation distilled from the data.


4. IGA 236: Cybersecurity: Technology, Policy, and Law ~ An ninh điện tử: công nghệ, chính sách, và luật (lớp này được dạy bởi HKS)

Chỉ mới học một buổi nhưng tôi nghĩ đây là có thể là lớp học thú vị nhất mà tôi từng học. Lý do là giáo viên của lớp, Bruce Schneier, tuyên bố thẳng thừng là ông muốn dạy học sinh suy nghĩ như phe bất chính như những kẻ tấn công. Và ngay buổi học đầu tiên, chúng tôi đã có 4 cuộc thảo luận nhóm nhỏ 4 người mỗi nhóm (tổng sĩ số học sinh là chừng 75 người) để thảo luận về phương án tấn công nhằm đạt 4 mục tiêu khác nhau. Từ đơn giản đến phức tạp như làm thế nào để làm tắt bóng đèn --> ăn cắp bữa trưa từ nhà ăn của Harvard --> thay đổi điểm số --> thắng trong bầu cử.

1611684641914.png


1611684747883.png


Điều lý thú nhất là khi nhóm của tôi bàn đến vấn đề số 4, các học viên người Ba Lan và Pakistan trong nhóm đã chia sẻ cách mà chính phủ độc tài ở nước họ cũng như ở nước Nga đã sử dụng để giành được phiếu bầu/thắng (một cách không chân chính). Tôi cũng chia sẻ các quan sát mà tôi thấy được ở Việt Nam. Các bạn bè quốc tế đều khá ngạc nhiên khi nghe thấy quy trình bầu cử ở Viêt Nam cũng chẳng khác mấy so với Ba Lan, Pakistan, và Nga.

Miêu tả nội dung: This course seeks to explore the complex interplay of public policy issues in computer and Internet security. We will survey the nature of Internet security threats, explore the human factors surrounding security, and seek to understand the basics of Internet security technologies. We will also apply this understanding to a series of computer- and Internet-security policy issues, both current and near-future. Examples include government demands for encryption backdoors, software liabilities, hate speech and radical speech, digital copyright, surveillance reform, and computer-crime law. While these issues will primarily be US-focused, we will also discuss relevant issues in the EU and China, as well as international tensions and norms.

5. EDU A608: Leadership, Entrepreneurship, and Learning ~ Lãnh đạo, sáng tạo, và học

Lớp này mặc dù ở GSE nhưng phương pháp dạy lại giống như ở HBS vì sử dụng hình thức case study và thảo luận case cho 90% thời lượng học.

Miêu tả nội dung: This course focuses on how leaders of organizations, both large and small, public and private, translate good ideas into action. These ideas may be entrepreneurial in nature and entail starting new ventures, or they may be intrapreneurial in nature and entail implementing new initiatives within existing organizational structures. We will focus on how leaders can shape and influence complex decision processes regarding innovative and entrepreneurial ideas most effectively.

6. EDU T525: Connected Teaching in the Digital Age
Lớp này chưa bắt đầu nên tôi sẽ bình luận sau.

7. HBSMBA 6694 Field Course: Decoding Growth in Silicon Valley (xanh lam = chờ kết quả xổ số)
Lớp này cũng chưa bắt đầu nên tôi sẽ bình luận sau. Đây cũng là lớp tôi có khả năng drop cao nhất vì chiếm khá nhiều thời gian vả lại không có đóng góp gì cho số lượng credit để tốt nghiệp.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Ngoài ra tuần vừa rồi có một công ty Mỹ chuyên về tư vấn làm hồ sơ ứng tuyển các trường đại học top 30 và hướng đạo truyền thống (phi công nghệ ~ non EdTech; có chi nhánh ở Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v.) liên lạc với tôi để thảo luận về vị trí Director of Sales and Marketing cho một dòng sản phẩm mới giúp học sinh cấp 2/3 có cơ hội nghiên cứu và làm dự án với giáo sư/hướng đạo viên chuyên nghành. Vị trí này sẽ đảm nhiệm phát triển thị trường và mang lại doanh thu cho dòng sản phẩm đó ở 3 thị trường chính là Mỹ, Canada, và Trung Quốc.

Mặc dù nghĩ là tôi có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với vị trí đó, tôi khá phân vân vì mấy lý do chính:
- % thời gian đi công tác có thể sẽ lên đến 50% hoặc hơn trong khi tôi lại muốn trong mấy năm tới tập trung phát triển sự nghiệp và mạng lưới đối tác ở Mỹ
- Lương bổng ước chừng $100,000 + equity nhưng sẽ có một phần không nhỏ phụ thuộc vào sales performance. Mức lương $100,000 nghe có vẻ cao nhưng khi so với mức lương tôi từng nhận được trước đây based ở Trung Quốc và so với mức sống ở Trung Quốc thì $100,000 không thực sự cao lắm.
- Tôi vẫn có dự tính học MBA vào mùa thu tới. Nếu bắt đầu công việc mới vào hè này sau khi tốt nghiệp Harvard và có được offer MBA ưng ý thì sẽ phải đề nghị trường defer enrollment từ 1 tới 2 năm. Trường chưa chắc đã cho, mà nếu có cho thì tôi nghĩ lúc đó mình đã hơn 30 tuổi rồi mà học MBA thì chi phí cơ hội sẽ cao hơn nhiều.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 7, 30/1, trời mát mẻ...

1. Chọn lớp:

Cuối cùng cũng đã hoàn thiện xong danh sách lớp cho mùa xuân này. Từ 7 lớp ban đầu nay chỉ còn 5 lớp:
EDU A132: Educational Innovation and Social Entrepreneurship in Comparative Perspective
HBSMBA 7475: CS50 for MBAs
IGA 236: Cybersecurity: Technology, Policy, and Law
EDU A608: Leadership, Entrepreneurship, and Learning
EDU T525: Connected Teaching in the Digital Age


2 lớp còn lại là DPI 851: Data and Information VisualizationHBSMBA 6694 Field Course: Decoding Growth in Silicon Valley thì vì quá đông học sinh chọn mà mình lại không may mắn trúng xổ số cho những ghế còn sót nên rớt.

Nhưng cũng thành vấn đề vì với với lớp DPI 851, tôi có thể dùng các LinkedIn Learning Paths có liên quan như hình dưới để học thêm kỹ năng và làm chủ về mặt thời gian .

