[Funland] Nhật ký đi học - Harvard GSE EdM '21

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,382
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Cảm ơn Cụ.
Nhờ Cụ chia sẽ iem cũng bắt đầu mày mò chương trình MBA của Harvard đây.
Chúc Cụ học tập thật tốt!
 

Aug

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-721675
Ngày cấp bằng
23/3/20
Số km
188
Động cơ
79,440 Mã lực
Teaching Copyright
HLS 2636
This course is designed for students who are interested in deepening their knowledge of copyright law and gaining experience with law teaching. Each student in the course will be a Teaching Fellow for CopyrightX, an online copyright course taught by Prof. Fisher to roughly 500 students worldwide. The weekly meetings of the course have two functions: to provide an advanced seminar on copyright; and to provide students guidance and support as they learn to teach.

CopyrightX closely parallels the HLS course on Copyright. Like the HLS students, the CopyrightX students learn the essential elements of both doctrine and theory by watching videotaped lectures prepared by Prof. Fisher, reading cases and secondary materials, and watching webcast special events in which guest speakers examine controversial current topics. In addition, each CopyrightX student participates in a 25-person seminar led by a Teaching Fellow.

Each Teaching Fellow has two primary responsibilities: to conduct each week an 80-minute live online discussion that uses case studies to refine the student's understanding of the pertinent laws and policies; and to draft or revise (at some point during the semester) one case study that will be employed both by Prof. Fisher and by the other Teaching Fellows to facilitate discussions. In addition, the Teaching Fellows will meet once a week with Prof. Fisher to discuss the issues addressed in the lecture and readings for that week and to exchange ideas concerning possible ways of teaching their own seminars. During most weeks, this meeting will be held during one of the time slots allocated to the regular Copyright course. On a few occasions, however, it will meet on a weekday evening.

Additional information concerning CopyrightX and the role of the Teaching Fellows can be found by visiting copyx.org or by emailing copyrightx[at]cyber.law.harvard.edu.
Bây giờ em mới có thời gian đọc phần cụ giới thiệu các khóa học. Nếu là em thì em quan tâm tới khóa học này. Em vừa vào link cụ đưa ở trên thì tìm thấy cái này:
Examination
A copy of the 2013 Harvard exam is available here: 2013 HLS exam. Two excellent answers to the first question in the 2013 exam are available here: first sample answer and second sample answer.
A copy of the 2014 Harvard exam is available here: 2014 HLS exam. Three excellent answers to the first question in the 2014 exam are available here: first sample answer, second sample answer, and third sample answer.
A copy of the 2015 Harvard exam is available here: 2015 HLS Exam. Two excellent answers to the first question in the 2015 exam are available here: first sample answer and second sample answer.
A copy of the 2016 Harvard exam is available here: 2016 HLS Exam. Two excellent answers to Part I of the 2016 exam are available here: first sample answer and second sample answer.
A copy of the 2017 Harvard exam is available here: 2017 Exam.
Part II of the 2018 Harvard exam and the instructions for Part I of the exam are available here: 2018 Exam.
Để khi nào em thử nghiên cứu kỹ và trả lời xem sao, em cũng vừa qua 1 kỳ thi nên cũng đang có động lực đọc, nhưng tình huống của em thì dễ bằng 1/10 lần thế này: https://cyber.harvard.edu/people/tfisher/IP/Copyright_Exam_2014.pdf

Cám ơn cụ về những thông tin và những tài liệu cụ gửi, nó thực sự là có ý nghĩa đối với em.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 2, 28/9, sáng nắng chiều mưa

1. Lớp HBSMBA 1602 mấy tuần trước học về các mô hình trường công quỹ tư quản (charter schools) và công ty dịch vụ giáo dục. Từ thứ 2 tuần này bắt đầu học về mô hình vận hành, hoạt động thu chi, và ảnh hưởng của các đạo luật giáo dục của liên bang lên các hệ thống trường công.

Trong lớp hôm nay, lớp chúng tôi được phân thành nhiều nhóm 4-5 người để "chơi" thử với một bảng excel kèm macro nhằm mô phỏng các quyết định chính sách và vận hành của hoạt động học thuật cũng như phi học thuật của các trường trong học khu - gồm nhiều trường từ mẫu giáo đến cấp 3. Các quyết định của mỗi nhóm đều có ảnh hưởng lên khoản hụt ngân sách (budget gap; mục tiêu >= 0), chất lượng giáo dục, hiệu năng vận hành, và thái độ của xã hội (academic results, operations efficiency, karma; mục tiêu càng cao càng tốt).

Tập excel này được xây dựng bởi đội ngũ của giáo sư Kim dựa trên các nghiên cứu và dữ liệu giáo dục trong nhiều năm nên khá toàn diện, khoảng 50 điều mục với 3-5 lựa chọn cho mỗi điều.

Thiết nghĩ nếu nền giáo dục VN thu thập dữ liệu trung thực và đầy đủ các mặt các cấp để làm ra các mô hình mô phỏng ảnh hưởng của chính sách lên 4 yếu tố chính (tài chính - chất lượng - hiệu suất vận hành - thái độ xã hội) dựa trên hàng trăm hàng ngàn các tham số liên quan thì các nhà quản trị giáo dục không phải đốt đuốc tìm đường trong bóng tối khi làm luật và ban hành quy định.



2. Lớp HBSMBA 6932 hôm nay thảo luận về case của công ty e-commerce có thực Magpie và cách mà công ty này định hình mẫu khách hàng (personas) và lộ trình trở thành khách hàng (customer journey). Đây là hai tác vụ cần làm trong final project của lớp.

Nói về final project, VP Marketing của công ty EdTech tôi liên hệ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng là có đồng ý tài trợ dự án để tôi giúp họ tìm cách tiếp cận một nhóm khách hàng mới hay không. VP Marketing và giám đốc phát triển quốc tế vẫn đang xem xét proposal của tôi theo cập nhật mới nhất. Trong trường hợp xấu nhất, tuần sau tôi phải liên hệ với giáo sư để tìm công ty và project khác vì chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là phải xác định làm project nào + kiếm được ít nhất 1 bạn học cùng lớp này để làm theo team (2-4 người).

