[Funland] Nhật Bản: Từ cường quốc công nghệ băng cassette Sony đến kẻ 'ra rìa' trong cuộc chơi chip điện tử

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Sau khi bị ăn hai quả bom nguyên tử, mấy anh Nhật gần như bị Mẽo bẻ gẫy cái tính máu chiến rồi, sau đó chỉ ngoan ngoãn mà làm.
Thời gian gần đây các mảng điện tử dân dụng của Nhật đã gần như bị mất vị thế trên toàn cầu, ngừng kinh doanh hoặc bán lại thương hiệu cho TQ.
Nhưng đó chỉ là cái mà số đông nhìn thấy, chứ mấy cái công nghệ khác thì nhiều người không biết.
Trước đã có cái thớt có cụ chê Hitachi kém, nhưng nào có biết nó là tập đoàn cực khủng, ngoài mảng điện tử dân dụng nào ai có biết nó còn nhiều mảng cực khủng khác vì nó là tập đoàn đa ngành nhất là mảng công nghiệp nặng như luyện thép, máy công nghiệp hạng siêu khủng,...
Nhà em trươc làm bản mạch vẫn phải nhâph magnet của Hitachi để bán cho các khách hàng khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Loại rẻ của TQ chỉ dùng cho model cấp thấp rồi. Mà những lúc khó khăn hay khủng hoảng mới thấy giá trị của mấy thằng công ty lớn. Độ giữ lời hay hỗ trợ của nó khiến mình ấm lòng 🤗
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,588
Động cơ
758,540 Mã lực
Vào năm 1964 khi Nhật Bản đăng cai kỳ Thế vận hội Olympic đầu tiên của mình, quốc gia này đã làm cả thế giới trầm trồ với những công nghệ tiên tiến, từ những đoàn tàu cao tốc chạy 210 km/h đến những băng nhạc cassette của Sony.



View attachment 6542128


Có thể nói thập niên 1960-1970 là thời kỳ vàng son của công nghệ Nhật Bản khi các doanh nghiệp nước này luôn đi đầu trong nhiều công nghệ mới, thậm chí nhiều người còn mơ đến viễn cảnh quốc gia này vượt cả nền kinh tế số 1 thế giới lúc đó là Mỹ.

Thế nhưng giấc mơ đó chẳng bao giờ xảy ra.



View attachment 6542129


Thời hoàng kim đã qua

Nhật Bản tổ chức kỳ Thế vận hội 2020 (phải lùi 1 năm sang 2021 vì dịch) trong bối cảnh dịch bệnh và chẳng có ai quan tâm đến những thành quả công nghệ của họ. Giới truyền thông quốc tế chỉ để ý đến số ca nhiễm mới và những chiếc giường bằng giấy trong làng thể thao liệu có đủ "chắc".

Rõ ràng, thời kỳ hoàng kim của Nhật Bản trong mảng công nghệ với những chiếc tivi màu, băng cassette hay máy tính cá nhân đã qua. Trong khi người Nhật từng tự hào về những chiếc máy nghe nhạc Walkman thì Apple cho ra đời iPhone. Trớ trêu hơn nữa là người láng giềng Hàn Quốc hiện nay cũng vượt Nhật Bản về mảng smartphone và chip nhớ điện tử.

Câu chuyện ở đây không đơn giản chỉ là niềm tự hào dân tộc bị tổn thương mà nó còn liên quan đến cả một nền kinh tế đang cố gắng níu kéo thời hoàng kim của mình bằng kỳ Olympic 2020. Trong khi Mỹ và Trung Quốc tranh cãi nhau về bằng sáng chế, ganh đua nhau về kỹ thuật tiên tiến nhất cũng như đặt ra các tiêu chuẩn cho công nghệ mới thì Nhật Bản, từng là niềm tự hào của Châu Á nay lại bị "ra rìa".

Tất nhiên, chính quyền Tokyo nhận ra điều đó khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide có kế hoạch thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử như một dự án quốc gia, song hành với chiến lược đảm bảo an ninh lương thực cũng như nhiên liệu.

Vậy nhưng theo hãng tin Bloomberg, kế hoạch này muốn thành công cần đòi hỏi sự thay đổi gốc rễ tại Nhật Bản. Cụ thể, chính phủ cần dỡ bỏ những vùng bảo hộ, giảm bớt thủ tục hành chính, tuyển dụng thêm tài năng từ nước ngoài và đặc biệt là loại bỏ tư tưởng "Nhật Bản là trung tâm" (Japan Centricism) đã ăn sâu vào tiềm thức các doanh nghiệp.