1612065280119.png



Vả lại mấy cái certificate của LinkedIn cũng có thể được trưng ra trên LinkedIn profile chứ còn lớp học thì chỉ nằm trong học bạ mà thôi. Dưới đây là mấy cái LinkedIn Learning Paths tôi hoàn thành năm ngoái.

1612069536796.png


Còn với lớp HBSMBA 6694 thì tôi đã tải về mấy case studies và tư liệu khác. Mất mát lớn là ở việc bị hụt cơ hội nghe các nhà khởi nghiệp ở Silicon Valley nói chuyện và network với họ.



2. Ngoài chuyện chọn lớp ra thì tuần này có một tin vui và một tin buồn:

Tin vui là tôi nhận được lời mời phỏng vấn từ chương trình MBA của University of Chicago (Booth):

1612066113546.png


Ngoài ra tôi còn phải nộp một đoạn video dài một phút trả lời 1 trong 2 câu hỏi đề bài.

1612066151738.png


Năm ngoái việc chuẩn bị hồ sơ cho các chương trình MBA của tôi quá sức gấp rút và có phần sơ sài nên nộp hồ sơ 12 trường thì trượt vòng xét hồ sơ 8 trường và được mời phỏng vấn 4 trường (Berkeley-Haas, Northwestern-Kellogg, Cornell-Johnson, CMU-Tepper). Trong 4 trường đó thì có 2 waitlists -> reject (Berkeley-Haas, Northwestern-Kellogg) và 2 offers (Cornell-Johnson, CMU-Tepper). Năm nay chỉ có nộp hồ sơ 7 trường thôi và cho đến nay mới có tin tức chính thức từ 1 trường là Chicago-Booth; còn trường Northwestern-Kellogg hình như cũng chuẩn bị mời phỏng vấn vì tôi vừa mới nhận được thư thông tháo sẽ cần phải nộp hồ sơ xin học bổng (need-based) vào đầu tháng 2. Hi vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn năm ngoái.


Tin buồn là hồ sơ dự thi cuộc thi khởi nghiệp President's Innovation Challenge bị từ chối vì ban giám khảo muốn xem xét các dự án đã ở giai đoạn phát triển xa hơn (có doanh thu / sản phẩm mẫu hoàn chỉnh) là sản phẩm tham dự của tôi hiện nay. Thay vào đó, dự án của tôi chỉ được nhận vào Harvard I-Lab Spring Venture program. Kết quả này nằm trong dự tính của tôi. Đồng thời, điều này cũng khiến tôi tin rằng vẫn còn quá sớm để tham dự vào cuộc thi HBS New Venture Competition (hạn nộp hồ sơ đầy đủ là ngày 3 tháng 2). Cũng không phải là vấn đề gì quá lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Thứ 5, 4/2/2021,....đã hơn 2 giờ sáng, muộn quá nên mai tôi mới viết bài mới được. Dạo này bận bù đầu với bài tập HBSMBA 7475 và tài liệu đọc trước khi lên lớp của IGA 236 , EDU T525, EDU A608
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Thứ 6, 19/2/2021, giữa đêm trăng thanh gió mát...

Đợt vừa rồi có nhiều hoạt động lễ tết gia đình và bài tập cũng như dự án trên lớp quá nên đã làm CCCM phải đợi lâu. Nay tôi sẽ cập nhật về hai tuần vừa rồi:

1. EDU A132: Educational Innovation and Social Entrepreneurship in Comparative Perspective

Tuần trước nhóm ba người của tôi đã phỏng vấn Boris Bulayev (Đồng sáng lập viên và CEO của tổ chức giáo dục đa quốc gia tại châu Phi Educate! https://www.experienceeducate.org/leadership-and-boards) để tìm hiểu về cách thức tổ chức này ứng phó với COVID cũng như về chiến lược mở rộng. Phương thức ứng phó COVID của tổ chức này khá hay, đó là khi học sinh không thể tham gia trực tiếp ở các bootcamp huấn luyện nghề nghiệp và kỹ năng lãnh đạo thì Educate! chuyển mô hình đào tạo sang dùng điện thoại và radio vì internet và máy tính vẫn còn ít ở châu Phi. Sau khi phỏng vấn thì nhóm đã viết một tiểu luận ngắn trình bày suy nghĩ về cuộc phỏng vấn đó như là bài tập số 1 của lớp.

1613716572610.png



Bài tập số 2 phải nộp vào thứ 2 tuần tới là miêu tả về một vấn đề giáo dục mà tôi muốn tìm kiếm giải pháp (kinh doanh/công nghệ/v.v.) để giải quyết. Tôi dự định sẽ viết về trở ngại đối với việc ứng dụng PBL (project-based learning) vào lớp học + giải pháp thiết kế learning project mà tôi đã nghiên cứu hồi mùa đông.

Nhìn chung lớp này mô thức giảng dạy khá giống T565 ở học kỳ trước, dạy tương đối nhàm chán mặc dù nội dung khá là lý thú. Các bài tập trong lớp (thảo luận trong Zoom break-out room) và ngoài lớp thú vị hơn T565. Ngoài ra, mỗi tuần ngoài 75 phút lên lớp ra, các học sinh còn được phân ra thành 3 nhóm nhỏ chừng 10 người mỗi nhóm để gặp Teaching Fellow và thảo luận các nội dung ứng dụng liên quan đến quy trình và kinh nghiệm làm Educational Innovation và Social Entrepreneurship.

2. HBSMBA 7475: CS50 for MBAs

Giáo sư David J. Malan (https://en.wikipedia.org/wiki/David_J._Malan) dạy CS50 ở cả Harvard College lẫn HBS và ông đã cải biên CS50 nặng và phức tạp thành một lớp học có độ khái quát hóa cao nhưng vẫn giúp người học (MBA degree seekers) tiếp cận được nhiều nội dung quan trọng của Computer Science một cách hiệu quả.

Đây là giáo trình (syllabus) của lớp:
1613716903605.png


Nhìn thì đơn giản, chỉ có 13 buổi học thôi, nhưng mà sau mỗi buổi học đều có 1 problem set nói khó không khó nhưng nói dễ thì cũng không dễ. Thường thì mỗi set có 10 câu hỏi, 5 câu lý thuyết và 5 câu thực hành.