3. Studio session của lớp EDU T522: chúng tôi thảo luận về một dự án ứng dụng AR/VR vào một mảng kinh doanh giáo dục vẫn còn bỏ ngỏ. Thứ tư phải nộp pitch video dài 1 phút để giới thiệu cho các bạn trong lớp về vấn đề này. Rốt cuộc hai dự án kinh doanh của EDU T522 EDU T565 lại khác nhau nhưng bổ túc cho nhau, chứ không phải là EDU T522 làm business plan và EDU T5565 làm prototype như tôi dự kiến ban đầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 6, 2/10, trời xanh trong mát mẻ...

Buổi trưa ăn trưa qua Zoom với giáo sư Christina Wallace (https://www.linkedin.com/in/christinawallace/ chức danh chính thức là Senior Lecturer nhưng tôi thích gọi là giáo sư hơn mặc dù họ không có PhD) và hai học sinh HBS của lớp HBSMBA 6932 - Entrepreneurial Marketing. Chúng tôi thảo luận về startup của một bạn HBS trong nhóm cùng với kinh nghiệm pitching và giữ quan hệ với nhà đầu tư của giáo sư. Một số vấn đề chính trị xã hội gần đây cũng được nêu ra nhưng mà theo tinh thần phi chính trị hóa của trường, ngay cả trong bữa ăn giáo sư Walllace cũng không nêu ý kiến gì quá rõ ràng, và cả bốn chúng tôi không hề nhắc đến tên của Trump.

Về dự án của lớp HBSMBA 6932, tôi vừa đặt xong lịch hẹn với VP và Director của công ty EdTech để nói chuyện vào tuần tới.

Tôi cũng đang apply vào một chương trình tình nguyện viên giúp đỡ trẻ em để mở mang đầu óc và sử dụng thời gian rãnh rỗi vào thứ 6-CN.

Việc làm cộng tác (contract consultant) về thiết kế và điều tra thị trường cho một hãng hàng điện tử tiêu dùng sẽ kết thúc cuối tháng 10 nên từ bây giờ tôi phải liên lạc lại với bên đó để xem còn có dự án nào không. Nếu mà được tham gia vào dự án AI và E-learning của hãng này thì hay biết mấy.

Chiều thì có hai cuộc thảo luận nhóm, một là project với một học sinh HBS khác và một là với 2 học sinh HGSE và giáo sư Richards của lớp EDU T565.

Nếu kế hoạch diễn ra suôn sẻ, tôi sẽ có thể thêm vào trong resume của mình 1 hoạt động volunteer + 3 side projects. Điều này sẽ giúp ích được rất nhiều cho việc nộp hồ sơ cho MBA của HBS và trường kinh doanh Stanford với Wharton và Kellogg năm sau.

Bây giờ nghĩ lại thấy hồi học cử nhân ở Williams College, tôi hiểu biết ít quá và cũng quá thụ động nên hoạt động ngoại khóa và internship/side-projects khá ít ỏi. Cho nên giờ phải cố gắng bù lại.
 

BigC

Xe tăng
Biển số
OF-38736
Ngày cấp bằng
20/6/09
Số km
1,659
Động cơ
995,175 Mã lực
Em đánh dấu đọc sau.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 2, 5/10, trời quang đãng, độ ẩm cao hơn mọi hôm...

Trong lớp HBSMBA 1602 buổi sáng, lớp chúng tôi thảo luận về hệ thống trường chuyên công lập tại thành phố New York NYC (https://en.wikipedia.org/wiki/Specialized_high_schools_in_New_York_City) và nói chuyện với Eric Contreras (cựu hiệu trưởng của Stuyvesant High School 8/2016-8/2020). Trong top 10 trường THPT đào tạo ra nhiều học sinh đoạt giải Nobel nhất thế giới thì hệ thống trường trên chiếm hai vị trí: The Bronx High School of Science với 8 người và Stuyvesant với 4 người. Vì vấn đề trường chuyên dạo gần đây khá nóng trên Otofun nên tôi viết nhiều hơn thường lệ.

Nội dung thảo luận xoay quanh chính sách tuyển sinh, sự thiếu bình đẳng chủng tộc, tính thiên vị và không phù hợp tiêu chuẩn của bài test đầu vào (SHSAT), và các cố gắng cải thiện tình hình:

- Vào năm 2018 thị trưởng của New York City (De Blasio) đã đề suất bải bỏ SHSAT vì ba lý do. Một là bài thi này chưa được chứng minh bởi kiểm toán độc lập về tính dự đoán của nó với kết quả học tập của học sinh sau khi vào trường. Hai là bài thi này kiểm tra khả năng ứng dụng kiến thức học ở cấp 2 (câu hỏi mang tính đánh đố hơn) thay vì kiểm tra trực tiếp kiến thức như bài thi tiêu chuẩn của bang New York. Ba là các học sinh gia đình giàu có, hoặc gia đình sẵn sàng bỏ nhiều tiền để con cái luyện thi dù gia đình khó khăn, thường kiếm điểm cao hơn nhiều so với các học sinh khác. Thay vào đó, thị trưởng đề xuất tuyển thẳng học sinh nằm trong 7% top điểm trung bình ở mỗi trường cấp 2 trong thành phố

- Tuy nhiên cộng đồng dân châu Á ở NYC phản đối cực kỳ mạnh mẽ với lý lẽ rằng bỏ SHSAT mà dùng các tiêu chuẩn đầu vào khác là không công bằng, là kỳ thị dân châu Á, là phản khoa học, v.v. Thực tế là mặc dù học sinh châu Á chỉ chiếm 16% tổng số học sinh NYC, họ chiếm 62% số học sinh ở hệ thống trường chuyên công lập NYC.