Thời vàng son đã qua của Nhật Bản: Từ cường quốc công nghệ với tàu cao tốc chạy 210 km/h, băng cassette Sony đến kẻ ra rìa trong cuộc chơi chip điện tử - Ảnh 3.
Nhật Bản đóng góp rất nhiều nghiên cứu cho mảng chip điện tử suốt 25 năm qua nhưng tỷ lệ lại đang giảm dần theo thời gian


Chuyên gia Kazumi Nishikawa của Bộ Công thương Nhật Bản cho biết việc thần thánh hóa công nghệ Nhật là điều "ngu ngốc" khi thời kỳ đỉnh cao của họ đã qua. Đây là thời điểm cần tiếp thu cái mới, cần sự cầu thị và học hỏi chứ không phải đắm mình trong hào quang quá khứ.

"Tư tưởng sản phẩm phải tự nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản không còn hiệu quả nữa", ông Nishikawa thừa nhận.

Theo Bloomberg, Nhật Bản hoàn toàn có thể nhờ những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hiện nay trợ giúp, ví dụ như thu hút các công ty sản xuất chip bán dẫn của Đài Loan hỗ trợ xây dựng nhà máy. Vào tháng 7/2021, CEO C.C.Wei của một trong những hãng chip điện tử hàng đầu thế giới TSMC đã bày tỏ dấu hiệu về khả năng xây nhà máy ở Nhật Bản.

Hiện nền kinh tế thứ 3 thế giới đang đổ hàng trăm tỷ Yên vào mảng chip điện tử nhưng thế vẫn chưa là gì so với số tiền Mỹ chi vào mảng này. Theo các thống kê, nền kinh tế số 1 thế giới đã chi tới 52 tỷ USD, tương đương 5,7 nghìn tỷ Yên để phát triển mảng chip nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.

Trong khi đó, quốc gia hàng xóm của Nhật Bản là Hàn Quốc cũng chi nhiều tiền chẳng kém. Những tập đoàn như Samsung hay SK đã cam kết để thêm 450 tỷ USD cho mảng này trong 10 năm tới. Thậm chí doanh nghiệp TSMC của Đài Loan cũng cho biết sẽ chi tới 100 tỷ USD cho mảng mà họ đang dẫn đầu trong 3 năm tới.

"Nếu không chịu đầu tư cho tương lai, Nhật Bản sẽ luôn phải phụ thuộc vào nước khác trong kỷ nguyên công nghệ số", Giám đốc Yuko Harayama của Viện nghiên cứu Riken nhấn mạnh.

Giải mã điểm yếu

Hiện nay Nhật bản vẫn dẫn đầu thế giới trong một số công nghệ như robot hay siêu máy tính. Những kỹ sư Nhật Bản thậm chí mới đây đã phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ đường truyền Internet.

Trong bản đánh giá chuỗi cung ứng của Nhà Trắng-Mỹ được công bố vào tháng 6/2021, Nhật Bản được nhắc đến 85 lần, nhiều hơn so với Hàn Quốc và Đài Loan nhưng tương đương với Châu Âu.



View attachment 6542130
Nguồn ảnh: Japan Times


Chủ tịch danh dự Tetsuro Higashi của công ty bán dẫn Tokyo Electron cho biết việc định hình điểm yếu của công nghệ Nhật Bản không đồng nghĩa với việc phải xây dựng lại cả một ngành từ con số 0.

Trên thực tế, ngành chất bán dẫn của Nhật cũng đã có nền tảng với bộ nhớ của Kioxia hay cảm ứng ảnh của Sony cùng vô số các nhà sản xuất, lắp ráp chip khác. Thế nhưng điều khó khăn ở đây là Nhật Bản chưa kết nối được những doanh nghiệp này thành một hệ thống cũng như tạo nên sản phẩm cốt lõi của mình.

Hệ quả là theo báo cáo của IC InSights, thị phần chip điện tử của Nhật Bản đã giảm từ 50% năm 1990 xuống chỉ còn 6% hiện nay. Một báo cáo khác của tổ chức Stiftung Neue Verantwortung tại Đức cho thấy đóng góp của ngành chip Nhật Bản cho thế giới đã suy giảm trong 25 năm qua và để Trung Quốc vượt qua.

