[Thảo luận] Nhân đọc bài viết về cân bằng điện tử trên vnexpress.net

ngdanthanh

Xe tải
Biển số
OF-83499
Ngày cấp bằng
22/1/11
Số km
204
Động cơ
414,264 Mã lực
Bác giải thích rất logic, nhưng rõ ràng 1 bánh bị giữ bằng ma sát của vũng nước làm cả xe em nó bị ghìm lại 1 phát cơ ạ, gần như đang chạy thì bị giữ lại 1 bánh, chứ bánh đó nó free thì em không nói, bác phân tích giúp em ạ! Em đã mời rượu bác :D
Khi 1 bánh mất bám đường, bánh xe đó sẽ được xem như có 2 chuyển động tự do: gồm có chuyển động xoay quanh trục (không ma sát), và chuyển động tịnh tiến theo quán tính (cũng không có ma sát). Lực cản mà bác cảm nhận được là lực cản của nước chứ không phải là lực cản của mặt đường. Lực cản này chỉ có tác dụng đối với phương chuyển động tịnh tiến (do nước ôm lấy cả bánh xe), còn đối với chuyển động xoay quay trục của bánh xe thì hầu như không ảnh hưởng (yếu hơn nhiều so với ma sát của bánh còn lại). Kết quả là 1 bánh quay không tải và bánh kia không nhận được moment từ động cơ. Khi đó, xe hoàn toàn mất lực kéo từ động cơ, nhưng các bánh còn bám đường vẫn có tác dụng giữ hướng chuyển động cho xe, nên xe không thể bị nhao lái được.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,156
Động cơ
893,956 Mã lực
Các cụ cho em hỏi với: Cái TCS và ESP khác nhau như thế nào ạ?
ESP sử dụng kết hợp cả ABS, TCS (Toy gọi là TRAC) và những cái xe có cả EDL thì ESP dùng luôn cả EDL nữa.
TCS chỉ giới hạn mô men xoắn xuống bánh khi bánh xe trượt (quay tít theo chiều dọc) trên mặt đường. Nhưng ở những cái xe 4 bánh toàn thời gian có cầu "dẻo" thì TCS còn phân bố lại mô men xoắn xuống từng bánh (có thể tăng thêm lực kéo). ESP hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều ở những cái xe 2 cầu này (ngay cả khi không có ESP, với cùng tải trọng và lốp như nhau thì hiện tượng trượt xảy ra ở xe 2 cầu chậm hơn ở xe 1 cầu rất nhiều).
 

x2bx2

Xe buýt
Biển số
OF-96329
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
730
Động cơ
407,533 Mã lực
Năm ngoái em bị quả tưởng tèo trên đường P Vân Cầu Giẽ. Gần sáng trời mưa to, em chạy làn trong bên trái sát giải phân cách, tốc độ giữ đều cỡ 90km/h vì lúc đó hơn 8 giờ đã ngớt mưa, bỗng em thoáng thấy 1 vũng nước to ngay trước bánh trái ... bỏ mệ không kịp rồi ... em chỉ kịp nghĩ thế thì oạp 1 phát nước bắn tung mù lên nắp capo, tay lái cảm giác hẫng và người dúi ra phía trước, theo phản xạ em cũng nhấp phanh và giữ thẳng tay lái, sau khi nhìn thấy đường em mới biết mình còn nguyên vẹn, ngực còn hơi bị đau - sau mới biết cái dây an toàn nó kéo em. Tưởng tượng lại em thấy tình huống quá nguy hiểm và khi 1 bánh trái phía trước bị sa xuống vũng nước to như thế lẽ ra xe phải bị xoay hoặc chạy lệch hướng mới phải, đằng này nó vẫn chạy thẳng. Nói thật từ đó đến giờ em cũng chả nghĩ đến cái ESP, chả biết có phải nó cứu mình không nữa - nếu đúng thì cái ESP muôn năm.
- Em nghĩ là trường hợp của bác thì bánh xe vào vũng nước nhưng vẫn bám trên mặt đường
- Phải chăng nhà sản xuất nói ESP hoạt động không hiệu quả trong trường hợp như bác gặp chứ KHÔNG PHẢI LÀ HOÀN TOÀN KHÔNG HOẠT ĐỘNG?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,156
Động cơ
893,956 Mã lực
Lực cản mà bác cảm nhận được là lực cản của nước chứ không phải là lực cản của mặt đường. Lực cản này chỉ có tác dụng đối với phương chuyển động tịnh tiến (do nước ôm lấy cả bánh xe)...
Nhiều người vẫn chưa hình dung ra là nước có khả năng đàn hồi rất kém. Ngày xưa nghịch tụi em hay vác súng đi bắn cá. Cái vũng nước không sâu, chỉ chưa đến 2 gang tay, đáy là đá non và bùn. Đạn AK bắn xuống làm cá bị sức ép nổi lên, nhưng cái đầu đạn thì thấy nằm ngay trên mặt bùn, chứ không xuyên vào bùn (khi ra khỏi nòng nó xoáy tròng như múi khoan nữa nhé). Nhưng dế nhất là hiện tượng thủy kích, nước vào xy lanh là biên phá thành máy ngay vì piston không thể nén nước được.
Khi lốp xe đè nhanh xuống vũng nước, sẽ có 1 lớp nước ngăn không cho nó tiếp xúc xuống mặt đường và lớp nước khác phía trước cản lại chuyển động về phía trước của xe (tất nhiên phần lớn nước bị lốp xe bắn ra xung quanh như vẫn thường thấy!). Nếu tốc độ không lớn lắm thì giống như thọc tay xuống nước, dễ như chẳng có gì cản cả (ngược lại khi đập bàn tay nhanh xuống nước sẽ cảm thấy rát)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Powermax