- Đề xuất của thị trưởng thất bại do thiếu phiếu ủng hộ tại hội đồng lập pháp thành phố mặc dù nhận được sự ủng hộ của hiệu trưởng đương thời của Stuyvesant Eric Contreras (không có thông tin về các hiệu trưởng trường khác) và sở giáo dục NYC.

- Kết quả là chỉ có 7 học sinh da đen được nhận vào Stuyvesant năm 2019 (chưa đến 1% số học sinh được nhận mỗi năm). Cần biết là vào 2019, học sinh da đen chiếm 26% tổng số học sinh NYC nhưng chỉ chiếm 4% số học sinh tại hệ thống chuyên công lập NYC. Và từ khi Stuyvesant thành lập đến nay, nhất là giai đoạn trước năm 2000 (giai đoạn Stuyvesant giành được 3/4 số giải Nobel), số lượng học sinh da đen được nhận mỗi năm luôn ở khoảng vài chục trở lên.

Tối rảnh rỗi, tôi sẽ viết thêm về các lớp khác trong ngày
 
Chỉnh sửa cuối:

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,307
Động cơ
151,474 Mã lực
Thớt này là nơi tôi chia sẻ về trải nghiệm cá nhân với chương trình Thạc Sĩ Giáo Dục (EdM ~ Master's in Education), nhánh "Công Nghệ, Cách Tân, và Giáo Dục" (TIE ~ Technology, Innovation, and Education) tại Trường Cao Học Giáo Dục thuộc Đại Học Harvard (HGSE) niên khóa 2021 (tốt nghiệp vào năm 2021).

Đây là lần đầu tiên và có lẽ sẽ là duy nhất trong lịch sử hoạt động HGSE EdM tiến hành hoàn toàn online thay vì trong khuôn viên trường vì dịch COVID. Do vậy, trải nghiệm này khá khác biệt và các công cụ tương tác online như Zoom, Slack, Google Suite sẽ hiện diện khá nhiều.

Hôm nay 2/9, 8h40 sáng giờ bờ Đông tại Mỹ, lớp học đầu tiên bắt đầu. Tôi sẽ cố gắng cập nhật thông tin thường xuyên hằng tuần, và nếu có thể là hằng ngày.

CCCM nào muốn biết thêm về cá nhân tôi hoặc muốn hỏi về việc học cử nhân tại Mỹ có thể xem thêm thớt khác của tôi: https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/
Thanks cụ. Chúc cụ sức khoẻ và cập nhật thường xuyên nhé.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,298
Động cơ
1,194,351 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thớt này là nơi tôi chia sẻ về trải nghiệm cá nhân với chương trình Thạc Sĩ Giáo Dục (EdM ~ Master's in Education), nhánh "Công Nghệ, Cách Tân, và Giáo Dục" (TIE ~ Technology, Innovation, and Education) tại Trường Cao Học Giáo Dục thuộc Đại Học Harvard (HGSE) niên khóa 2021 (tốt nghiệp vào năm 2021).

Đây là lần đầu tiên và có lẽ sẽ là duy nhất trong lịch sử hoạt động HGSE EdM tiến hành hoàn toàn online thay vì trong khuôn viên trường vì dịch COVID. Do vậy, trải nghiệm này khá khác biệt và các công cụ tương tác online như Zoom, Slack, Google Suite sẽ hiện diện khá nhiều.

Hôm nay 2/9, 8h40 sáng giờ bờ Đông tại Mỹ, lớp học đầu tiên bắt đầu. Tôi sẽ cố gắng cập nhật thông tin thường xuyên hằng tuần, và nếu có thể là hằng ngày.

CCCM nào muốn biết thêm về cá nhân tôi hoặc muốn hỏi về việc học cử nhân tại Mỹ có thể xem thêm thớt khác của tôi: https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/
Mong cụ cập nhật đều tay!
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
(Tiếp theo) Thứ 2, 5/10, trời quang đãng, độ ẩm cao hơn mọi hôm...

2. Lớp HBSMBA 6932 chiều nay thảo luận về công ty thực tế TaKaDu chuyên về giải pháp quản lý trạng thái của hệ thống cung cấp và truyền tải nước quốc tế. Đây có thể nói là case "khô" nhất tôi từng gặp vì sản phẩm được bàn đến là SaaS phục vụ các công ty tiện ích công và các câu hỏi thảo luận trung tâm là về quyết định tham gia đấu thầu vào hệ thống cấp nước ở Australia và các phương án phát triển trong tương lai gần. Chẳng thà bàn về thiết kế sản phẩm hoặc chiến lược marketing thì còn thú vị chứ phương án đấu thầu học chán... Nhưng dù gì khách mời đến lớp là nhà sáng lập và CEO của TaKaDu, Amir Peleg, nên cũng học hỏi được nhiều thứ về việc kinh doanh B2B SaaS.

*Tôi nghĩ rằng danh tiếng của HBS rất có ích trong việc mời các nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực có liên quan (CEO/VP/President/Founder của các công ty lớn nhỏ) đến tham dự lớp học, phát biểu ý kiến, và giải đáp câu hỏi của học sinh. Tất nhiên, nếu học sinh có hứng thú với lĩnh vực hoặc công ty của khách mời thì có thể ngỏ lời làm quen và xin cách liên lạc để network và thậm chí là kiếm việc làm sau này.

Tôi cũng thử tra cứu khách mời của Harvard Kennedy School (trường dạy về chính sách công; rất nhiều chính khách Mỹ và quốc tế học hoặc làm trao đổi sinh viên/nghiên cứu sinh tại đây) thì thấy có đủ mọi thành phần nổi tiếng từ nhà báo đoạt giải Pulitzer đến các bộ trưởng, trưởng các hội đồng quốc gia, chủ tịch các quỹ và tổ chức phi chính phủ, v.v.

