[Funland] Nhân vật Nguyễn Hoàng

Trạng thái
Thớt đang đóng

xichhoptau

Xe tăng
Biển số
OF-532417
Ngày cấp bằng
15/9/17
Số km
1,002
Động cơ
178,020 Mã lực
NHà em ở Nguyễn Hoàng mà nay mới nghe tiểu sử. tks cụ thớt
 

cupido1

Xe tải
Biển số
OF-403313
Ngày cấp bằng
30/1/16
Số km
464
Động cơ
233,701 Mã lực
Thế mà nọ đọc bài báo bỏ mẹ nào, hình như báo .... Đồng Nai, bảo là tên do đi qua thấy cánh đồng toàn .... nai :D
vậy còn Cái Răng, Cái Lược, Đồng Tháp, Hóc Môn....
miền nam tên hài thiệt
Mà phải nói là cái vị trí địa dư của văn hóa ng Kinh trong lịch sử giờ vẫn còn ở tên gọi địa lý. Miền Tây Bắc và Tây Nguyên thể hiện rất rõ "đây ko phải đất của ng Kinh", Tbac toàn xã Luổng Láo, Sùng Kỳ A, Mường Té... TNguyen thì Đăk Ya, Kon Thúp, Mang Yang,...
 

Phục Quy

Xe tăng
Biển số
OF-575673
Ngày cấp bằng
24/6/18
Số km
1,844
Động cơ
159,404 Mã lực
Miền Nam nhất là miền Tây thì hầu như tỉnh nào cũng có huyện Châu Thành ? Em cũng chưa hiểu rõ về tên gọi như vậy .