Ví dụ câu hỏi lý thuyết thường yêu cầu giải thích và định nghĩa trong hoàn cảnh thực tế (Problem set sau buổi học về Internet Technologies)

1613717198482.png


Ví dụ về câu hỏi thực hành - lập trình python thỏa mãn yêu cầu của đề bài (bài tập sau lớp số 2 & 3 - Python và Data Structure
1613717080269.png


Nhìn chung, đây là một lớp rất hay. Tốc độ truyền đạt rất nhanh, người giảng lôi cuốn, nhưng muốn giải bài tập đạt điểm cao thì ngoài nghe giảng ra còn cần phải tích cực dùng Google để tìm hiểu thêm về các cú pháp.

3. IGA 236: Cybersecurity: Technology, Policy, and Law

Nhận định ban đầu của tôi về lớp này 2 tuần trước quả không sai - lớp thú vị nhất học kỳ này. Cũng nhờ lớp này mà tôi mới có động lực tìm hiểu thêm về cybersecurity và social engineering (mới tải một đống sách điện tử về hai vấn đề này để đọc dần).

Sau khi lên lớp gần 2 tuần rồi tôi mới phát hiện ra là giáo sư Bruce Schneier cực kỳ lợi hại (https://en.wikipedia.org/wiki/Bruce_Schneier). Ông không chỉ là chuyên gia có tiếng về an ninh mạng và thuật toán mã hóa - đồng tác giả của 2 thuật toán mã hóa blowfish và twofish từng phổ biến một thời, trong đó twofish từng vào vòng chung kết cuộc thi chọn Advanced Encryption Standard năm 97-2000 (https://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Encryption_Standard_process) mà còn là người cổ súy các chính sách an ninh mạng và bảo mật đời tư ở cấp quốc gia.

Ngoài ông giáo sư nổi tiếng và nội dung giảng dạy cũng như thảo luận trong lớp cực kỳ thú vị ra, các bài tập của lớp cũng rất hay ho và gần gũi với đời sống. Có thể thấy dưới đây các bài tập hàng tuần và bài luận mỗi 3-4 tuần:
1613718248521.png

Trong các bài tập hàng tuần, học sinh có thể phải tải về và sử dụng phần mềm nhắn tin có bảo mật hai đầu (point-to-point encrption) hoặc tải nội dung mà Facebook và Google lưu trữ về cá nhân mình rồi viết một đoạn luận văn ngắn trình bày cảm nhận và suy nghĩ liên quan.

Còn trong bài luận - memo policy - học sinh phải trình bày phân tích hoặc gợi ý về một chính sách hoặc sản phẩm nào đó. Trong memo #1 của tôi, tôi đề xuất đưa ra quy chuẩn mới về mật mã: không số, không chữ hoa, không ký tự đặc biệt; thay vào đó chỉ cần một tổ hợp nhiều hơn 4 chữ tiếng Anh bất kỳ là được. Lý do là với quy chuẩn mật mã như vậy, người sử dụng không gặp quá nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ hay gõ mật mã nhưng mật mã đó vẫn đủ độ dài và phức tạp (cryptographically secure). Trong bài luận của mình tôi nhắc đến công cụ tạo chữ ngẫu nhiên (randomwordgenerator.com) và khi tôi dùng nó để lấy 4 chữ ngẫu nhiên thì được tổ hợp "feminist, warrant, slippery, develop" (không có dấu phẩy và cách giữa các từ). Với tổ hợp dài 31 ký tự này, mức độ phức tạp là 116.3 bit và các bộ xử lý phổ thông của năm 2020 sẽ mất thời gian vô tận để có thể bẻ bằng brute force ngay cả khi dùng word list (https://www.betterbuys.com/estimating-password-cracking-times/).

Tôi nghĩ rằng học sinh nào đến Harvard cũng nên học lớp này và lớp CS50 (bản đầy đủ hoặc rút gọn cho các mục đích khác nhau).

4. EDU A608: Leadership, Entrepreneurship, and Learning

Lớp này tôi vừa thấy hay vừa thấy dở. Hay là ở chỗ nó dùng case study để thảo luận về các nội dung liên quan đến kỹ năng lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực ngoài giáo dục. Nhưng dở là ở chỗ các case được chọn khá cũ kỹ và dở. Trong 5-6 cases thảo luận gần đây chỉ có 1 là sau năm 2010.

Ngoài 2 buổi học 75 phút mỗi tuần ra, học sinh cũng phải họp nhóm theo giờ cố định để thảo luận về case trước giờ lên lớp. Nói thật lòng là họp nhóm khá vô bổ, có lẽ vì các học sinh trong nhóm đa phần chỉ có kinh nghiệm trong nghành giáo dục và cũng vì các case quá chán.

5. EDU T525: Connected Teaching in the Digital Age

Lớp này tôi đánh giá trung bình khá. Nội dung đọc và bài giảng trong lớp đều liên quan đến các mô thức học tiên tiến như personalized learning, competency-based education, MOOC, v.v. và trong tương lai là về các thành phần trong cuộc liên quan đến giáo dục trong tương lai. Trong gần 2 tiếng lên lớp hằng tuần (1 buổi), khoảng 30 phút là dành cho các guest speakers nói chuyện và trả lời câu hỏi liên quan đến mô thức giáo dục đang bàn luận. Mấy cái này thì cũng có chút ít lý thú.
1613719574202.png


Cái thu hút tôi ở lớp này đó là final project của nó. Tôi đã chọn final project của tôi là phát triển một giáo trình dài 8 tuần để dạy cho học sinh cấp 3 ở Việt Nam về entrepreneurship bằng mô hình blended learning (học phối hợp nhiều phương pháp, vd: online/offline, thảo luận nhóm, workshop, field study). Trong mấy tuần tới, tôi phải đi tìm kiếm sách và tài liệu liên quan để xây dựng giai đoạn đầu của giáo trình này và nộp báo cáo giữa mùa vào ngày 11 tháng 3 (ngay trước kỳ nghỉ xuân Spring Break).

6. Ứng tuyển vào các chương trình MBA:

+ Tuần trước tôi đã phỏng vấn xong cho chương trình MMM (MBA + MS in Design Innovation) của trường kinh doanh Kellogg ở đại học Northwestern (xếp hạng 3 trong top MBA của US News). Người phỏng vấn tôi là cựu học sinh của Kellogg MBA và hiện đang làm Partner của công ty tư vấn Bain. Tuần này thì còn có phỏng vấn cho chương trinh MBA của trường kinh doanh Booth (University of Chicago #3 US News).