3. Tối nay tôi cũng đã thảo luận xong project proposal cho công ty EdTech với hai lãnh đạo cấp cao của công ty đó. Có thể cuối tuần này hoặc đầu tuần sau sẽ bắt đầu tiến hành dự án. Tôi hi vọng sẽ học hỏi được nhiều từ project về chiến lược thị trường này.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Khi nào cụ có thể chia sẻ chi tiết về đoạn này được không ạ? Cám ơn cụ.
Tôi mới phỏng vấn xong và được nhận offer làm Team Leader phụ trách mảng chiêu mộ tình nguyện viên và quản lý trực tiếp 5 tình nguyện viên khác. Giám đốc phụ trách tình nguyện viên của tổ chức vì trẻ em đó (truyền bá thông tin về vấn đề ngược đãi trẻ em, cổ động thuyết phục chính quyền Mỹ tham gia các hiệp ước công ước quốc tế về bảo vệ trẻ em) còn bỏ ngõ khả năng tôi có thể tham gia vào các mảng hoạt động khác như quản lý tài khoản mạng xã hội và nội dung website. Mấy cái nhiệm vụ bổ sung này chủ yếu phụ thuộc vào việc tôi có đủ thời gian để làm hay không vì hiện tại tôi nói chỉ có thể làm dưới 10 tiếng mỗi tuần.

Phải nói thêm là hiện nay vì tình hình COVID ở Mỹ nên rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ sẵn sàng tiếp nhận tình nguyện viên làm việc online từ nước khác và không đòi hỏi là công dân Mỹ hay có quyền làm việc tại Mỹ. Đây là một cơ hội tốt cho người dân VN, đặc biệt là giới sinh viên học sinh có dự định sang Mỹ học và làm việc sau này, tiếp cận với cách vận hành và quản lý của các tổ chức quốc tế cũng như luyện tập kỹ năng làm việc nhóm, làm việc sáng tạo, tạo ra portfolio, làm phong phú thêm resume v.v. Chỉ cần chuẩn bị resume tiếng Anh và tạo hồ sơ trên LinkedIn hoặc các trang web chuyên tuyển tình nguyện viên như Volunteer Match rồi tìm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực mà mình hứng thú rồi nộp đơn cho vị trí mà mình có kỹ năng phù hợp hoặc muốn tìm hiểu.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Hay quá.
Có một lần, rất tình cờ, khi ngồi trên tàu tới Pentagon em được một ông người Mỹ giúp, khi ngồi nói chuyện ông có hỏi bạn qua đây làm gì? em nói em qua tham gia một cái meeting do cơ quan chính phủ Mỹ họ tổ chức, bàn về vấn đề abc, ông bảo: "hay quá, tôi biết, tôi là luật sư đây". Vậy là hợp chuyện quá rồi vì có cái để mà nói trên suốt chuyến đi, ông khoe có thụ lý khá nhiều đơn gửi sang một số nước châu Á nhưng VN thì không có nhiều. Em hiểu vấn đề đó là vì sao. Nói chuyện vui vẻ đến điểm xuống thì cả 2 đều nhớ ra xin lỗi vì quên không mang theo name card, ông ấy quay sang xin email vội vội vàng vàng, em thì đi tiếp mấy chặng nữa. Tự nhiên sau đó trong đầu em nảy ra nhiều dự định, vừa giúp mình có nghiên cứu thêm về các tình huống mới, vừa là biết đâu được sẽ nhiều người cần đến, như ông luật sư kia chẳng hạn, cũng là góp phần giới thiệu về chính sách và luật VN cho các doanh nghiệp nước ngoài nào quan tâm, khi mà VN cũng đang giai đoạn phát triển và có nhiều mối quan hệ toàn cầu hoá. Mặc dù nghĩ là dễ thôi, nhưng bắt tay vào thì mới thấy là không biết bắt đầu nó thế nào và thực hiện ra sao.

Để em thử dò theo gợi ý của cụ xem có gì, biết đâu may mắn em lại tìm được một nhóm các tình nguyện viên có cùng ý tưởng.

Hôm trước em hỏi cụ không phải là vì chuyện ở trên, chỉ là nhân tiện câu chuyện của cụ nên hôm nay em nhớ đến, mục đích hôm trước em hỏi là vì em cũng có để ý tới 1 vài tổ chức phi chính phủ (em thỉnh thoảng cũng có follow vài tổ chức phi chính phủ, không thường xuyên nhưng có để ý, thỉnh thoảng họ cũng tuyển tình nguyện viên), trong đó có 1 dự án từ thiện mà toàn các bạn nhỏ hoặc sinh viên năm nhất tham gia, em đang định hướng cho f1 lớn nhà em tham gia, coi như để tập rượt cho sau này, tuy nhiên bạn ấy cũng còn nhỏ mới 12 tuổi nên em đang cân nhắc. Thấy cụ nhắc đến nên chuyện này em tiện thể hỏi dò, ai ngờ lại ra nhiều vấn đề hay :)
Thường thì các tổ chức đấy tuyển tình nguyện viên đủ 18 tuổi trở lên. Số ít chấp nhận 15-18 tuổi và cần có sự cho phép của bố mẹ - cái này dễ.

Cái khó là học sinh dưới 18 tuổi thường ít có đủ trình độ tiếng Anh, kỹ năng mềm, tính độc lập, hay sự dũng cảm để nộp đơn làm tình nguyện. Vế thứ hai này thì cha mẹ cần chuẩn bị sớm đẩy con ra tiếp xúc bên ngoài ngay từ nhỏ - cái này ít cha mẹ truyền thống VN làm được nhưng cha mẹ sinh từ cuối 8x trở đi có khả năng hơn.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ năm 8/10, trời mát mẻ và khô hơn thường ngày,

1. Chiều hôm nay tôi và hai học sinh HBS nữa đã bắt đầu các bước đầu tiên - đánh giá vấn đề và thảo luận chiến lược - với một dự án marketing về chiến lược mở rộng ra thị trường quốc tế của một công ty FoodTech startup chuyên về sản phẩm protein sữa phi động vật. Công nghệ của công ty này có thể nói là đang dẫn đầu thế giới và đã được đầu tư vài trăm triệu USD. Hiện tại công ty chỉ kinh doanh mảng B2B và chỉ hoạt động kinh doanh ở Mỹ.