Một báo cáo của chuyên gia tư vấn Takami Yunogami được trình bày trước Hạ viện Nhật Bản vào tháng 6/2021 cho thấy nước này từng sản xuất bộ nhớ cho những chiếc máy tính lớn (mainframe computer), nơi khách hàng đòi hỏi chất lượng cực cao và bảo hành tới 25 năm.

Thế nhưng khi mảng máy tính cá nhân trỗi dậy thì ngành công nghiệp Nhật lại không bắt kịp, để rồi bị Samsung vượt qua với những bộ nhớ giá rẻ chỉ bảo hành có 3 năm.

Rõ ràng trong kỷ nguyên công nghệ thay đổi từng ngày, Nhật Bản đang mắc căn bệnh "chất lượng cao" trong khi khách hàng thay mới sản phẩm liên tục và ưa chuộng giá rẻ.

Một yếu điểm nữa khiến công nghệ Nhật Bản gặp cản trở là chính phủ quá coi trọng những tập đoàn trong nước mà bỏ quên khả năng hợp tác phát triển với nước ngoài.



Thời vàng son đã qua của Nhật Bản: Từ cường quốc công nghệ với tàu cao tốc chạy 210 km/h, băng cassette Sony đến kẻ ra rìa trong cuộc chơi chip điện tử - Ảnh 5.
Nguồn ảnh: Business Korea


Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc hợp tác và làm việc chung với người nước ngoài là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho mảng công nghệ. Tinh thần lao động của người Nhật là đáng kính nể nhưng nếu không thể hòa nhập được với thế giới, tiềm năng công nghệ của họ sẽ bị giới hạn.

Một ví dụ điển hình là năm 1999, Nhật Bản xúc tiến vụ sáp nhập, mua lại của Hitachi với bộ phận sản xuất bộ nhớ của NEC dưới cái tên mới: Elpida. Thế nhưng kế hoạch vun trồng cho tập đoàn Hitachi thất bại hoàn toàn vào năm 2012 khi Elpida phá sản cùng khoản nợ 5,5 tỷ USD, để rồi bị công ty Mỹ Micron Technology mua lại.

"Tất cả những gì chúng tôi cố thử đều không thành công, từ các dự án quốc gia cho đến liên doanh đều thất bại. Mảng chip điện tử hiện đã nằm ngoài tầm khôi phục để vươn lên top thế giới rồi", chuyên gia Yunogami thừa nhận.

Dẫu vậy, báo cáo của Yunogami cũng cho thấy Nhật Bản vẫn còn cơ hội sản xuất thiết bị phụ trợ và nguyên liệu thô cho ngành chip nếu không thể cạnh tranh trực tiếp. Thật trớ trêu nhưng ông hoàng công nghệ một thời nay lại chỉ còn cơ hội nếu sản xuất phụ trợ cho những người chơi khác như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.

Thắng công nghệ, thua kinh doanh

Cách đây 40 năm, Mỹ và Nhật Bản từng nổ ra xung đột thương mại khi nền kinh tế xứ sở mặt trời mọc bùng nổ. Tại thời điểm đó, Mỹ đã áp đặt các quy định về tỷ lệ sử dụng chip điện tử nội địa lên các mặt hàng hoặc sẽ phải chịu mức thuế thương mại đặc biệt.

"Mỹ từng coi sự trỗi dậy của Nhật Bản là mối đe dọa và cần phải kiểm soát", Cựu bộ trưởng ngoại giao về chính sách kinh tế tài khóa Nhật Bản, ông Akira Amari cho biết.



Thời vàng son đã qua của Nhật Bản: Từ cường quốc công nghệ với tàu cao tốc chạy 210 km/h, băng cassette Sony đến kẻ ra rìa trong cuộc chơi chip điện tử - Ảnh 6.
Nguồn ảnh: Japan Times


Thế nhưng thay vì đấu tranh hoặc tìm đường phát triển mới, các công ty Nhật lại chấp nhận chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Một phần nguyên nhân cũng là do việc tự mãn với thành quả công nghệ phát triển được, qua đó từ bỏ thị trường nước ngoài béo bở khi bị Mỹ áp thuế.

Ví dụ điển hình của câu chuyện này là Docomo, công ty Nhật Bản tiên phong trong công nghệ kết nối điện thoại với Internet nhưng giờ đây thế giới lại chỉ nhớ đến Apple và Samsung.