- Harvard Business School (#6 US News) và Wharton Business School (UPenn #1 US News) đã không mời tôi tham dự phỏng vấn. Tiếc cho Wharton nhưng không tiếc lắm cho Harvard vì sau khi học mấy lớp dùng gần như 100% case study, tôi thấy mình khá dị ứng với kiểu học như vậy. Luôn có cảm giác gò bó trong khuôn khổ của case và không hợp thời vì case phần lớn đều trễ 3-5 năm trở lên so với thực tế đời sống hiện nay.

? Tôi vẫn còn đang đợi tin từ Stanford, MIT, Berkeley. (#1, #5, #7 US News).
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Khuya chủ nhật, 11/4/2021, trời mát mẻ

Đã lâu rồi mới viết lại bài ở đây. Lý do thì nhiều, nào là bài tập và dự án trên lớp, nào là kiếm việc làm, v.v. Để tôi tóm tắt lại dưới đây những việc xảy ra ngoài lớp học dạo gần đây trước.

A. Ngoài lớp học

1. MBA:
Kế hoạch MBA phá sản hoàn toàn. Nộp đơn cho 7 trường thì 5 trường không phỏng vấn và 2 trường phỏng vấn nhưng rồi cuối cùng từ chối. Nhưng khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra.

2. Tìm việc làm: theo thống kê từ LinkedIn thì trong vòng 2 tháng nay, tôi đã nộp tổng cộng 37 đơn xin việc. Các công việc này chủ yếu là những chức danh như Chief of Staff (chánh văn phòng) cho COO/CEO, Product Manager, Product Marketing Manager, Program Manager, v.v. ở các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong 37 đơn này, có 1 công ty phỏng vấn và mời tôi làm việc. Đây là một công ty EdTech (công nghệ giáo dục) quy mô nhỏ có trụ sở chính ở châu Âu nhưng có văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới. Với chức danh là Product Marketing Manager (PMM) và cũng là PMM duy nhất ở đây, tôi sẽ làm việc dưới trướng của Product Marketing Director để giúp công ty này duy trì thị phần ở Mỹ (~ 30% thị phần thị trường ngách) cũng như mở rộng thị phần sang các thị trường Mỹ Latin và châu Á Thái Bình Dương (công ty này hiện cũng có đối tác kinh doanh ở Việt Nam).

Để nhận được offer này, tôi trải qua tổng cộng 5 cuộc phỏng vấn: 1 với lãnh đạo trực tiếp (Product Marketing Director), 3 với lãnh đạo gián tiếp (Marketing Communications Director, Latin America President, Asia Pacific Director), và 1 với C-suite (Chief Commercial Officer). Tôi nghĩ mình đã khá năng động khi không chỉ tìm hiểu kỹ về đặc điểm của công ty và sản phẩm mà còn nghiên cứu cả thiết kế và nội dung của công ty này trên mạng (website, LinkedIn, Youtube, v.v.), thậm chí còn dùng các công cụ web analytics để tìm hiểu về khối lượng truy cập, quốc gia của người truy cập, bounce rate, v.v. Trong các cuộc phỏng vấn, tôi đều vận dụng những kiến thức này khi có câu hỏi liên quan.

Ngoài ra, sau cuộc phỏng vấn đầu tiên và cuối cùng, tôi đều viết thư cảm ơn, trong đó tóm tắt ý chính của cuộc phỏng vấn và bổ sung thêm một số ý, lý do chứng tỏ tôi là sự lựa chọn tốt nhất:

Vd: interview note 1 (gửi cho Product Marketing Director)

1618117511904.png


Vd: interview note 2 (gửi cho Chief Commercial Officer và cc Product Marketing Director). Trong email này, tôi chủ yếu trả lời 3 câu hỏi chính:
- Vì sao tôi là sự lựa chọn đúng đối với công ty? --> tóm tắt và dùng văn xuôi để miêu tả các kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách cần cho công việc.
- Vì sao công ty là sự lựa chon đúng đối với tôi? --> một dạng như mission statement trong CV, ở đây tôi nhận mạnh công việc của PMM ở công ty này giúp tôi hoàn thành sứ mạng của mình - ứng dụng công nghệ để làm giáo dục càng phổ biến và dễ tiếp cận hơn. Tất nhiên Mission Statement cần viết sao cho có chút văn vẻ nhưng phải có liên quan đến nội dung CV thực tế và yêu cầu của công việc chứ không thể cao sang mà trống rỗng.
- Nếu được nhận, tôi sẽ làm gì? --> các nhà tuyển dụng luôn thích ứng cử viên có nhiệt huyết, biết mình nên làm gì, và có kế hoạch cụ thể. Viết ra kế hoạch 6 tháng giúp nhà tuyển dụng nhìn rõ điều này. Ở đây, vì tôi còn 2 tháng nữa mới tốt nghiệp nên viết thêm là trong giai đoạn này sẽ làm gì để chuẩn bị công việc. Thực tế là tôi thích học hỏi nên viết ở đây là muốn học thêm về SQL và digital marketing (SEO, social media, campaign, v.v.) mặc dù công việc PMM ở công ty này không yêu cầu về hai cái này nhưng nếu biết thêm thì tốt hơn nhiều.

1618120303805.png


Nộp đơn từ 20/3 và nhận được offer vào 5/4 (16 ngày), sau khi thỏa thuận lương bổng thêm 1 ngày nữa thì tôi đã ký offer và giấy tờ liên quan. Công việc này sẽ bắt đầu từ đầu tháng 6 và tôi có thể làm việc tại nhà cho đến cuối quý 3 năm nay. Từ khoảng tháng 10 thì công ty yêu cầu phải làm việc quanh khu vực Boston (bang Massachusetts).

Sau khi nhận được offer, tôi có gửi email và Amazon giftcard cho giáo sư Christina Wallace dạy tôi lớp Entrepreneurial Marketing ở Harvard Business School (cross-registered) học kỳ trước. Cô rất hãnh diện vì tôi và chúc mừng tôi.
1618119171769.png


Tôi nghĩ có hai lý do, một là công việc này liên quan đến Marketing, và hai là thường thì nhiều người chọn học MBA để đổi nghành sang lĩnh vực Tech và chức vụ sang Product Manager/Product Marketing Manager. Này tôi chưa học MBA mà kiếm được việc làm ở một công ty EdTech đa quốc gia lại đang phát triển nhanh nữa, cho nên có thể xem là một kỳ tích nhỏ. Cô cũng bảo là nếu tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm rồi thì có lẽ không cần MBA nữa (thường thì những người có trên 10 năm kinh nghiệm sẽ theo học các chương trình MBA bán thời gian như Executive MBA hoặc Evening & Weekend MBA).