Như vậy tôi đang làm tổng cộng hai dự án, một EdTech và một FoodTech, đều là startup nhưng ở hai giai đoạn gọi vốn khác nhau.

2. Tôi có lớp EDU T522 vào tối nay và nhóm 4 người chúng tôi thảo luận khá hăng say về phương pháp gamification cho project của mình, đến tận hơn 1 tiếng sau khi thời gian thảo luận nhóm kết thúc. Chúng tôi còn thảo luận thêm về việc tham dự hai cuộc thi startup của Harvard là HBS New Venture Competition ($75,000 cho giải nhất và $25,000 cho giải nhì cùng nhiều đặc quyền khác) và President's Innovation Challenge (giải thưởng ngang với cuộc thi kia).
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 6, 9/10, sáng mưa rào chiều nắng mát mẻ

1. Hôm nay và ngày mai có chuyện gia đình nên tôi xin phép giáo sư Kim của lớp HBSMBA 1602 cho nộp bài trễ hơn vài ngày.

Trong cả học kỳ, mỗi học sinh của lớp này phải viết tổng cộng 3 bài cá nhân về 3 nhóm chủ đề khác nhau liên quan đến việc đổi mới giáo dục + 3 phần bình luận bài viết của học sinh khác + 1 bài nghiên cứu cuối kỳ. Bài mà tôi phải xin phép extension lần này là bài viết cá nhân số 2. Những đề mục cho bài này được gợi ý như sau:
  • What would need to be in place for schools to effectively personalize learning for all students? How difficult will this be?
  • What do you see as the most effective unit of change - schools or districts? What are the potential tradeoffs between these units?
  • What other aspects of performance would you want to consider for students? How could we make this equitable and “fair”?
Trong đó tô nghĩ đề số 3 là nhiều ý nghĩa và thử thách hơn cả vì đến bây giờ trên thế giới vẫn còn tranh luận không ngừng về việc phải lấy tiêu chí nào làm thước đo cho "merit" ~ sự xứng đáng được nhận vào trường lớp đặc biệt nào đó / năng lực của học sinh. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, nhỏ như việc dùng hay không dùng phiếu bé ngoan cho học sinh mẫu giáo và điểm bài thi đặc biệt để tuyển đầu vào trường chuyên đến lớn như dùng hay không dùng PISA và số lượng các huy chương trong các cuộc thi Olympiad về toán và khoa học quốc tế để đánh giá sức mạnh và điểm yếu của toàn bộ nền giáo dục, tất cả đều chưa ngả ngũ. Chưa có ai định nghĩa được "merit" theo cách có thể làm cho toàn bộ hoặc đa số giới học sinh, cha mẹ, giáo viên và giới quản lý hài lòng.


2. https://news.harvard.edu/gazette/story/2020/10/srikant-datar-named-dean-of-harvard-business-school/
Tin nóng trong ngày là HBS vừa chọn được hiệu trưởng mới, và đây là lần thứ hai liên tiếp một người Ấn Độ được chọn làm lãnh đạo HBS. Ông hiệu trưởng mới này đã từng làm giáo sư dạy ở HBS và nắm nhiều chức vụ lãnh đạo khác ở đây trước khi thay cho ông hiệu trưởng người Ấn Độ tiền nhiệm (nghỉ hưu sau 10 năm làm hiệu trưởng)

Nhiều người nói rằng bước đi này của HBS chỉ là một kiểu diversity hire (quyết định tuyển dụng vì mục đích đa dạng hóa chủng tộc là chính) nhưng tôi không cho rằng như vậy vì mấy lý do sau:
- Ông hiệu trưởng trước cũng là gốc Ấn, nếu vì diversity thì đã có thể chọn phụ nữ, người gốc Hoa/Hàn/Âu, v.v.
- Nhiều người nắm chức vụ quản lý cao ở các F500 Mỹ đều là người gốc Ấn mà không phải là gốc Hoa mặc dù dân gốc Hoa ở Mỹ có số lượng nhiều hơn
Cột trái là loại dân gốc Á ở Mỹ, cột phải là dân số tương ứng vào 2010:
Chinese3,535,382
Indian2,918,807
Filipino2,649,973
Vietnamese1,632,717
Korean1,463,474

Về điểm này, tôi nhận định là do người gốc Ấn nhìn chung tương đối cởi mở hơn, làm việc nhóm tốt hơn, và ít khi chỉ giao du với cộng đồng người cùng sắc tộc (hơn hẳn người gốc Trung và Việt về điểm này). Độ chăm chỉ học hành và làm việc + đầu tư vào giáo dục của gia đình cho con cái của dân gốc Ấn với Hàn và Trung đều rất cao và tương đương nhau - theo quan sát có giới hạn của tôi.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
  • What would need to be in place for schools to effectively personalize learning for all students? How difficult will this be?
  • What do you see as the most effective unit of change - schools or districts? What are the potential tradeoffs between these units?
  • What other aspects of performance would you want to consider for students? How could we make this equitable and “fair”?
Hôm trước trong bài viết số 2 cho lớp HBSMBA 1602, tôi đã so sánh sự thành công của cách tuyển sinh của hệ thống University of California (UC) với sự thất bại của hệ thống trường chuyên công lập tại thành phố New York (NYC):
- UC thì dùng nhiều tiêu chuẩn cả cứng lẫn mềm để xét tuyển học sinh + đảm bảo 9% học sinh tốp đầu của các trường cấp 3 tại California hoặc ngoài bang nhưng có hiệp định với UC được bảo đảm 1 suất trong 10 trường của hệ thống (6 trong 10 xếp top 50 trong bảng xếp hạng US News). Đã thế, trong vòng 20 năm gần đây, tỷ lệ người Hispanic và gốc Phi tăng dần đều và cách biệt giữa tỷ lệ của 2 nhóm học sinh này với tỷ lệ dân số tương ứng nhỏ hơn nhiều so với NYC thế nhưng xếp hạng của các trường trong UC trên USNews thì ngày một tốt hơn.
- Trong khi đó ở NYC, các hệ thống trường chuyên công lập chỉ dùng duy nhất 1 bài test có vấn đề, khiến cho tỷ lệ học sinh Hispanic và gốc Phi tại trường chuyên thấp hơn nhiều so với tỷ lệ người dân và học sinh tại trường thường. Vả lại các chính sách thương thuyết của ông thị trưởng NYC lúc đó lại như thêm dầu vào lửa đối với sự phản đối của dân gốc Á.