"Nhật Bản rất giỏi trong việc sáng chế, đi từ 0 đến 1, nhưng lại chẳng thành công lắm cho việc phát triển đi lên 10. Nhật Bản có thể thắng trong công nghệ nhưng lại thua trong kinh doanh", ông Amari ngậm ngùi.

giờ em không mê Sony HF nữa mà mê em Accuphase mà không có tiền rước...
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nói về hiếp chắc Tàu không có cơ hội hiếp Nhật, dân số Nhật giờ ngày một già, em nhớ ở đâu đó là CP Nhật cũng lo lắm vì nó sẽ ảnh hưởng đến lực lượng phòng vệ, nhưng Nhật bây giờ yêu nhau hẹn hò nhau chứ chuyện có con giờ khó khăn lắm, hoàn cảnh của Nhật công nhận khó.
Thằng bạn em người Nhật nó kể vợ chồng lấy nhau mấy năm xong tách ra ngủ riêng. Không hiểu chúng nó sống kiểu gì luôn.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,073
Động cơ
589,021 Mã lực
Nhật chết dần rồi mấy tập đoàn nhật bảo thủ số 1 thế giới.Bị khựa vượt sắp tới còn bị hàn vượt.Dân số thì già cỗi tầm 50 năm nữa thì 40% dân số nhật trên 60 tuổi thì làm ăn gì nữa
Không còn là ngôi sao, trở về là đất nước bình thường.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Mấy cụ cứ bảo Nhật nó đi xuống với cả Hàn, Tàu đi lên nọ kia thực ra chỉ nhìn vào mấy cái mảng điện tử tiêu dùng (electronic consummer) như TV, điện thoại, cái đó đúng là Nhật giờ không cạnh tranh nổi với mấy hãng của Hàn và Tàu về thiết kế trẻ trung, nhiều tính năng và quan trọng là giá rất rẻ!. Chứ Nhật nó thừa làm được và làm tốt hơn nhiều!.
Còn các lĩnh vực công nghệ như robot đặc biệt là robot công nghiệp thì Nhật đứng đầu thế giới cả về các phát minh sáng chế lẫn thị phần với rất nhiều tên tuổi lớn như Fanuc, Kawasaki, Yasakawa, Mitsubishi, …
Hay như các mảng thiết bị trong điện động lực và điều khiển!. Đi các nhà máy mà mở tủ control ra thì chủ yếu thấy đồ của Nhật như Omron, Mitsubishi, …chứ ông Hàn thì may ra có mấy cái đèn báo với cái nút nhấn của nhãn hiệu Hanyuon, còn Tàu thì gần như như không thấy!
Trong lĩnh vực hàng không thì Nhật nó sản xuất máy bay dân dụng và cả quân sự với sự tham gia của cả Honda, ShinMaywa, Mitsubishi, Kawasaki, … từ trực thăng cho đến cả máy bay phản lực,…rồi cả tên lửa, tàu vũ trụ, vệ tinh… không thiếu thứ gì!. Ông Tàu khựa thì vừa nho nhoe được cái con máy bay Comac100 thì năm cha và mẹ, hầu hết linh kiện bộ phận là của các hãng nước ngoài mà đã nổ tung trời!. Ông Hàn thì không biết đã có cái máy bay nào sản xuất được chưa?!.
Còn nhiều thứ khác như máy công nghiệp với các công ty lớn như Hitachi, Kobelco, Kubota,
Lĩnh vực điện tử trong thông tin liên lạc hàng hải, liên lạc vệ tinh thì rất nhiều hãng lớn như NEC, Icom, …
Về máy tính thì NEC, Fujitsu, Toshiba…
Về hoá chất: Shinetsu, Kao, Idemitsu …
Về công nghệ về Quang học thì có thể nói Nhật nó đứng đầu thế giới!.
Nhiều vô kể!. Cái gì Nhật nó cũng làm và làm tốt nổi tiếng thế giới luôn!…
Có nhiều thương hiệu mà mình không biết luôn nếu không làm về nó!.
Có điều kiện các cụ cứ xem list các công ty trong danh sách Nikkei 225 sẽ thấy toàn công ty lớn và khủng khiếp đến cỡ nào!, trải rộng trong tất cả các lĩnh vực!.
Ở châu Á này hay cái chủng tộc đa vàng tóc đen này thì Tây lông da trắng mắt xanh nó chỉ tôn trọng mỗi Nhật!. Các cụ nhìn xem G7 toàn thăng Tây Lông riêng chỉ có mỗi Nhật là được ngồi cùng mâm với chúng nó đấy!. Ghê lắm chứ đừng nghĩ nó ốm yếu, già nua mà nhầm!.