Mấy dòng cuối... tôi nghĩ là tìm việc ở Mỹ trước tiên cần phải hên (lucky). Có rất nhiều vị trí mà tôi và nhiều người ngay cả phỏng vấn cũng không được mời nhưng có khả năng lớn là làm được việc. Lý do không được mời phỏng vấn có thể là hệ thống ATS (quét CV tự động tìm từ khóa cần thiết) không cho qua ải, hoặc người duyệt hồ sơ không tin/thích một số dạng kinh nghiệm làm việc nào đó (như tôi là làm việc liên tục ở các công ty không nổi tiếng lắm ở Trung Quốc), hoặc không có người quen biết giới thiệu, v.v. Sau khi đủ hên rồi thì anh cần phải hay và hoạt bát, tức là làm được việc và thể hiện sự tích cực. Trừ khi người giới thiệu anh là người thân đồng thời là chủ hoặc giám đốc cấp cao của công ty đó, anh phải chứng minh được kỹ năng + kinh nghiệm làm việc đồng thời chứng minh cho họ thấy anh đam mê công việc và trân trọng công ty tuyển dụng nhiều ra sao. Nhiều công ty bày vẽ ra rất nhiều cửa ải đê thử thách ứng cử viên, nhiều cái hợp lý nhưng nhiều cái thì vô lý vô cùng. Trên diễn đàn Reddit, trong các mục như /Recruitinghell hay /LinkedInLunatics hay /Antiwork, CCCM có thể thấy rất nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm cũng như những bất mãn đối với những giai đoạn và nhân tố khác nhau trong quá trình tìm việc và làm việc: từ nộp đơn, phỏng vấn, deal lương, vào việc, cho đến thăng chức, thêm lương, đổi việc, đuổi việc. Thiết nghĩ, giới trẻ Việt Nam sẽ và đang muốn tìm việc nên nghiên cứu thêm các chia sẻ trên mạng ở cả VN và Mỹ để học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như tránh các cú sốc sau này.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,834
Động cơ
116,417 Mã lực
Khuya chủ nhật, 11/4/2021, trời mát mẻ

Đã lâu rồi mới viết lại bài ở đây. Lý do thì nhiều, nào là bài tập và dự án trên lớp, nào là kiếm việc làm, v.v. Để tôi tóm tắt lại dưới đây những việc xảy ra ngoài lớp học dạo gần đây trước.

A. Ngoài lớp học

1. MBA:
Kế hoạch MBA phá sản hoàn toàn. Nộp đơn cho 7 trường thì 5 trường không phỏng vấn và 2 trường phỏng vấn nhưng rồi cuối cùng từ chối. Nhưng khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra.

2. Tìm việc làm: theo thống kê từ LinkedIn thì trong vòng 2 tháng nay, tôi đã nộp tổng cộng 37 đơn xin việc. Các công việc này chủ yếu là những chức danh như Chief of Staff (chánh văn phòng) cho COO/CEO, Product Manager, Product Marketing Manager, Program Manager, v.v. ở các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong 37 đơn này, có 1 công ty phỏng vấn và mời tôi làm việc. Đây là một công ty EdTech (công nghệ giáo dục) quy mô nhỏ có trụ sở chính ở châu Âu nhưng có văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới. Với chức danh là Product Marketing Manager (PMM) và cũng là PMM duy nhất ở đây, tôi sẽ làm việc dưới trướng của Product Marketing Director để giúp công ty này duy trì thị phần ở Mỹ (~ 30% thị phần thị trường ngách) cũng như mở rộng thị phần sang các thị trường Mỹ Latin và châu Á Thái Bình Dương (công ty này hiện cũng có đối tác kinh doanh ở Việt Nam).

Để nhận được offer này, tôi trải qua tổng cộng 5 cuộc phỏng vấn: 1 với lãnh đạo trực tiếp (Product Marketing Director), 3 với lãnh đạo gián tiếp (Marketing Communications Director, Latin America President, Asia Pacific Director), và 1 với C-suite (Chief Commercial Officer). Tôi nghĩ mình đã khá năng động khi không chỉ tìm hiểu kỹ về đặc điểm của công ty và sản phẩm mà còn nghiên cứu cả thiết kế và nội dung của công ty này trên mạng (website, LinkedIn, Youtube, v.v.), thậm chí còn dùng các công cụ web analytics để tìm hiểu về khối lượng truy cập, quốc gia của người truy cập, bounce rate, v.v. Trong các cuộc phỏng vấn, tôi đều vận dụng những kiến thức này khi có câu hỏi liên quan.

Ngoài ra, sau cuộc phỏng vấn đầu tiên và cuối cùng, tôi đều viết thư cảm ơn, trong đó tóm tắt ý chính của cuộc phỏng vấn và bổ sung thêm một số ý, lý do chứng tỏ tôi là sự lựa chọn tốt nhất:

Vd: interview note 1 (gửi cho Product Marketing Director)

View attachment 6076979

Vd: interview note 2 (gửi cho Chief Commercial Officer và cc Product Marketing Director). Trong email này, tôi chủ yếu trả lời 3 câu hỏi chính:
- Vì sao tôi là sự lựa chọn đúng đối với công ty? --> tóm tắt và dùng văn xuôi để miêu tả các kinh nghiệm, kỹ năng, tính cách cần cho công việc.
- Vì sao công ty là sự lựa chon đúng đối với tôi? --> một dạng như mission statement trong CV, ở đây tôi nhận mạnh công việc của PMM ở công ty này giúp tôi hoàn thành sứ mạng của mình - ứng dụng công nghệ để làm giáo dục càng phổ biến và dễ tiếp cận hơn. Tất nhiên Mission Statement cần viết sao cho có chút văn vẻ nhưng phải có liên quan đến nội dung CV thực tế và yêu cầu của công việc chứ không thể cao sang mà trống rỗng.
- Nếu được nhận, tôi sẽ làm gì? --> các nhà tuyển dụng luôn thích ứng cử viên có nhiệt huyết, biết mình nên làm gì, và có kế hoạch cụ thể. Viết ra kế hoạch 6 tháng giúp nhà tuyển dụng nhìn rõ điều này. Ở đây, vì tôi còn 2 tháng nữa mới tốt nghiệp nên viết thêm là trong giai đoạn này sẽ làm gì để chuẩn bị công việc. Thực tế là tôi thích học hỏi nên viết ở đây là muốn học thêm về SQL và digital marketing (SEO, social media, campaign, v.v.) mặc dù công việc PMM ở công ty này không yêu cầu về hai cái này nhưng nếu biết thêm thì tốt hơn nhiều.