Lát nữa tôi sẽ viết bài về cuộc nói chuyện với các đương/cựu lãnh đạo công ty về e-learning cũng như các lớp học và project khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 7, 17/10, trời nắng, mát mẻ...

Tổng kết một tuần học:

1. Thứ 2 được nghỉ ngày Indigenous People/Native American Day (vốn được gọi là Columbus Day để tưởng niệm việc Columbus tìm ra châu Mỹ nhưng sau này đổi lại vì các sử gia lần lần bóc mẽ ra các hành động tội ác phi nhân tính của Columbus và người xâm chiếm da trắng đối với dân bản địa) nhưng chiều tối nhóm T522 vẫn họp nhóm để chuẩn bị phần thuyết trình về Theory of Actions của sản phẩm của nhóm vào thứ 5.

2. Thứ 3 và thứ 4 lớp HBSMBA 1602 của chúng tôi được đón tiếp Michael Horn (https://www.coursera.org/instructor/michaelhorn) và Anant Agarwal (https://www.edx.org/bio/anant-agarwal-0) để thảo luận về hai nền tảng học trực tuyến nhắm vào mảng sau giáo dục phổ thông (postsecondary/higher-ed) là Coursera và EdX. Nhìn chung thì hai ông lớn trong lĩnh vực học trực tuyến này vẫn đang loay hoay tìm cách sinh lợi từ nền tảng. Theo dữ liệu nghiên cứu hiện tại thì có ba phương án hứa hẹn tạo lợi nhuận tốt cho tương lai là:
- phối hợp cung cấp giải pháp đào tạo (LMS - learning management system) cho nhân viên của các tập đoàn lớn
- phối hợp với các trường đại học để tạo ra các chương trình online dài hạn như cử nhân/thạc sĩ hoặc ngắn hạn như certificate/ cử nhân mini / thạc sĩ mini
- cung cấp chứng nhận có bảo chứng chất lượng (dựa vào các bài test được chấm điểm) có phí cho các khóa học miễn phí.

3. Lớp HBSMBA 6932 hôm thứ 3 về sự mở rộng chiến lược từ chỉ một mình O2O DTC sang bao gồm cả B2B2C của công ty nệm Purple ~ chứng khoán PRPL khá hot trên sàn một năm nay. Còn hôm thứ 4 thì chúng tôi nghe chuyên gia branding Leslie Bradshaw (https://www.linkedin.com/in/lesliebradshaw/) giảng bài và trả lời câu hỏi, giáo sư Wallace hôm ấy chỉ làm host thôi.

Vài slide tiêu biểu (Leslie hiện đang làm project Nimbly chuyên về quản lý tài chính cho người gặp khó khăn kinh tế cho hãng TDAmeritrade):
1602954888189.png


1602954910030.png



1602954164132.png


4. Buổi trưa thứ 4 lớp T565 thì nhóm ba người chúng tôi trình bày về ba phương pháp ước tính độ lớn của thị trường dành cho sản phẩm của chúng tôi ~ phần mềm hướng dẫn học sinh cấp 3 tìm hiểu về việc làm, chuyên nghành, quy trình ứng tuyển vào đại học tại Mỹ:
1. Nhu cầu người dùng: ước tính bằng cách dựa vào số lượng học sinh cấp 3 hiện không nhận được sự hướng dẫn đầy đủ tại trường + chi phí phải trả thêm để kiếm được hướng dẫn viên đủ để phục vụ số học sinh đó. Ước tính bằng cách 1 cho kết quả 2.25 tỷ USD.
2. Doanh thu của nghành: vì mảng kinh doanh này không có nghiên cứu thị trường đầy đủ nên chúng tôi dùng tạm doanh thu của nghành công nghiệp hướng dẫn học sinh ứng tuyển vào đại học (Private college admission consulting). Kết quả là 1.88 tỷ USD
3. Ngân quỹ / khả năng chi trả: vì sản phẩm của nhóm hướng đến phương án kinh doanh B2B bằng cách bán cho các cơ quan quản lý học khu (school district) nên nhóm tôi tạm dùng các dữ liệu của bộ giáo dục Mỹ và các sở giáo dục bang để ước tính ngân sách cung cấp cho các hoạt động hỗ trợ học sinh (pupil support services). Ước tính bằng cách 3 cho kết quả là chừng 8.1 tỷ USD.

Nếu dùng trung bình cộng thì quy mô thị trường khoảng 4 tỷ USD, nhưng chúng tôi nghiên về 2 tỷ USD hơn vì trong 8.1 tỷ USD ở mục 3 đó, ước chừng chỉ khoảng 1/4 hoặc 1/3 là dùng cho các chương trình hướng nghiệp và hướng dẫn học đại học cho học sinh cấp 3.