Các học giả, chính trị gia, nhà nghiên cứu của Nhật họ nhiều khi lo xa nên đưa ra rất nhiều các cảm báo để định hướng cho chính phủ của họ!. Như vấn đề già hoá dân số, chẳng riêng gì Nhật đâu!, Hàn và Tàu cũng đang đối mặt với nó đấy!, cũng khủng khiếp lắm!. Nhưng Nhật nó cứ làm toáng lên vậy đấy!.Tàu còn đang rơi vào bẫy chưa giàu mà đã già mà chưa hùng thì đã hung kia kìa!… Hàn cũng vậy!, dân có dấu hiệu già hoá, lười đẻ… vv
Không biết điện tự động, điện điều khiển Nhật mạnh có mạnh cả mảng Scada nối mạng trong công nghiệp không, Đức thì có Siemens hình như có cả ngôn ngữ lập trình riêng.
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,169
Động cơ
542,018 Mã lực
Mấy cụ cứ bảo Nhật nó đi xuống với cả Hàn, Tàu đi lên nọ kia thực ra chỉ nhìn vào mấy cái mảng điện tử tiêu dùng (electronic consummer) như TV, điện thoại, cái đó đúng là Nhật giờ không cạnh tranh nổi với mấy hãng của Hàn và Tàu về thiết kế trẻ trung, nhiều tính năng và quan trọng là giá rất rẻ!. Chứ Nhật nó thừa làm được và làm tốt hơn nhiều!.
Còn các lĩnh vực công nghệ như robot đặc biệt là robot công nghiệp thì Nhật đứng đầu thế giới cả về các phát minh sáng chế lẫn thị phần với rất nhiều tên tuổi lớn như Fanuc, Kawasaki, Yasakawa, Mitsubishi, …
Hay như các mảng thiết bị trong điện động lực và điều khiển!. Đi các nhà máy mà mở tủ control ra thì chủ yếu thấy đồ của Nhật như Omron, Mitsubishi, …chứ ông Hàn thì may ra có mấy cái đèn báo với cái nút nhấn của nhãn hiệu Hanyuon, còn Tàu thì gần như như không thấy!
Trong lĩnh vực hàng không thì Nhật nó sản xuất máy bay dân dụng và cả quân sự với sự tham gia của cả Honda, ShinMaywa, Mitsubishi, Kawasaki, … từ trực thăng cho đến cả máy bay phản lực,…rồi cả tên lửa, tàu vũ trụ, vệ tinh… không thiếu thứ gì!. Ông Tàu khựa thì vừa nho nhoe được cái con máy bay Comac100 thì năm cha và mẹ, hầu hết linh kiện bộ phận là của các hãng nước ngoài mà đã nổ tung trời!. Ông Hàn thì không biết đã có cái máy bay nào sản xuất được chưa?!.
Còn nhiều thứ khác như máy công nghiệp với các công ty lớn như Hitachi, Kobelco, Kubota,
Lĩnh vực điện tử trong thông tin liên lạc hàng hải, liên lạc vệ tinh thì rất nhiều hãng lớn như NEC, Icom, …
Về máy tính thì NEC, Fujitsu, Toshiba…
Về hoá chất: Shinetsu, Kao, Idemitsu …
Về công nghệ về Quang học thì có thể nói Nhật nó đứng đầu thế giới!.
Nhiều vô kể!. Cái gì Nhật nó cũng làm và làm tốt nổi tiếng thế giới luôn!…
Có nhiều thương hiệu mà mình không biết luôn nếu không làm về nó!.
Có điều kiện các cụ cứ xem list các công ty trong danh sách Nikkei 225 sẽ thấy toàn công ty lớn và khủng khiếp đến cỡ nào!, trải rộng trong tất cả các lĩnh vực!.
Ở châu Á này hay cái chủng tộc đa vàng tóc đen này thì Tây lông da trắng mắt xanh nó chỉ tôn trọng mỗi Nhật!. Các cụ nhìn xem G7 toàn thăng Tây Lông riêng chỉ có mỗi Nhật là được ngồi cùng mâm với chúng nó đấy!. Ghê lắm chứ đừng nghĩ nó ốm yếu, già nua mà nhầm!.
