Khi đọc box này, thấy sản phẩm cũng rất có ích, nhưng đọc quảng cáo thì như là một chiếc hộp thần kỳ ấy chứ. Và làm em liên tưởng đến chiếc vòng Titan kỳ diệu thưở nào quảng cáo ra rả trên TV. Xét thấy có tính tương đồng về giá bán ra (hơi khập khiễng), nhưng giá đầu vào thì khác nhau. Điểm khác nữa là cái thiết bị này sử dụng được, còn cái kia thì làm cho người ta đau tim thêm.
Để em phải ship 1 cái như vậy xem thế nào. Hàng test với giá trên ebay + chút thuế của vn dù sao cũng dễ thở hơn của bác Jing, nhân tiện cũng xem board mạch của nó có tương tự như của bác Jing. Dùng google thì tính năng của Jing và ebay thì như nhau.
jungle
justbenice
jungle
Ba thành phần chủ chốt làm nên chuyện trên mạch này là:
- Cuộn cảm, để chứa năng lượng.
- Diode Schottky hay còn gọi là diode xung, diode này có tần số hoạt động rất cao, vì có khả năng phục hồi nhanh.
- Bộ tạo xung kích.
Đây là mạch mạch
Step up converter hay còn gọi là
Boost Converter, hay còn gọi là
Power DC to DC converter, nhưng mạch trên đây thiết kế khá thông minh, còn có thêm phần mềm điều khiển. Để thiết kế một mạch Step up converter hoạt động khá đơn giản, chỉ cần ít linh kiện là ráp được mạch rồi.
Việc dùng boost converter đã áp dụng trên động cơ xe Hybid của Toyota Prius Model NHW20 từ lâu rồi, trên xe này sử dụng bình động cơ điện cần đến 500 volts, nếu như vậy người ta cần phải dùng để 417 cục pin, mỗi cục pin(Cell) là 1.2 volts.
417 x 1.2 = 500.4 volts.
Nhưng bằng cách lắp mạch Boost converter vào, người ta chỉ cần có 168 cục pin mắc nối tiếp lại với nhau là tạo được 500 volts rồi, làm cho động cơ chạy ngon lành.
Mạch này có 3 thành phần rất quan trọng là Cuộn cảm, Diode xung và bộ tạo xung kích, bộ tạo xung này thường có tần số từ 50 đến 250 Khz. Do đó nếu các bác có Oscilloscope các bác đo ngay cực Anode của diode xung sẽ có xung vuông.
Đây là chổ người khác làm ăn, nên em không dám phá đám, chứ thực ra nói là công nghệ gì siêu đẳng thì làm sao Hàn quốc mà bằng Mỹ và Đức được, tất cả những phát minh quan trọng gì cũng từ người mắt xanh mũi đỏ mà ra hết, thực ra người châu á chỉ học lại và ứng dụng nó thôi.
Theo mình nghĩ thì Boost Converter dùng để chuyển điện DC -> AC sau đó nâng hiệu điện thế lên rồi cho qua diode nắn dòng lại thành 1 chiều. Tác dụng chính là nâng dòng điện 1 chiều lên hiệu điện thế cao hơn. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa trong cái cục battery booster này vì máy phát đã ra tới dòng điện 14V trong khi bình acqui chỉ cần 12V là sạc. Chưa kể battery booster này mắc song song với acqui nhé. Và giải thích của bạn hoàn toàn không giải thích được 2 con mosfet và con trở 10W 22ohm dùng để làm gì.
Bài trước mình nói vụ đèn sáng hơn có bác nói là đèn sáng hơn là hiệu điện thế cao hơn -> dễ hỏng. Nhưng mình quên mất không nói là đèn mình là đèn Xenon. Đèn Xenon được kích qua Ballast cho nên hiệu điện thế cách nhau 1-2 volt hầu như không ảnh hưởng tới độ sáng của đèn. Chủ yếu là độ thằng,sạch và ổn định của dòng điện thôi. Chính vì điều đó mình mới nhận định là cục battery booster này thực chất là 1 bộ ổn áp (có thể có bù áp chẳng? ) thông minh có tác dụng chính là nắn dòng điện sạch lại và bù áp dòng điện khi điện thế sụt ,
2 con IC thì 1 con dùng để điều khiển hiển thị cái panel led 2 digit, 1 con được dùng để lập trình để điểu khiển 2 con mosfet bù áp hoặc giảm áp . Tụ được dùng để phóng điện khi cần..bù áp ???