5. Tối thứ 4 tôi còn phải gặp phó trưởng nhóm thiết kế của công ty điện tử tiêu dùng nơi tôi đang làm contract consultant để thảo luận về các dữ liệu cho thị trường Mỹ mà tôi đã thu thập và phân tích. Công ty này khoảng 3 tháng nữa sẽ tiến hành một cuộc thi quốc tế về thiết kế sản phẩm nên họ muốn nhờ tôi liên lạc với các trường đại học ở Mỹ để mời giáo sư làm giám khảo và mời thêm nhiều sinh viên tham gia.

6. Tối thứ 5 lớp T522 thảo luận về các Theory of Actions của các nhóm. Nhóm chúng tôi nhắm đến việc ứng dụng gamification, VR, và project learning vào việc giúp học sinh cấp 3 tìm hiểu về chuyên nghành và việc làm (có liên quan nhưng vẫn khác project của T565), và cuối tuần này nhóm sẽ thảo luận để tạo ra các prototype đầu tiên để làm thử nghiệm nội bộ.

7. Thứ 6 không có lớp nào cả nên tôi dậy muộn hơn mọi hôm. Hôm nay phải làm việc cho 3 team/projects ngoài lớp là: volunteer cho KARA (Kids At Risk Action); dự án mở rộng ở Mỹ và quốc tế của công ty EdTech; dự án mở rộng thị trường quốc tế của công ty FoodTech.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực

Năm nay, hạn nộp hồ sơ ứng tuyển của chương trình thạc sĩ giáo dục của Harvard (học trong 1 năm) là 23:59 ngày 5/1/2021 giờ địa phương. CCCM nào bản thân hoặc có người thân có hứng thú với chương trình này hãy liên hệ đặt câu hỏi với tôi ngay trên thớt này.

Theo kinh nghiệm của tôi, nếu CCCM muốn học hỏi thêm về cách ứng dụng công nghệ vào giáo dục hoặc kinh doanh giáo dục thì nên chọn chuyên nghành Education Leadership, Organizations, and Entrepreneurship hoặc Learning Design, Innovation, and Technology ~ hậu duệ được cải cách của chuyên nghành TIE (Technology, Innovation, and Education) chứ không nên chọn Human Development and Education Education Policy and Analysis.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Thứ 6, ngày 23 tháng 10, trời quang đãng...

1. Tuần này 2 buổi học của lớp HBSMBA 1602, một về EdX và một về 2U và Noodle. Nói chung nghành ngách này - giúp các trường đại học thiết lập hệ thống học online - không hấp dẫn với tôi cho lắm nên cũng không bàn nhiều ở đây.

2. Lớp HBSMBA 6932 tuần này nhẹ hơn hẳn mọi tuần vì cả hai buổi đều không thảo luận case studies về marketing như mọi hôm. Thay vào đó, các nhóm dự án trình bày về các dự án nghiên cứu thực tế (term project) của mình cho cả lớp nghe. Các dự án này đều liên quan đến việc mở rộng, tìm kiếm khách hàng, tối ưu hóa kênh marketing, v.v. của công ty do các thành viên trong nhóm tự thành lập hoặc công ty bên ngoài nhận hỗ trợ cho dự án (hợp tác cung cấp thông tin và khách hàng/nhân viên để phỏng vấn). Một vài dự án mà tôi còn nhớ:
- Circle (2 học sinh HBS đồng thời cũng là một đôi vợ chồng sắp cưới sáng lập): dự án nhà nghỉ dưỡng cao cấp cho thuê ngắn hạn kết hợp các hoạt động du lịch văn hóa quanh đó
- Lively Hood (sáng lập bởi 1 học sinh HBS trong lớp): dự án non-profit để kết nối tình nguyện viên trẻ để giúp những người già bị cô lập bởi COVID. Sáng lập viên của dự án này đã đặt hẹn phỏng vấn tôi để tìm hiểu cách tổ chức hoạt động vì trẻ em nơi tôi làm tình nguyện phát triển mạng lưới tình nguyện viên (tôi làm trưởng nhóm talent acquisition ở đó).
- Rize (sáng lập bởi 2 học sinh HBS): giúp các trường đại học gặp khó khăn trong việc tuyển sinh kết nối với học sinh và hỗ trợ trường xây dựng hệ thống lớp học online (khá giống 2U)
- Metrics (sáng lập bởi 1 học sinh HBS và được hỗ trợ bởi 2 học sinh HBS khác): giúp các công ty đo lường tự động và tỉ mỉ các chỉ số liên quan đến môi trường và xã hội của hoạt động kinh doanh

Tôi là học sinh GSE duy nhất trong lớp và cũng là học sinh duy nhất làm 2 dự án, một FoodTech và một EdTech. Giáo sư của tôi khá ấn tượng khi nghe gợi ý về phương án mở rộng mạng lưới tình nguyện viên của tôi cho sáng lập viên của Lively Hood vì cô không nghĩ rằng tôi làm nhiều dự án trên lớp như vậy mà còn làm trưởng nhóm volunteer ở bên ngoài nữa.

Giáo sư Christina Wallace của lớp quả thực có nhiều quen biết. Cô đã giới thiệu cho nhóm dự án của tôi President nghành hàng của một tập đoàn lớn nhất nhì Mỹ. Đồng thời cũng giới thiệu một Executive Director của một tập đoàn giáo dục rất lớn ở Mỹ cho dự án EdTech của tôi.

Tôi cảm thấy cô rất nhiệt tình nên mua ủng hộ cuốn sách New to Big: How Companies Can Create Like Entrepreneurs, Invest Like VCs, and Install a Permanent Operating System for Growth do cô làm đồng tác giả (https://www.amazon.com/New-Big-Companies-Entrepreneurs-Permanent/dp/0525573593). Chiều thứ 6 hôm nay sách về đến nhà nên tôi chụp lại hình tay mình cầm sách và gửi cho giáo sư, nói thêm rằng mục tiêu của tôi là đọc xong sách này và khi nào tôi đi học ở HBS thì sẽ trực tiếp đưa sách cho giáo sư ký tên viết tặng cho tôi :)

1603513470837.png
1603511800059.png



3. Tối thứ tư tôi thức đến tận sáng thứ năm để làm xong một mini prototype hơn 20 trang để thử hiệu quả của trò chơi hóa (gamification) trong một sản phẩm giáo dục cho lớp T522. Tôi cũng tính sẽ thành lập công ty riêng để phát triển sản phẩm này hoặc tương tự trong tương lai.