Các học giả, chính trị gia, nhà nghiên cứu của Nhật họ nhiều khi lo xa nên đưa ra rất nhiều các cảm báo để định hướng cho chính phủ của họ!. Như vấn đề già hoá dân số, chẳng riêng gì Nhật đâu!, Hàn và Tàu cũng đang đối mặt với nó đấy!, cũng khủng khiếp lắm!. Nhưng Nhật nó cứ làm toáng lên vậy đấy!.Tàu còn đang rơi vào bẫy chưa giàu mà đã già mà chưa hùng thì đã hung kia kìa!… Hàn cũng vậy!, dân có dấu hiệu già hoá, lười đẻ… vv
Nó đi về mảng lõi rồi, ai làm mấy ngành B2B thì sẽ biết những cty tỉ đô mà chẳng mấy khi thấy trên báo. Kiểu như ông SS bán được bao nhiêu đt thì ông Google với ông Chip nào đó ngồi thu phế theo chiếc.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mấy cụ cứ bảo Nhật nó đi xuống với cả Hàn, Tàu đi lên nọ kia thực ra chỉ nhìn vào mấy cái mảng điện tử tiêu dùng (electronic consummer) như TV, điện thoại, cái đó đúng là Nhật giờ không cạnh tranh nổi với mấy hãng của Hàn và Tàu về thiết kế trẻ trung, nhiều tính năng và quan trọng là giá rất rẻ!. Chứ Nhật nó thừa làm được và làm tốt hơn nhiều!.
Còn các lĩnh vực công nghệ như robot đặc biệt là robot công nghiệp thì Nhật đứng đầu thế giới cả về các phát minh sáng chế lẫn thị phần với rất nhiều tên tuổi lớn như Fanuc, Kawasaki, Yasakawa, Mitsubishi, …
Hay như các mảng thiết bị trong điện động lực và điều khiển!. Đi các nhà máy mà mở tủ control ra thì chủ yếu thấy đồ của Nhật như Omron, Mitsubishi, …chứ ông Hàn thì may ra có mấy cái đèn báo với cái nút nhấn của nhãn hiệu Hanyuon, còn Tàu thì gần như như không thấy!
Trong lĩnh vực hàng không thì Nhật nó sản xuất máy bay dân dụng và cả quân sự với sự tham gia của cả Honda, ShinMaywa, Mitsubishi, Kawasaki, … từ trực thăng cho đến cả máy bay phản lực,…rồi cả tên lửa, tàu vũ trụ, vệ tinh… không thiếu thứ gì!. Ông Tàu khựa thì vừa nho nhoe được cái con máy bay Comac100 thì năm cha và mẹ, hầu hết linh kiện bộ phận là của các hãng nước ngoài mà đã nổ tung trời!. Ông Hàn thì không biết đã có cái máy bay nào sản xuất được chưa?!.
Còn nhiều thứ khác như máy công nghiệp với các công ty lớn như Hitachi, Kobelco, Kubota,
Lĩnh vực điện tử trong thông tin liên lạc hàng hải, liên lạc vệ tinh thì rất nhiều hãng lớn như NEC, Icom, …
Về máy tính thì NEC, Fujitsu, Toshiba…
Về hoá chất: Shinetsu, Kao, Idemitsu …
Về công nghệ về Quang học thì có thể nói Nhật nó đứng đầu thế giới!.
Nhiều vô kể!. Cái gì Nhật nó cũng làm và làm tốt nổi tiếng thế giới luôn!…
Có nhiều thương hiệu mà mình không biết luôn nếu không làm về nó!.
Có điều kiện các cụ cứ xem list các công ty trong danh sách Nikkei 225 sẽ thấy toàn công ty lớn và khủng khiếp đến cỡ nào!, trải rộng trong tất cả các lĩnh vực!.
Ở châu Á này hay cái chủng tộc đa vàng tóc đen này thì Tây lông da trắng mắt xanh nó chỉ tôn trọng mỗi Nhật!. Các cụ nhìn xem G7 toàn thăng Tây Lông riêng chỉ có mỗi Nhật là được ngồi cùng mâm với chúng nó đấy!. Ghê lắm chứ đừng nghĩ nó ốm yếu, già nua mà nhầm!.
Các học giả, chính trị gia, nhà nghiên cứu của Nhật họ nhiều khi lo xa nên đưa ra rất nhiều các cảm báo để định hướng cho chính phủ của họ!. Như vấn đề già hoá dân số, chẳng riêng gì Nhật đâu!, Hàn và Tàu cũng đang đối mặt với nó đấy!, cũng khủng khiếp lắm!. Nhưng Nhật nó cứ làm toáng lên vậy đấy!.Tàu còn đang rơi vào bẫy chưa giàu mà đã già mà chưa hùng thì đã hung kia kìa!… Hàn cũng vậy!, dân có dấu hiệu già hoá, lười đẻ… vv
Đến tên lửa chủ lực TQ còn dùng đồ Nhật mà cụ,