vậy còn Cái Răng, Cái Lược, Đồng Tháp, Hóc Môn....
miền nam tên hài thiệt
Mà phải nói là cái vị trí địa dư của văn hóa ng Kinh trong lịch sử giờ vẫn còn ở tên gọi địa lý. Miền Tây Bắc và Tây Nguyên thể hiện rất rõ "đây ko phải đất của ng Kinh", Tbac toàn xã Luổng Láo, Sùng Kỳ A, Mường Té... TNguyen thì Đăk Ya, Kon Thúp, Mang Yang,...
Như cái huyện Thốt Nốt của Cần Thơ , bây giờ cụ đi khắp huyện cũng chẳng có cây thốt nốt nào hết .
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,394
Động cơ
321,593 Mã lực
Tuổi
58
Hú theo trào nưu thì giờ nhìn thấy con khỉ......phải phân vân, tự nhủ nà....giờ gọi nó là đại ca tiên sinh cao tằng tổ tỷ hay chỉ....nà khỉ mà thôi. Hâyzaaaa. :D
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Miền Nam nhất là miền Tây thì hầu như tỉnh nào cũng có huyện Châu Thành ? Em cũng chưa hiểu rõ về tên gọi như vậy .
Trước kia dân huyện A muốn xin xỏ khiếu kiện...thì lên gặp quan nhớn ở châu thành A. Nghĩa ban đầu của châu thành là vậy, sau dài quá bỏ A đi, từ tên chung lại trở thành tên riêng nên bây giờ bác đi tỉnh nào hầu như cũng gặp. Giống kiểu cầu Ông B, rạch Bà C...dân thích đặt thế cho dễ nhớ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phố Hiến ở tp Hưng Yên à cụ? Gần cầu yên lệnh đúng k ạ
Đúng rồi cụ, tuy nhiên địa danh cổ thì không còn lại nhiều dấu tích nữa. Đây là trong những khu vực buôn bán sầm-uất nhất nhì ở Đàng NGoài, với các phố xá buôn bán, các thương điếm Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật, Trung Quốc ..tấp nập. Theo tấm bia Chùa Hiến dựng năm 1709, đã có tới hơn 50 địa phương rải rác khắp miền Bắc đã có người di cư tới Phố Hiến làm ăn, như các huyện Chương Đức (Hà Tây ngày nay), Đường Hào (Hưng Yên), Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), Nông Cống, Hoằng Hoá (Thanh Hoá), Bố Chính (Quảng Bình), Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội)
Đáng tiếc do bồi đắp sông, rồi các cuộc khởi nghĩa theo như các giáo sĩ ghi chép thì:
1.Tài liệu của Công ty Đông Ấn của Anh cho biết: năm 1673, hàng trăm nóc nhà Phố Hiến đã bị cháy
2. cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, quân khởi nghĩa đốt phá, cướp bóc, nhiều thương nhân trắng tay
3.cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Trịnh khiến đội Tây lông và Nhật bỏ đi hết
4.Năm 1804, Nguyễn Ánh dời trấn lị Sơn Nam thượng từ Phố Hiến chuyển về Châu Cầu (Phủ Lý)
5.Năm 1831, thời Minh Mạng tỉnh Hưng Yên được thành lập,Minh Mạng vốn ghét Tây, ghét buôn bán thông thương, khoái món bế quan tỏa cảng nên đập phá hết nhà Tây; thành quách, nhà cửa được xây dựng trên địa bàn Phố Hiến cũ, chủ yếu để phòng thủ.
6.Lưu trữ của Hội truyền giáo Paris ghi lại vụ cháy ở Phố Hiến tháng 7 năm 1867, "đã thiêu huỷ một nửa thành phố".
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,204
Động cơ
408,338 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng rồi cụ, tuy nhiên địa danh cổ thì không còn lại nhiều dấu tích nữa. Đây là trong những khu vực buôn bán sầm-uất nhất nhì ở Đàng NGoài, với các phố xá buôn bán, các thương điếm Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật, Trung Quốc ..tấp nập. Theo tấm bia Chùa Hiến dựng năm 1709, đã có tới hơn 50 địa phương rải rác khắp miền Bắc đã có người di cư tới Phố Hiến làm ăn, như các huyện Chương Đức (Hà Tây ngày nay), Đường Hào (Hưng Yên), Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), Nông Cống, Hoằng Hoá (Thanh Hoá), Bố Chính (Quảng Bình), Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội)
Đáng tiếc do bồi đắp sông, rồi các cuộc khởi nghĩa theo như các giáo sĩ ghi chép thì:
1.Tài liệu của Công ty Đông Ấn của Anh cho biết: năm 1673, hàng trăm nóc nhà Phố Hiến đã bị cháy
2. cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, quân khởi nghĩa đốt phá, cướp bóc, nhiều thương nhân trắng tay
3.cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Trịnh khiến đội Tây lông và Nhật bỏ đi hết
4.Năm 1804, Nguyễn Ánh dời trấn lị Sơn Nam thượng từ Phố Hiến chuyển về Châu Cầu (Phủ Lý)
5.Năm 1831, thời Minh Mạng tỉnh Hưng Yên được thành lập,Minh Mạng vốn ghét Tây, ghét buôn bán thông thương, khoái món bế quan tỏa cảng nên đập phá hết nhà Tây; thành quách, nhà cửa được xây dựng trên địa bàn Phố Hiến cũ, chủ yếu để phòng thủ.
6.Lưu trữ của Hội truyền giáo Paris ghi lại vụ cháy ở Phố Hiến tháng 7 năm 1867, "đã thiêu huỷ một nửa thành phố".
E đầu năm về quê hay ra đền Mẫu ở phố hiến lễ :D
Nhất kinh kì nhì phố hiến là từ đây đúng k cụ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
E đầu năm về quê hay ra đền Mẫu ở phố hiến lễ :D
Nhất kinh kì nhì phố hiến là từ đây đúng k cụ?
Đúng rồi cụ, thời Lê nó là khu vực buôn bán sầm uất thứ nhì sau Thăng Long đấy cụ, các giáo sĩ mô tả:
" đèn nến thắp sáng trưng, các dãy hàng buôn san sát, người Âu đem vải vóc, len dạ, đồ pha lê...sang buôn, rồi Nhật, TRung Quốc..."
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,204
Động cơ
408,338 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng rồi cụ, thời Lê nó là khu vực buôn bán sầm uất thứ nhì sau Thăng Long đấy cụ, các giáo sĩ mô tả:
" đèn nến thắp sáng trưng, các dãy hàng buôn san sát, người Âu đem vải vóc, len dạ, đồ pha lê...sang buôn, rồi Nhật, TRung Quốc..."
Hjx vậy mà giờ ... Vắng tanh, ng hưng yên đi tứ xứ hết :(
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hjx vậy mà giờ ... Vắng tanh, ng hưng yên đi tứ xứ hết :(
Dân Hưng Yên buôn bán giỏi, đi khắp nơi, nhiều người giàu có ác liệt.
Cũng do biến -đổi địa lý, như Hội An ngày nào giờ cũng chỉ còn để tham quan ...
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,204
Động cơ
408,338 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dân Hưng Yên buôn bán giỏi, đi khắp nơi, nhiều người giàu có ác liệt.
Cũng do biến -đổi địa lý, như Hội An ngày nào giờ cũng chỉ còn để tham quan ...
Vâng như cả họ e lên chợ giời. Ô bà nội e là những ng đời đầu, e đời thứ 3 :D
Cô chú bm e đều giàu, mỗi e kém nên nghèo :((
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Nhà Tiền Lý tuy ngắn ngủi nhưng khí chất độc lập, tự cường, hào hùng của thời Tiền Lý đã tạo cảm hứng cho Kinh tộc suốt cả 1000 năm sau, trong đó, sư nghiệp Bình Chiêm - Nam Tiến mở cõi gắn liền với 1 gia tộc, xuất phát từ cụ Phạm Tu, 1 khai quốc công thần nhà Tiền Lý, nổi bật nhất bao gồm:

1- Phạm Tu (476-545): được coi là Thuỷ tổ dòng họ Phạm Việt Nam, khai quốc công thần nhà Tiền Lý, đứng đầu Ban Võ nhà nước Vạn Xuân, nhà nước độc lập thứ 3 trong lịch sử sau Văn Lang và Âu Lạc. Năm 543, cụ Tu dẫn quân Nam chinh, đánh dẹp quân Lâm Ấp (Chiêm Thành) ở phía Nam kéo sang lấn chiếm quận Cửu Đức (Hà Tĩnh), giữ yên cương giới phía Nam. Được coi là người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam. Có thuyết cho rằng nhờ công đánh Lâm Ấp, ông được cải sang họ vua là họ Lý và tên là Phục Man (chinh phục người Man), Phạm Tu chính là Lý Phục Man.

2- Phạm Ngũ Lão (1255–1320): hậu duệ đời thứ 24 của Phạm Tu, ba lần đánh thắng lớn Ai Lao, và 2 lần tiến binh sang Chiêm Thành bình định & thu hồi đất đai bị xâm phạm của Đại Việt. Thực ra, cụ Lão nổi bật là do các chiến tích đánh dẹp Ai Lao, Chiêm Thành của cụ; hơn là từ việc đánh Nguyên-Mông. Cụ Lão do từ bé đi chăn voi cho vua Lào, nên là khắc tinh của tượng binh Ai Lao. Khi đối chiến, chỉ cần cụ Lão 1 mình 1 ngựa xuất trận xông vào tượng trận của Ai Lao mà làm rối trận và quy phục tượng binh Ai Lao. Ở phía Nam, năm 1312, khi Chế Chí "phản trắc" xâm phạm 2 châu Ô, Lý, mà Chế Mân đã cắt dâng cho Đại Việt (quà cưới Huyền Trân Công Chúa), cụ Lão được giao làm Thượng tướng trung quân của vua Trần Anh Tông tiến vào Chiêm Thành hỏi tội Chế Chí (2 cánh quân còn lại do Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn dẫn quân theo đường núi, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chỉ huy thủy quân đi đường biển; Chiêu Văn đại vương Trần Nhật Duật chỉ huy quân tả hữu Thánh Dực ở lại trấn giữ kinh thành). Chiêm Thành thua tan tác, Chế Chí bị bắt về giam tại cung Gia Lâm, vua Chiêm mới - Chế Năng - phải tiếp nhận tước Á-Hầu của Đại Việt, khẳng định rõ quan hệ nước lớn - chư hầu giữa Đại Việt với Chiêm Thành. 2 năm sau, năm 1314, Chế Năng lại kéo quân ra Bắc chiếm lại châu Ô và châu Lý trong 5 năm; năm 1318 thời vua Trần Minh Tông, cụ Phạm Ngũ Lão và Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn tiến xuống Đồ Bàn lần 2, thu hồi lại 2 châu Ô và châu Lý. Chế Năng cùng hoàng gia phải chạy sang Java.

3- Phạm Nhữ Dực (13..-1409): con trai thứ 5 Phạm Ngũ Lão, là Cao thủy tổ của họ Phạm tại vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 1400, dưới thời Hồ Quý Ly, Phạm Nhữ Dực cùng Đỗ Mãn, Nguyễn Cảnh Chân đem quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm thua, phải xin dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Nhà Hồ sát nhập đất vừa lấy được vào Đại Ngu, chia thành 4 châu gồm: Thăng (vùng Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn), Hoa (vùng Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước), Tư, Nghĩa (vùng Quảng Ngãi); Phạm Nhữ Dực làm Chánh Đô án phủ sứ châu Thăng Hoa.

