- Biển số
- OF-786866
- Ngày cấp bằng
- 7/8/21
- Số km
- 203
- Động cơ
- 32,964 Mã lực
Có một số cụ mới chỉ nhìn vào cái mảng điện tử tiêu dùng (Electronic consummer), thấy Hàn Quốc nó nổi lên được mấy cái mảng Tivi, điện thoại, chip nhớ mà đã ầm ĩ lên kêu nó vượt hoặc sắp vượt được Nhật thì em e rằng là cái hệ quy chiếu của các cụ dùng đánh giá nó hơi nhỏ hẹp!.
Mấy cái mảng điện tử tiêu dùng này thực sự là biên độ lợi nhuận nó rất thấp, nhất là Tivi và điện thoại nếu thuần túy chỉ là thiết bị phần cứng mà không có 1 hệ sinh thái bao gồm cả phần mềm (kiểu như Apple) vì vậy người Nhật không cạnh tranh được vì chi phí sản xuất của người Nhật thực sự là đắt hơn, chứ không phải là công nghệ họ không làm được!. Khi không cạnh tranh được, họ rút chân khỏi thì trường, chấp nhận cái miếng bánh đó lại cho Hàn Quốc và Trung Quốc. Đương nhiên, khi không còn đầu tư vào mảng đó nữa thì ngân sách cho R&D về cái mảng đó cũng giảm đi và sẽ ít có những cái mới ra đời thôi!.
Còn nói về điện tử thì các cụ nếu làm trong lĩnh vực công nghiệp sẽ thấy, các sản phẩm của Nhật bản vẫn chiếm tỷ trọng cực lớn trong các dây chuyền và thiết bị máy móc sản xuất, các robot công nghiệp của Nhật vẫn chiếm tỷ trọng lớn do chất lượng tốt, giá tốt (so với của Đức, châu Âu hay của Mỹ) ví dụ: của Fanuc là số 1 về thị phần, rồi của Yaskawa, của Kawasaki, Nachi, Mitsubishi, Canon hay Fujitsu; Brother... nhiều vô cùng!. Các thiết bị về điều khiển tự động (công nghệ của điện tử và phần mềm là ở cái này này) như PLC hay biến tần hầu hết trong các nhà máy dùng rất nhiều nhãn hiệu của Nhật như Mitsubishi, Fuji Electric, Yaskawa; Omron, ... Hoặc các máy CNC (kết hợp cả cơ khí và điện tử - CƠ ĐIỆN TỬ), hoạc đặc biệt là lĩnh vực cơ khí chính xác và quang học thì thực tê hiện nay các doanh nghiệp của Nhật vẫn chiếm thị phần cực lớn!.
Mảng điện tử tiêu dùng thì họ chỉ còn nắm lại ít thị phần cho các mảng như sản xuất chip, cảm biến (đặc biệt là cảm biến hình ảnh), các thiết bị về âm thanh cả kỹ thuật Analogue và kỹ thuật Digital, các thiết bị vô tuyến truyền thông trạm thu phát, thiết bị trò chơi điện tử, ...
Còn về lĩnh vực ô tô điện thì thực sự người Nhật đã chậm chân trong việc chuyển mình sang điện khí hóa xe, dần từ bỏ xe động cơ đốt trong vì họ vẫn đang tin tưởng rằng thế giới cần 1 giai đoạn trung gian nên họ hướng đến xe Hybrid!, chứ còn xe thuần điện thì Nissan họ ra đời từ lâu lắm rồi con Nissan Leaf (từ 2009) và nổi tiếng thế giới chứ có phải là họ không làm được đâu!. Công nghệ trên cái xe điện thì giá trị nhất và cốt lõi nhất nó là cái pin thì Panasonic họ không phải là tầm thường.
Nhưng để từ bỏ xe động cơ đốt trong sang hoàn toàn xe điện thì nó là một quyết định không hề dễ dàng!, toàn bộ hạ tầng cơ sở hiện tại, các nhà máy sản xuất động cơ, các dây truyền của xe xăng sẽ phải vứt bỏ hết để thay bằng điện trong khi với một nhà sản xuất lớn hàng năm cỡ 5-10tr xe thì đó không phải là việc dễ dàng, nó cần nguồn vốn cực lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà cung cấp hiện tại, trong khi chưa biết thành công hay sẽ thất bại...vậy nên họ thận trọng và làm chậm chạp cũng không hẳn là không có lý do, không phải vì thế mà cho rằng họ bảo thủ hay gì đó được, đành rằng người Nhật thực sự khá bảo thủ.