1632981738542.jpeg
Hình ảnh cho thấy tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc hiện đang sử dụng công tắc hành trình AZ8112 của hãng Panasonic, loại HQ9 trang bị cho cả pk và hq trên các tàu khu trục

Hệ thống anten GPS của Công ty KODEN và 3 bộ anten vệ tinh hải sự SAILOR của hãng Thrane&Thrane trên khu trục hạm và tàu ngầm TQ đều là sản phẩm của Nhật
71CD0571-4E02-421D-B1C0-B23D223DA064.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,298 Mã lực
Ơ Việt Nam thì nhà máy điện nào chả có mấy ông Yokogawa đi bán thiết bị điều khiển và thiết bị đo lường, một số nhà máy điện thấy phần DCS đội Yoko này làm
Trong các nhà máy điện tua bin khí, nếu đồ tua bin khí và tua binn hơi của hãng nào thì hệ C&I và DCS tương ứng của nó, như Máy Siemens thi phần lớn của Siemens và Đức, máy Alstom cũng vậy, máy GE cũng đồ Mỹ, Canada. Các nhà máy của Nhật, phần C&I và hệ DCS thì hàng Nhật Yokogawa nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,266
Động cơ
589,859 Mã lực
Điện thoại Nhật chết là đáng.

Một thời say mê điện thoại Nhật mà nó ko chịu bán quốc tế, phải xài sim ghép. Máy luôn ra cấu hình vượt trội, tính năng cao mà nhất định chỉ ra bản lock.

Yêu em keitai mà đành ngậm ngùi bỏ ko dùng.
Uh nó chết là đúng. Hàng nội địa nó bao giờ cũng tốt nhất, còn đồ bán ra thế giới thì kém. Nó cứ tưởng nó là đẳng cấp trên của thế giới ấy. Ghét mấy thằng hậy hậy
 

Fun on Fun

Xe hơi
Biển số
OF-565446
Ngày cấp bằng
21/4/18
Số km
167
Động cơ
150,294 Mã lực
Cửa hàng điện tử của Nhật không cạnh tranh được về mẫu mã và giá thành so với các hãng của Hàn Quốc và Trung Quốc, tuy nhiên về mảng linh kiện cũng như máy móc phục vụ trong quá trình sản xuất hàng điện tử Nhật vẫn dẫn đầu.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Uh nó chết là đúng. Hàng nội địa nó bao giờ cũng tốt nhất, còn đồ bán ra thế giới thì kém. Nó cứ tưởng nó là đẳng cấp trên của thế giới ấy. Ghét mấy thằng hậy hậy
Trước e dùng xperia z1-3 rồi ko chịu nổi lỗi nghe nhạc to bị nứt màn hình, phải mua ip, máy thì to nặng, nóng
 

haiphdt

Xe buýt
Biển số
OF-424632
Ngày cấp bằng
24/5/16
Số km
608
Động cơ
223,994 Mã lực
Tuổi
44
Nhật giờ cũng tàm tạm thôi,hàng xuất cũng chẳng ngon.Nhiều ông hình như tưởng tượng hơi quá.Còn nói thẳng hàng Nội Địa thì chưa biết Nhật,Hàn,Mỹ,Trung ông nào ngon hơn.
Người dân giờ họ đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp chứ không còn ăn chắc mặc bền như trước nữa,mua cái gì dùng ông nào loại "ăn cân sắt đòi ị ra 1 cân 1 đinh" thì dùng cũng chỉ dăm năm là chuẩn bị sắm cái mới thì cần gì quá ngon,ngon quá thì "của ông tất"
 

korosan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787197
Ngày cấp bằng
11/8/21
Số km
272
Động cơ
29,956 Mã lực
Tuổi
44


Nhiều công nghệ liên quan đến sản xuất bán dẫn, vẫn chỉ có 2 ông Mỹ và Nhật, các đội Hàn , Hay QT đều thấy rất nhỏ.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,422
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Trước e dùng xperia z1-3 rồi ko chịu nổi lỗi nghe nhạc to bị nứt màn hình, phải mua ip, máy thì to nặng, nóng
Sony là thương hiệu tầm tầm trong mảng điện thoại thôi. Nhưng Sony làm hàng xuất nên vẫn sống được.