View attachment 6077084

Nộp đơn từ 20/3 và nhận được offer vào 5/4 (16 ngày), sau khi thỏa thuận lương bổng thêm 1 ngày nữa thì tôi đã ký offer và giấy tờ liên quan. Công việc này sẽ bắt đầu từ đầu tháng 6 và tôi có thể làm việc tại nhà cho đến cuối quý 3 năm nay. Từ khoảng tháng 10 thì công ty yêu cầu phải làm việc quanh khu vực Boston (bang Massachusetts).

Sau khi nhận được offer, tôi có gửi email và Amazon giftcard cho giáo sư Christina Wallace dạy tôi lớp Entrepreneurial Marketing ở Harvard Business School (cross-registered) học kỳ trước. Cô rất hãnh diện vì tôi và chúc mừng tôi.
View attachment 6077062

Tôi nghĩ có hai lý do, một là công việc này liên quan đến Marketing, và hai là thường thì nhiều người chọn học MBA để đổi nghành sang lĩnh vực Tech và chức vụ sang Product Manager/Product Marketing Manager. Này tôi chưa học MBA mà kiếm được việc làm ở một công ty EdTech đa quốc gia lại đang phát triển nhanh nữa, cho nên có thể xem là một kỳ tích nhỏ. Cô cũng bảo là nếu tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm rồi thì có lẽ không cần MBA nữa (thường thì những người có trên 10 năm kinh nghiệm sẽ theo học các chương trình MBA bán thời gian như Executive MBA hoặc Evening & Weekend MBA).

Mấy dòng cuối... tôi nghĩ là tìm việc ở Mỹ trước tiên cần phải hên (lucky). Có rất nhiều vị trí mà tôi và nhiều người ngay cả phỏng vấn cũng không được mời nhưng có khả năng lớn là làm được việc. Lý do không được mời phỏng vấn có thể là hệ thống ATS (quét CV tự động tìm từ khóa cần thiết) không cho qua ải, hoặc người duyệt hồ sơ không tin/thích một số dạng kinh nghiệm làm việc nào đó (như tôi là làm việc liên tục ở các công ty không nổi tiếng lắm ở Trung Quốc), hoặc không có người quen biết giới thiệu, v.v. Sau khi đủ hên rồi thì anh cần phải hay và hoạt bát, tức là làm được việc và thể hiện sự tích cực. Trừ khi người giới thiệu anh là người thân đồng thời là chủ hoặc giám đốc cấp cao của công ty đó, anh phải chứng minh được kỹ năng + kinh nghiệm làm việc đồng thời chứng minh cho họ thấy anh đam mê công việc và trân trọng công ty tuyển dụng nhiều ra sao. Nhiều công ty bày vẽ ra rất nhiều cửa ải đê thử thách ứng cử viên, nhiều cái hợp lý nhưng nhiều cái thì vô lý vô cùng. Trên diễn đàn Reddit, trong các mục như /Recruitinghell hay /LinkedInLunatics hay /Antiwork, CCCM có thể thấy rất nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm cũng như những bất mãn đối với những giai đoạn và nhân tố khác nhau trong quá trình tìm việc và làm việc: từ nộp đơn, phỏng vấn, deal lương, vào việc, cho đến thăng chức, thêm lương, đổi việc, đuổi việc. Thiết nghĩ, giới trẻ Việt Nam sẽ và đang muốn tìm việc nên nghiên cứu thêm các chia sẻ trên mạng ở cả VN và Mỹ để học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như tránh các cú sốc sau này.
Chúc cụ vạn sự tốt đẹp. Em rất thích đọc bài chia sẻ về cách xin việc của cụ :)

Sundar Pichai cũng bắt đầu là PM thì phải. Chúc cụ chân cứng đá mềm :)
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Tối thứ 2, 24/5/2021,...trời âm u...ở Atlanta...

Tôi đã bỏ bê thớt này hơn một tháng rồi. Thời gian trôi nhanh quá và chỉ trong vòng 3 ngày nữa thôi (27/5), tôi sẽ tham dự lễ tốt nghiệp của Harvard Graduate School of Education.

Tóm tắt nhanh về mấy dự án và bài luận cuối kỳ của mấy lớp tôi hoàn thành trước khi đi du lịch Atlanta:

HBSMBA7475 CS50 for MBAs: lớp này hoàn thành đầu tiên từ giữa tháng 3 vì chỉ có 1.5 credits nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa cập nhật điểm trên hệ thống của trường (xem bảng tổng kết phía dưới). Bài thi cuối kỳ có format cũng giống như mấy bài tập sau buổi học khác chỉ có điều là dài gấp 2-3 lần và bao quát toàn bộ các nội dung đã học, đặc biệt nhấn mạnh đến an toàn thông tin và tính trung lập của internet (net neutrality).

EDU A608 Leadership, Entrepreneurship, and Learning: lớp này về cuối kỳ có vài buổi học về mô phỏng kỹ năng sinh tồn (survival simulation) và phát triển kỹ năng nghề nghiệp khá hay (dạy bởi giáo sư Monica Higgins, có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy kỹ năng lãnh đạo trong kinh doanh và có khá nhiều bằng cấp liên quan như Tuck MBA, Harvard PhD in Psychology). Ngoài ra thì bài thi giữa kỳ làm một bài luận 5 trang theo kiểu case analysis để tư vấn cho hiệu trưởng mới ở một trường cấp 3 đang gặp nhiều khó khăn. Còn bài thi cuối kỳ thì là 7 trang dạng personal essay viết về lý thuyết/tư tưởng lãnh đạo của bản thân mình, nguồn gốc hình thành, và tiên đoán về ứng dụng lý thuyết đó cho công việc tương lai sau khi tốt nghiệp. Tôi xào nấu lại bài luận ứng tuyển cho mấy trường MBA hồi trước để làm dẫn chứng cho nguồn gốc của lý thuyết lãnh đạo của tôi rồi viết thêm 3-4 trang nữa để hệ thống hóa những trải nghiệm ở đại học Mỹ và khi làm việc ở Trung Quốc thành một lý luận có cấu trúc rõ ràng. Lớp này được điểm B+.