1603512593313.png


Khi hỏi giáo sư Wallace liệu các chương trình MBA có đặt nghi vấn khi tôi có ước mơ mở công ty nhưng lại chọn đi học MBA trước hay không, giáo sư nói điều có không thành vấn đề vì có rất nhiều học sinh ở HBS thành lập công ty ngay trong thời gian đi học. Vấn đề chính là phải làm nổi bật lên những gì mà tôi có thể đóng góp cho các bạn học đồng khóa. Giáo sư cũng nói thêm là sự kết hợp giữa nền tảng về giáo dục + kinh nghiệm kinh doanh của tôi là khá hiếm ở HBS.

4. Còn thứ 6 hôm nay thì tính ra tôi cũng làm được khối việc
a. Sáng thì họp với cấp trên ở tổ chức vì trẻ em KARA hơn 90p để phân công trách nhiệm và đặt mục tiêu
b. Chiều thì viết abstract cho bài nghiên cứu cuối kỳ của lớp HBSMBA 1602
c. Vừa viết abstract, tôi cũng tham dự nghe diễn thuyết chủ đề MyTakes trên Zoom của hai học sinh HBS cũng là bạn cùng nhóm với tôi trong dự án marketing cho công ty FoodTech. MyTakes là một dạng sinh hoạt cộng đồng mà theo đó mỗi tuần 2 học sinh sẽ kể về chuyện đời mình cho các học sinh khác trong section (mỗi khóa của HBS có khoảng 900 học sinh, phân thành 10 sections x 90 học sinh).
d. Nghe xong MyTakes thì tôi chuẩn bị nội dung email gửi cho một bạn học HBS trong lớp HBSMBA 6932 để bạn ấy liên lạc với hai người bạn khác làm trong các công ty thực phẩm nhằm mục đích tìm thêm tư liệu cho dự án FoodTech của tôi.
e. Sau đó thì tôi có họp 30 phút với Director của công ty EdTech để bàn về bước tiếp theo của dự án, bao gồm phỏng vấn học sinh và chuẩn bị nội dung để gặp lãnh đạo tại công ty giáo dục mà giáo sư Wallace đã giới thiệu ở mục 2 phía trên.

Đúng là chưa bao giờ tôi có một ngày thứ 6 bận rộn nhưng năng suất cao (productive) như vậy. Mệt!
 
Chỉnh sửa cuối:

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Năm nay chắc là ít hồ sơ cụ nhỉ do biết chắc là sẽ học online bởi tình hình đại dịch. Cụ thấy việc học online hiệu quả có ổn không? Em thấy theo học online có vẻ bận rộn hơn nhiều và giảm hiệu quả do phải trao đổi qua lại online khó mà thoả ý, hoặc do em ngành luật, lúc nào cũng có nhu cầu nói.
Tôi theo dõi tình hình hồ sơ nộp cho chương trình MBA thì thấy ở đa phần các trường, hồ sơ trong nước Mỹ nộp cho đợt 1 (hết hạn đầu tháng 9) tăng đột biến, khoảng 10-20% nhưng hồ sơ quốc tế nộp giảm nhiều. Tổng lại thì vẫn tăng so với năm ngoái.

Về chương trinh EdM của Harvard (hạn tháng 1/2021), thì tôi ước tính tình hình cũng sẽ tương tự trừ khi Biden thắng ở cuộc bầu cử tháng 11 này.

Vì tình hình kinh tế suy thoái và nhiều người đã mất việc hoặc có nguy cơ mất việc nên số lượng đơn nộp cho các chương trình cao học tăng là điều tất nhiên. Không chỉ có các chương trình toàn thời gian thu hút hồ sơ mà các chương trình bán thời gian cũng thế.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
1. Lớp HBSMBA 6932 hai hôm 26 và 27/10 đều bàn luận về case studies chiến lược và phương thức định giá sản phẩm SaaS, bao gồm sản phẩm project management BaseCamp và một dịch vụ hỗ trợ y tế là PatientPing.

Có một biểu đồ tôi thấy rất hữu ích:
1603993781241.png

Khi dùng 4 câu hỏi trong phương pháp này, có thể xác định tương đối chính xác các mức giá phù hợp cho sản phẩm.

2. Chiều hôm 27/10, sau khi lớp HBSMBA 6932 kết thúc, nhóm project ba người chúng tôi gặp qua Zoom với Global Head of Commercial của công ty FoodTech tài trợ cho project của nhóm. Buổi nói chuyện khá nhẹ nhàng vì giai đoạn này chúng tôi chỉ trình bày phương pháp nghiên cứu và các định hướng nghiên cứu thị trường. Người của công ty đề xuất chúng tôi cũng nghiên cứu thêm về các công ty CPG cỡ vừa chứ đừng chỉ tập trung vào các tập đoàn cỡ lớn.

3. Ba hôm nay tôi khá bận với việc nâng cấp và phỏng ván thu thập thông tin phản hồi đối với mẫu prototype cho project của lớp T522. Trong nội bộ nhóm cũng có nhiều ý kiến khác nhau về cách trình bày, phạm vi dịch vụ, và cách tiếp cận của project trong lớp hiện tại cũng như startup tương lai sau này:

So sánh v1 (khá thô sơ, không hoàn toàn gamified):

1604011530845.png


1604011511072.png



với v2 (trải nghiệm giống game hơn nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều):
1604010615343.png


1604011610106.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top