Và quan trọng nhất là mạch này chỉ hạot động với hiệu điện thế trên 13Volt thôi. Khi tắt máy thì bình acqui chỉ còn 12V hoặc hơn 1 tí nó sẽ ngừng hoạt động.
Em đoán chỉ đc tới thế và khả năng đoán sai rất cao. Rất mong anh chị em ta sớm khám phá ra bí mật của cái mạch điện này.
Chỉ có một con Mosfet kênh N trong mạch này thôi bác, con mosfet đó chính là cái contact SW1 đó. Mạch hoạt động theo nguyên lý sau:
Lúc SW1 đóng(close), dòng điện từ nguồn Vs(Accu) đi qua cuộn cảm L1, khi SW1 mở(open) thì trong cuộn cảm xuất hiện một sức điện động, cực tính có chiều ngược với chiều cung cấp điện lúc trước, như vậy tại Anode của diode D1 sẽ xuất hiện điện thế dương(+) và đầu kia của L1 sẽ có điện thế âm(-). Coi như lúc này L1 đã thành thêm một Accu nữa, Accu L1 được mắc nối tiếp với Accu nguồn Vs, do đó điện thế tại Anode là tổng của 2 accu L1 và Vs.
Tăng giảm hệ số tự cảm của L1 sẽ cho ra điện thế tổng tăng hay giảm, tần số của mạch kích Mosfet SW1 càng cao thì điện thế tại anode D1 càng smooth(bằng phẵng)
Mạch này thực chất nó không thể phục hồi được accu, mà nó chỉ làm cho accu mạnh hơn thôi, cũng giống như con người khi đã già thì phải yếu đi, muốn mạnh khỏe thì phải dùng thuốc bổ, thuốc kích thích, cường dương...
Mạch này hay ở chỗ nối song song với Accu, lấy năng lượng chính từ accu để bồi bổ lại cho accu, nhưng không phải vậy, nó lấy năng lượng từ máy điện thì đúng hơn, do đó nếu để cho nó hoạt động mà không nổ máy, thì trong chốc lát là accu xụm bà chè liền, giống như ông già mà cho ổng uống dopping rồi chạy thi với thanh niên trai tráng vậy. Chính vì thế phần mềm của mạch không cho phát xung khi máy không nổ.
Mạch này đúng là một mạch ổn áp và ổn cả dòng luôn, xem ra nó có công dụng thực sự đấy các bác, vì điện thế và dòng điện ổn định thì sẽ làm cho động cơ chạy smooth hơn, đèn sáng hơn.
Trên các xe chạy động cơ Hybid đều phải có mạch Boost converter này, động cơ điện trên xe Hybid xài đến 500 volts, do nếu không xài boost converter thì phải sử dụng đến 417 viên cell mắc nối tiếp lại, sử dụng mạch này thì chỉ cần 168 cell là xe chạy ngon lành.
Các Cassette hồi xưa của Sony cũng vậy, tuy chỉ xài có một viên Pin AA là 1.2 Volts thôi, nhưng đo được trên Main là 3.3 Volts, nghe rất lớn và rất hay.
Đây là chổ làm ăn của bác Khumui, do đó em không dám phá đám, nếu bác Khumui cho phép thì em sẽ làm một mạch do em thiết kế, có công dụng cũng y chang như mạch của bác vậy đó, rồi post bài hướng dẫn lên cho anh em OS làm theo chơi.
Em rất phục bác Jungle...Nói thì phải có cơ sở khoa học như vậy chứ....Vodka bác 1 cái...