EDU A132 - Educational Innovation and Social Entrepreneurship in Comparative Perspective: lớp mà tôi không ưa nhất có dự án cuối kỳ cũng dài dòng lê thê nhất vì phải viết một kế hoạch kinh doanh dài 20-25 trang + 1 bài thuyết trình dài 3 phút dạng Business Pitch cho dự án EdTech PBL Space của tôi. Vì không ưa lớp này từ đầu nhưng lại không kiếm được lớp nào khác phù hợp về thời gian nên tôi để nó ở dạng Pass/Fail chứ không nhận điểm xếp hạng (letter grades). Tôi nghĩ nếu làm kiểu nhận điểm thông thường có lẽ sẽ được B+ hoặc A-.
1621906808153.png



EDU T525 Connected Teaching in the Digital Age: lớp này thì có hứng thú hơn một chút so với A132, đặc biệt là ở phần thảo luận khá vui trên mạng trước giữa các học sinh vài ngày trước khi lên lớp và ở 10 phút đầu mỗi buổi học. Tôi tâm đắc nhất là hiểu thêm được về khái niệm và ứng dụng của mô hình học tập kết hợp (blended learning) tức là không chỉ có 1 phương thức học kết hợp lại với nhau mà là 2 mô thức khác xa nhau thậm chí là nhiều hơn. Trong thời đại học từ xa vì COVID, blended learning chuyển mình từ định nghĩa cũ ~ 1 phương thức mặt đối mặt (in-person) + 1 phương thức trực tuyến (online) sang định nghĩa mới ~ 1 phương thức đồng bộ về thời gian (synchronous ~ thầy và trò gặp mặt trên mạng và thảo luận hoặc làm dự án, thuyết trình, v.v.) + 1 phương thức bất đồng bộ về thời gian (asynchronous ~ ví dụ học sinh đăng bài viết thảo luận về một vấn đề nào đó ở một thời điểm bất kỳ; hoặc học sinh tự xem trước video ghi lại thuyết trình của khách mời). Dự án cuối kỳ bao gồm 1 bài thuyết trình về sản phẩm giáo dục blended learning của tôi (lớp học về entrepreneurship cho học sinh cấp 3 ở Việt Nam) + tư liệu dạy học liên quan (reading list, lesson plan, v.v) + cảm nghĩ về lớp học và dự án (class and final project reflections). Hình dưới là trích từ bài thuyết trình.

1621906724532.png



IGA 236 Cybersecurity Technology, Policy, and Law: lớp này thì không cần nói nhiều nữa...cực kỳ thú vị đặc biệt là nhờ 1 buổi học mô phỏng online trên trung tâm IBM Security Command Center vào tháng 4 (như thế này nhưng không chân thực bằng vì làm online ) và bài luận cuối kỳ khá độc đáo. Đối với bài luận cuối cùng, 2000-3000 chữ, có 3 lựa chọn đề bài và mỗi đề được chia làm 3 phần nhỏ (Bài này được 44/50 điểm ~ khá cao).

Tôi chọn đề số 2: In 2017, Brad Smith of Microsoft proposed a "Digital Geneva Convention" to protect cyberspace from nation-state threats. This measure has not been picked up by the United Nations, but it has been debated in academia and the press. In this exercise, imagine that the measure is being considered by the United Nations: specifically the provisions from Page 2 of this link: https://query.prod.cms.rt.microsoft.com/cms/api/am/binary/RW67QH (Links to an external site.) (Links to an external site.)

- Part 1: You are a policy advisor to a mid-size democratic country. Your government is concerned about cyberattacks from hostile countries, but also about surveillance by countries like the US. More importantly, though, your government wants to maintain its own offensive capabilities in cyberspace, which it feels is essential for survival in today's world. Your employer wishes you to propose one amendment (it can have sub-parts) to the Digital Geneva Convention. You should provide actual language for the proposed amendment. You should explain why the amendment should be approved exactly as it is written, specifically addressing objections that you anticipate may be raised by other countries. Your goal in this part of the essay is to persuade an undecided UN country to support this amendment before ratifying the Digital Geneva Convention. ~ viết thêm một tu chính án cho "Digital Geneva Convention" và giải thích luận điểm từ góc độ là một quốc gia cỡ trung, vừa muốn giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công kỹ thuật số từ nước lớn lên quốc gia mình vừa muốn bảo toàn khả năng tấn công giới hạn.

Ở phần này, bài luận của tôi đề nghị tu chính án như sau: During peace time (a), any signatory’s violation of the aforementioned clauses for more than 3 instances within a rolling 365-day period (b) may be considered an act of war against all signatories (c). Both the violating signatory and non-signatory state (d) that support such violation may receive proportional retaliations (e) by the other signatories (f) of this convention.” Và tôi dành ra khoảng 1000 chữ để giải thích và bảo vệ những điều khoản a-f trong đó.

- Part 2: You are now an employee of Defending Digital Humanity (a hypothetical organization). The Mission of DDH is to "defend the digital rights of at risk users around the world." Your employer wishes you to propose one amendment (it can have sub-parts) to the Digital Geneva Convention. You should provide actual language for the proposed amendment. You should explain why the amendment should be approved exactly as it is written, specifically addressing objections that you anticipate may be raised by other governments. Your goal in this part of the essay is to persuade an undecided UN country to support this amendment before ratifying the Digital Geneva Convention. ~ viết thêm một tu chính án cho "Digital Geneva Convention" từ góc độ của một tổ chức phi chính phủ muốn bảo vệ quyền lợi của người dùng mạng trên toàn thế giới

Ở phần này, bài luận của tôi đề nghị tu chính án như sau: “An individual found responsible for violating any clause of the convention without state or military endorsement (a) shall be judged and penalized in their home country according to local laws. (b)”. Phần này chiếm hết hơn 800 chữ.

Part 3: You are now an assistant to the UN Secretary General, who is undecided on the amendments. The Secretary General generally tries to balance national sovereignty with global governance. She wishes you to explain your own view on whether to support or oppose the two amendments proposed in Parts 1 and 2. ~ từ góc độ của trợ lý của tổng thư ký LHQ, bình luận về hai tu chính án được đưa ra bên trên và thuyết phục tổng thư ký chấp nhận, loại bỏ, hoặc thay đổi câu chữ của chúng.

