Bác giải thích theo kiểu tổ lái ấm ớ hội tề quá. Thôi để em khuân cho nhanh:
TTO - Ở Nam Bộ, hầu như tỉnh nào cũng có địa danh Châu Thành, kiểu đặt địa danh có một không hai làm nhiều người không khỏi tò mò.
Nhiều cách hiểu "Châu Thành"
Địa danh Châu Thành hiện nay được đặt tên cho 10 đơn vị hành chính cấp huyện của các tỉnh Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang (huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A), Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Chưa kể là còn có hai huyện Châu Thành Đông, Châu Thành Tây của tỉnh Cửu Long được đặt sau năm 1975. Và có thêm 3 thị trấn Châu Thành thuộc huyện Châu Thành của Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh. Lại còn có ấp Châu Thành, xã An Ninh, huyện Châu Thành (Sóc Trăng), nơi có chợ Bố Thảo.
Châu thành ban đầu được dùng như một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh, được ghi nhận trong ca dao Nam Bộ:
Đất châu thành nam thanh nữ tú
Trong vườn thú đủ các thứ chim.
Đất châu thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Nước ròng bỏ bãi bày gành
Bậu đem duyên đi bán, đất châu thành đều hay.
Hoặc: Giặc Lang Sa đánh tới Châu Thành,
Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng đành bỏ em.
Xuất hiện khá sớm trong một số từ điển tiếng Việt như
Việt Nam từ điển (1931),
Hán Việt từ điển (1932), nhưng "châu thành" lại hầu như không được sử dụng ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
Châu thành là một từ Hán - Việt, sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ, được nhiều từ điển ghi nhận với nhiều nghĩa khác nhau: "thành thị, khu vực chính một xứ hay một tỉnh, nơi người đứng đầu xứ hay tỉnh trưởng cai trị, thường dân cư đông đúc, mua bán thịnh vượng"
(Việt Nam từ điển, Lê Văn Đức, 1970); "Châu thành không phải là một tên riêng. Các tỉnh Nam bộ đều có quận, huyện châu thành. Châu thành chỉ các làng xã vây quanh tỉnh lỵ" (
Phương ngữ Nam Bộ ghi chép & chú giải, Nam Chi Bùi Thanh Kiên, 2015).
Ban đầu "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành.
Trở thành địa danh hành chính
Năm 1867, sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra thành 24 hạt tham biện. Viên cai trị hạt là tham biện. Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một trung tâm hành chính của hạt.
Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận của các tỉnh Nam Kỳ: Mỹ Tho (1912), Cần Thơ (1913), Sa Đéc (1916), Sóc Trăng (1916), Vĩnh Long, Long Xuyên, Trà Vinh, (1917), Châu Đốc (1919), Rạch Giá (1920), Tân An (1922), Hà Tiên (1924), Thủ Dầu Một (1926), Bến Tre (1927), Biên Hòa (1928), Tây Ninh (1942), Bà Rịa (1943), Tân Bình (1944), Gò Công (1955), huyện Châu Thành Đông, huyện Châu Thành Tây của tỉnh Cửu Long (sau 1975), Minh Hải (sau 1975).
...
Nguồn