Mấy cái mảng điện tử tiêu dùng này thực sự là biên độ lợi nhuận nó rất thấp, nhất là Tivi và điện thoại nếu thuần túy chỉ là thiết bị phần cứng mà không có 1 hệ sinh thái bao gồm cả phần mềm (kiểu như Apple) vì vậy người Nhật không cạnh tranh được vì chi phí sản xuất của người Nhật thực sự là đắt hơn, chứ không phải là công nghệ họ không làm được!. Khi không cạnh tranh được, họ rút chân khỏi thì trường, chấp nhận cái miếng bánh đó lại cho Hàn Quốc và Trung Quốc. Đương nhiên, khi không còn đầu tư vào mảng đó nữa thì ngân sách cho R&D về cái mảng đó cũng giảm đi và sẽ ít có những cái mới ra đời thôi!.
Còn nói về điện tử thì các cụ nếu làm trong lĩnh vực công nghiệp sẽ thấy, các sản phẩm của Nhật bản vẫn chiếm tỷ trọng cực lớn trong các dây chuyền và thiết bị máy móc sản xuất, các robot công nghiệp của Nhật vẫn chiếm tỷ trọng lớn do chất lượng tốt, giá tốt (so với của Đức, châu Âu hay của Mỹ) ví dụ: của Fanuc là số 1 về thị phần, rồi của Yaskawa, của Kawasaki, Nachi, Mitsubishi, Canon hay Fujitsu; Brother... nhiều vô cùng!. Các thiết bị về điều khiển tự động (công nghệ của điện tử và phần mềm là ở cái này này) như PLC hay biến tần hầu hết trong các nhà máy dùng rất nhiều nhãn hiệu của Nhật như Mitsubishi, Fuji Electric, Yaskawa; Omron, ... Hoặc các máy CNC (kết hợp cả cơ khí và điện tử - CƠ ĐIỆN TỬ), hoạc đặc biệt là lĩnh vực cơ khí chính xác và quang học thì thực tê hiện nay các doanh nghiệp của Nhật vẫn chiếm thị phần cực lớn!.
Mảng điện tử tiêu dùng thì họ chỉ còn nắm lại ít thị phần cho các mảng như sản xuất chip, cảm biến (đặc biệt là cảm biến hình ảnh), các thiết bị về âm thanh cả kỹ thuật Analogue và kỹ thuật Digital, các thiết bị vô tuyến truyền thông trạm thu phát, thiết bị trò chơi điện tử, ...
Còn về lĩnh vực ô tô điện thì thực sự người Nhật đã chậm chân trong việc chuyển mình sang điện khí hóa xe, dần từ bỏ xe động cơ đốt trong vì họ vẫn đang tin tưởng rằng thế giới cần 1 giai đoạn trung gian nên họ hướng đến xe Hybrid!, chứ còn xe thuần điện thì Nissan họ ra đời từ lâu lắm rồi con Nissan Leaf (từ 2009) và nổi tiếng thế giới chứ có phải là họ không làm được đâu!. Công nghệ trên cái xe điện thì giá trị nhất và cốt lõi nhất nó là cái pin thì Panasonic họ không phải là tầm thường.
Nhưng để từ bỏ xe động cơ đốt trong sang hoàn toàn xe điện thì nó là một quyết định không hề dễ dàng!, toàn bộ hạ tầng cơ sở hiện tại, các nhà máy sản xuất động cơ, các dây truyền của xe xăng sẽ phải vứt bỏ hết để thay bằng điện trong khi với một nhà sản xuất lớn hàng năm cỡ 5-10tr xe thì đó không phải là việc dễ dàng, nó cần nguồn vốn cực lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà cung cấp hiện tại, trong khi chưa biết thành công hay sẽ thất bại...vậy nên họ thận trọng và làm chậm chạp cũng không hẳn là không có lý do, không phải vì thế mà cho rằng họ bảo thủ hay gì đó được, đành rằng người Nhật thực sự khá bảo thủ.