------
Thực ra Nhật có nhiều công ty lớn trong top thế giới, nhưng những người ko trong ngành chưa chắc đã biết tới.

Chẳng hạn như ngành sản xuất vải sợi carbon, trong top 6 công ty hàng đầu thì có đến 3.5 là của Nhật, 1 của Đức và 1.5 là của Mỹ. TORAY (Nhật) chiếm thị phần số 1 thế giới. Sau đó là ZOLTEK (Mỹ) chiếm thị phần số 2 thế giới (thực chất là TORAY đầu tư vào Mỹ).

Vải sợi carbon dùng cho đủ các ngành nghề từ hàng không vũ trụ, quân sự, ô tô, cánh quạt gió, đồ thể thao, đồ độ chế.... mà Nhật chiếm thị phần số 1, số 2 số 4 và số 5 thế giới, Đức chỉ chen chân 1 công ty vào vị trí số 3 với SGL Carbon.
 

zizou81

Xe hơi
Biển số
OF-560576
Ngày cấp bằng
24/3/18
Số km
155
Động cơ
152,189 Mã lực
Nước Nhật là nước châu Á duy nhất nằm trong G7. Vậy mà nhiều cụ còn lo lắng hộ nó. Haizz
Máy bay chiến đấu Zero được Mitsu sản xuất từ những năm 1940 được coi là tốt nhất thời điểm đó, cách đây gần 1 thế kỷ. Châu Á không có Nhật, chắc cũng ngang châu Phi :))
Phải vodka cụ mới được! Nhiều cụ cứ lo cho 1 nước nhóm G7. Đợi nó suy tàn thì còn khướt.
 

Rivers

Xe container
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
9,597
Động cơ
749,142 Mã lực
Nhật 126tr người, quy mô kinh tế gần 5.400 tỉ US, đứng thứ 3 thế giới, thu nhập đầu ngươi nó hơn 40k USD. Một số ngành nó có thể tụt hậu, nhưng không đồng nghĩa kinh tế nó yếu :))
Một số ngành nó có thể cắt bớt dây chuyền sx do kinh doanh không hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng công nghệ và nền tảng thì nó vẫn có, nhiều khi xảy ra thương chiến mới biết thằng nào là bố thằng nào là con, đơn cử như vụ Nhật-Hàn hục hặc hay Mỹ cấm vận Huawei chẳng hạn.
 

zizou81

Xe hơi
Biển số
OF-560576
Ngày cấp bằng
24/3/18
Số km
155
Động cơ
152,189 Mã lực
Hitachi thì đúng là khủng, nhưng em thấy bọn Mitsu mới gọi là khủng số 1 Nhật bản. Tập đoàn này hình thành từ thời Minh Trị, sau khi thua Mỹ, Mỹ cũng sợ nên ép nó phải tách ra thành nhiều công ty nhỏ hơn. Bọn này làm gần như mọi thứ trên đời, từ cái bút bi, bút chì tới cả tàu vũ trụ, mà cái nào cũng tốt cả
Mitsu nó chế tạo 1 số bộ phận cho Boeing nữa cụ ah
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,344
Động cơ
567,032 Mã lực
Nhiều cụ cứ lo cho 1 nước nhóm G7. Đợi nó suy tàn thì còn khướt.
Chả nói đâu xa. Đây là OF thì cứ mở nắp capo xe coi bao nhiêu chi tiết/phụ tùng của Denso. Đến cái bugi mà loanh quanh cũng lại Denso/NGK...Nó bé tí và đơn giản, mà chế tạo nó không hề dễ xơi, khựa chỉ có làm giả thôi =))
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,665
Động cơ
250,295 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Một số ngành nó có thể cắt bớt dây chuyền sx do kinh doanh không hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng công nghệ và nền tảng thì nó vẫn có, nhiều khi xảy ra thương chiến mới biết thằng nào là bố thằng nào là con, đơn cử như vụ Nhật-Hàn hục hặc hay Mỹ cấm vận Huawei chẳng hạn.
Chuẩn cụ. Mỹ, Đức, Nhật... nó qua Tàu đặt nhà máy SX sản phẩm không quan trọng, đâu đặt ở bản địa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top