4- Phạm Nhữ Tăng (1421 - 1479): là cháu gọi Phạm Nhữ Dực là ông (cố) nội, là cháu 4 đời của Phạm Ngũ Lão; Thời Lê Nhân Tông, cụ Tăng làm tới Bình Chương quân quốc trọng sự; tới thời Lê Thánh Tông, trong cuộc bình Chiêm thắng lợi năm 1471, cụ Tăng là Trung Quân Đô thống, cầm ấn Tiên phong tổng chỉ huy đạo quân thủy - bộ nhà Hậu Lê vượt đèo Hải Vân, đổ bộ vào Thị (Lị Bị) Nại, bao vây Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn, biên giới Đại Việt được mở tới Thạch Bi Sơn; Sau thất bại nặng nề này, Champa mất độc lập hoàn toàn và trở thành một xứ nội thuộc của Đại Việt. Vùng đất mới chiếm được được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt, gọi là Quảng Nam, gồm 3 phủ 9 huyện; cụ Phạm Nhữ Tăng được giao ở lại làm Quảng Nam Đô thống phủ.


thấy thời Lý này mới hăng nhất này cụ nhỉ. Dám xưng đế đối địch với phương Bắc luôn (mặc dù có lẽ là do tình hình lúc bấy giờ cụ Lý Bí cũng chưa "thấm" cái thuyết Thiên hạ độc đế của người Bắc)
Kể ra mà kéo dài được hơn thì có khi người Việt tách khỏi người Hán mạnh mẽ hơn. Tiếc là thời gian tồn tại chưa đủ để hình thành bản sắc riêng. Đến đời Ngô Đinh thì thấm văn hoá Trung Quốc mạnh mẽ quá rồi làm 1000 năm sau dập khuôn theo họ luôn
Công đánh Chàm đầu tiên là cụ Phạm Tu thời Lý Nam Đế cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phán Thông

Xe buýt
Biển số
OF-761144
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
852
Động cơ
51,567 Mã lực
Tuổi
50
Nhà Tiền Lý tuy ngắn ngủi nhưng khí chất độc lập, tự cường, hào hùng của thời Tiền Lý đã tạo cảm hứng cho Kinh tộc suốt cả 1000 năm sau, trong đó, sư nghiệp Bình Chiêm - Nam Tiến mở cõi gắn liền với 1 gia tộc, xuất phát từ cụ Phạm Tu, 1 khai quốc công thần nhà Tiền Lý, nổi bật nhất bao gồm:

1- Phạm Tu (476-545): được coi là Thuỷ tổ dòng họ Phạm Việt Nam, khai quốc công thần nhà Tiền Lý, đứng đầu Ban Võ nhà nước Vạn Xuân, nhà nước độc lập thứ 3 trong lịch sử sau Văn Lang và Âu Lạc. Năm 543, cụ Tu dẫn quân Nam chinh, đánh dẹp quân Lâm Ấp (Chiêm Thành) ở phía Nam kéo sang lấn chiếm quận Cửu Đức (Hà Tĩnh), giữ yên cương giới phía Nam. Được coi là người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam. Có thuyết cho rằng nhờ công đánh Lâm Ấp, ông được cải sang họ vua là họ Lý và tên là Phục Man (chinh phục người Man), Phạm Tu chính là Lý Phục Man.