Ở phần này, tôi chủ yếu thảo luận về ba điểm là (c) và (d) trong phần 1 và (b) trong phần (2) vì chúng dễ gây ra bất đồng giữa các quốc gia nhất và làm giảm khả năng "Digital Geneva Convention" được các thành viên LHQ thông qua. Phần này viết hết 700 chữ.


Còn đây là bảng tổng kết điểm của cả hai học kỳ (+ học kỳ mùa đông ~ EDU HT123). Cũng nói luôn là hai lớp MBA electives hồi học kỳ mùa thu điểm của tôi khá thấp (có curve giới hạn % được I, II, và III). Lý do tôi nghĩ là do tôi mới lần đầu tiếp xúc với mô hình case study discussion trên lớp trong khi các học sinh từ HBS đã có một năm để trở nên thành thạo với nó (1 năm x 2 học kỳ x 4 lớp x 25 cases mỗi lớp ~ kinh nghiệm với hơn 200 cases).
1621904586638.png
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Sau khi tham gia nhiều chủ đề về kinh tế, chính trị, và ngoại giao trên diễn đàn Otofun, tôi càng thêm quyết tâm học thêm về một trong ba lĩnh vực này trong tương lai - bậc thạc sĩ hoặc thậm chí là tiến sĩ nếu điều kiện cho phép.

Giáo dục là phương thức để tạo ra nhân sự phục vụ cho những lĩnh vực đó nhưng cụ thể dạy gì và định hướng như thế nào thì cả người quản lý hệ thống giáo dục và người giảng dạy đều phải có kiến thức học thuật chính quy liên quan.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Thứ năm, 3/6/2021, trời nắng to...

Vậy là tôi đã chính thức tốt nghiệp chương trình Thạc Sĩ Giáo Dục (EdM) ở Trường Cao Học Giáo Dục tại Đại Học Harvard (Harvard Graduate School of Education ~ HGSE) vào ngày 27/5/2021 sau tổng cộng 9 tháng học. Buổi lễ tốt nghiệp hôm 27/5 bên trường có làm livestream trên Youtube vì có quá đông người xem và có nhiều người ngoài trường nên dùng Zoom không được tiện.

Bảng điểm cuối cùng (tấm bằng thì khoảng cuối tháng 6 trường mới gửi về nhà):
1622734265416.png


Sau đây tôi sẽ tổng kết lại 9 tháng học vừa rồi bằng mấy con số:

- 10 38: số lớp và tín chỉ tôi đã hoàn thành (tôi không liệt kê ra GPA ở đây vì có 2 môn dùng kiểu chấm điểm Sat/Fail và 3 môn bên Harvard Business School ~ HBS dùng thang điểm I - II - III nên không tính được). Theo quy định của HGSE, học sinh toàn thời gian không được học quá 40 tín chỉ.

- 3: số trường ở Harvard University mà tôi đã lấy lớp, bao gồm HGSE, HBS, và HKS (Harvard Kennedy School ~ trường về chính sách và ngoại giao). Dự định của tôi ban đầu là phải lấy ít nhất 1 lớp ở trường luật (Harvard Law School) và trường thiết kế (Harvard Design School) nữa nhưng vì xung đột thời gian và yêu cầu về số lớp cần hoàn thành trong HGSE để tốt nghiệp của chương trình EdM nên không có cơ hội.

- 15+ , 70+ , 100+ lần lượt là số đầu sách, case studies, và bài báo/bài viết trên mạng hoặc tạp chí nghiên cứu mà 10 lớp học yêu cầu tôi đọc trước hoặc sau khi lên lớp. Tuy nhiên thực tế thì thường các lớp chỉ yêu cầu đọc một số chứ không phải tất cả các chương trong sách. Thêm nữa là tôi chỉ đọc hết khoảng 70% số chương/trang sách, 95% số case studies, và 60% số bài báo được yêu cầu.
Một số tựa sách được yêu cầu đọc:
The Lean Startup
The Art of the Start 2.0
Innovation: The Five disciplines for creating what customers want
The future of a radical price
Disciplined Entrepreneurship
The Five Most Important Questions You Will Ever Ask about Your Organization
Scaling Global Change. A Social Entrepreneur’s Guide to Surviving the Start-Up Phase and Driving Impact
The start-up of you
Leading Education Through COVID-19
Business Planning for Enduring Social Impact

- 6, 4, và 2: lần lượt là số lượng luận văn (papers/essays) dài trên 500 chữ, số lượng dự án nghiên cứu/phát triển sản phẩm hoặc quy trình (research/development projects), và số lượng kế hoạch kinh doanh (business plans) tôi đã hoàn thành trong 10 lớp học. Thực tế thì số lượng bài viết tôi đã viết nhiều hơn nhiều lần nhưng chúng thường ngắn dưới 250 chữ và là dạng blog/comment nhẹ nhàng đơn giản chứ không khắt khe như essay nên không tính tới. Đơn cử như ở lớp T525 có hơn 11 tuần chủ đề thì mỗi tuần tôi phải viết 2 bài bình luận ngắn (x100 chữ) sau khi đọc sách và xem diễn thuyết của khách mời của giáo sư tới lớp học.

- 10: số lượng các hoạt động ngoại khóa mà tôi tham gia. Các hoạt động này có nhiều kiểu: làm tình nguyện viên (2); làm tư vấn viên cho doanh nghiệp miễn phí/được trả tiền ~ consultant (3); câu lạc bộ học sinh (3); chương trình trợ giúp khởi nghiệp của trường (2)

Hi vọng với hơn 40 bài viết trong chủ đề này, tôi đã giúp CCCM ở đây hiểu rõ hơn về việc học và làm ở chương trình EdM ở Harvard. Đáng tiếc là vì COVID và chương trình học chuyển sang online nên không thể viết về đời sống và việc chơi bời của sinh viên cao học ở Cambridge và Boston được.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Bài viết trên cũng là bài viết kiểu nhật ký cuối cùng của tôi trong chủ đề này. Từ nay trở đi ngoài công việc cá nhân, tôi sẽ tập trung thời gian vào việc duy trì chủ đề Chia Sẻ Kinh Nghiệm Du Học Mỹ (https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/) cộng thêm phát triển một chủ đề mới về góc nhìn của tôi đối với giáo dục ( )

Nếu CCCM hoặc người thân có câu hỏi gì về chương trình EdM ở Harvard hoặc ở các trường khác (tùy khả năng của tôi) thì xin vui lòng hỏi ở chủ đề về du học Mỹ, tôi sẽ tìm thời gian giải đáp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top