2- Phạm Ngũ Lão (1255–1320): hậu duệ đời thứ 24 của Phạm Tu, ba lần đánh thắng lớn Ai Lao, và 2 lần tiến binh sang Chiêm Thành bình định & thu hồi đất đai bị xâm phạm của Đại Việt. Thực ra, cụ Lão nổi bật là do các chiến tích đánh dẹp Ai Lao, Chiêm Thành của cụ; hơn là từ việc đánh Nguyên-Mông. Cụ Lão do từ bé đi chăn voi cho vua Lào, nên là khắc tinh của tượng binh Ai Lao. Khi đối chiến, chỉ cần cụ Lão 1 mình 1 ngựa xuất trận xông vào tượng trận của Ai Lao mà làm rối trận và quy phục tượng binh Ai Lao. Ở phía Nam, năm 1312, khi Chế Chí "phản trắc" xâm phạm 2 châu Ô, Lý, mà Chế Mân đã cắt dâng cho Đại Việt (quà cưới Huyền Trân Công Chúa), cụ Lão được giao làm Thượng tướng trung quân của vua Trần Anh Tông tiến vào Chiêm Thành hỏi tội Chế Chí (2 cánh quân còn lại do Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn dẫn quân theo đường núi, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chỉ huy thủy quân đi đường biển; Chiêu Văn đại vương Trần Nhật Duật chỉ huy quân tả hữu Thánh Dực ở lại trấn giữ kinh thành). Chiêm Thành thua tan tác, Chế Chí bị bắt về giam tại cung Gia Lâm, vua Chiêm mới - Chế Năng - phải tiếp nhận tước Á-Hầu của Đại Việt, khẳng định rõ quan hệ nước lớn - chư hầu giữa Đại Việt với Chiêm Thành. 2 năm sau, năm 1314, Chế Năng lại kéo quân ra Bắc chiếm lại châu Ô và châu Lý trong 5 năm; năm 1318 thời vua Trần Minh Tông, cụ Phạm Ngũ Lão và Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn tiến xuống Đồ Bàn lần 2, thu hồi lại 2 châu Ô và châu Lý. Chế Năng cùng hoàng gia phải chạy sang Java.

3- Phạm Nhữ Dực (13..-1409): con trai thứ 5 Phạm Ngũ Lão, là Cao thủy tổ của họ Phạm tại vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 1400, dưới thời Hồ Quý Ly, Phạm Nhữ Dực cùng Đỗ Mãn, Nguyễn Cảnh Chân đem quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm thua, phải xin dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Nhà Hồ sát nhập đất vừa lấy được vào Đại Ngu, chia thành 4 châu gồm: Thăng (vùng Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn), Hoa (vùng Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước), Tư, Nghĩa (vùng Quảng Ngãi); Phạm Nhữ Dực làm Chánh Đô án phủ sứ châu Thăng Hoa.

4- Phạm Nhữ Tăng (1421 - 1479): là cháu gọi Phạm Nhữ Dực là ông (cố) nội, là cháu 4 đời của Phạm Ngũ Lão; Thời Lê Nhân Tông, cụ Tăng làm Bình Chương quân quốc trọng sự; tới thời Lê Thánh Tông, trong cuộc bình Chiêm thắng lợi năm 1471, cụ Tăng là Trung Quân Đô thống, cầm ấn Tiên phong tổng chỉ huy đạo quân thủy - bộ nhà Hậu Lê vượt đèo Hải Vân, đổ bộ vào Thị (Lị Bị) Nại, bao vây Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn, biên giới Đại Việt được mở tới Thạch Bi Sơn; vùng đất mới chiếm được được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt, gọi là Quảng Nam, gồm 3 phủ 9 huyện; cụ Phạm Nhữ Tăng được giao ở lại làm Quảng Nam Đô thống phủ.
Cụ là Phạm Bastion hay sao mà thuộc gia phả vậy?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phố người Nhật Bản ở Hội An thời cụ Nguyễn Hoàng, khoảng 1600


8ag907d.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tranh vẽ của Shinroku Chaya đến Đàng Trong và bày tỏ lòng tôn kính với Nguyễn Hoàng. Bối cảnh có lẽ nằm ở Quảng Nam, gần Hội An. Người tiếp Shinroku là Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) kế vị Nguyễn Hoàng (1525-1613) . Cô gái bên cạnh có thể là Công chúa Ngọc Hoa (~ 1645), con gái của Nguyễn Phúc Nguyên ( chữ Hán 公女玉華;) , người đã kết hôn với Sotaro Araki vào năm 1619.




p13-l.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,807
Động cơ
697,073 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chiếc gương của Công chúa Ngọc Hoa (~ 1645), con gái của Nguyễn Phúc Nguyên ( chữ Hán 公女玉華) , người đã kết hôn với Sotaro Araki ( lấy tên Việt là Nguyễn Thái Lang 阮太郎 vào năm 1619.

Công chúa sau đó theo chồng về Nhật và được người Nhật rất yêu quý, đến Nhật Bản, cô được gọi là Wakaku (Vương gia cửu; 王加久; わかく) hoặc Wakakutome (Vương gia cửu hộ mại; 王加久戸売; わかくとめ), vì cô hay gọi chồng bằng tiếng Việt là : " Anh ơi" nên người NHật còn gọi cô là Anio.


p16-l.jpg
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top