Xe buýt
Biển số
OF-115003
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
587
Động cơ
392,510 Mã lực
Nơi ở
3 Đình - Hà Nội
Website
www.facebook.com
Cụ dẫn chứng bài viết cái coi
Nhà cháu lục mãi mới thấy...đọc cũng hay ợ :)) :
Tiến ‘tẩu’, Bách ‘bò’, Hoàng ‘lì’...bạn nghe có quen tên? Tôi ở trong số đó, những tổ lái cứng Hà Nội cuối những năm 90. Và nay, với Aston Martin DB9 cùng một cú drift hỏng, tôi đã đưa Việt Nam vào bản đồ siêu xe tử nạn thế giới!

Với tôi, trò chạy xe ‘úp vỉa’, ‘đập lửa’ bằng xe hai bánh đã chả còn hấp dẫn. Nếu ai xem đua những năm 95-97 chắc hẳn còn nhớ tôi: áo ba đờ xuy đen dài, chạy 'xe còi' Kawasaki Max; ấy nhưng, đường đua Bờ Hồ - Cửa Nam vòng nào tôi chả cầm cờ.

Tôi là H.S.

‘Ăn Tràng Thi, Bà Triệu đâu bằng cướp vỉa Cảm tử’, câu cửa miệng của dân đua xe Hà Nội và cũng là câu tôi tâm đắc - vỉa Cảm tử danh bất hư truyền luôn là nơi dân đua thể hiện khả năng 'đàn anh' của mình. Nhưng với tôi, vỉa Cảm tử đã không còn sự thách thức; hàng trăm lần 'cướp vỉa' cầm cờ đoàn đua, tôi đã thuộc từng vết lõm của con đường này!

Nhưng đó là xe máy. Đã từ lâu tôi chuyển sang chơi xe hơi. Từ BMW 645Ci đến Mercedes Benz S65 AMG hay GL 550 đều qua tay tôi cả. Nhưng cảm giác phấn khích tột đỉnh của thú đua xe trộm tôi vẫn chưa có được với xe bốn bánh. Có lẽ một lúc nào đấy tôi sẽ ‘đập lửa chùm’ với Aston Martin DB9 tại vỉa Cảm tử! Dân chơi sẽ còn phải nhắc tới tôi!

Ngày đó đến.

2 giờ sáng ngày 05/12, ăn đêm trên Hàng Đậu xong, tôi cùng hai chiến hữu lượn một cua Hà Nội đêm. Theo đường Trần Nhật Duật về Tràng Tiền, chúng tôi rẽ phải ra Bờ Hồ. Đường đêm vắng tanh, tiếng nổ của động cơ 6.0 V12 rền âm âm giục giã. Có lẽ phải làm một đúp thôi! Xưa Kawasaki Max tôi chạy vòng Bờ Hồ luôn dưới một phút, giờ với DB9 xem sao?

Tôi không dùng chuyển số trên vô lăng, bởi lẽ đường Việt Nam khó có chỗ nào để DB9 thỏa sức với số tự động, đừng nói chuyển số tay. Với công suất 450 mã lực, nhưng động cơ 6.0 của xe tôi cho mô-men xoắn 336 lb/ft (cực đại 420 lb/ft ở 5000 vòng/phút) ngay từ 1500 vòng/phút - xe giật đùng đùng ngay khi vẩy chân ga và chỉ cần một cú miết ga kim đồng hồ tốc độ đã dựng ở 150km/h! Thôi cứ số tự động cho lành.

Thoát cua Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng, tôi đạp nhẹ chân ga, con thú DB9 đã hực lên 130km/h. Ngang cửa Bưu điện Bờ Hồ tôi tớp nhẹ phanh, xe giảm xuống 120km/h - chỗ này có gờ mấp mô, dân đua 2 bánh không sao, nhưng xe tôi sẽ bị “dập ***” nếu không ngớt ga vì gầm thấp. Từ đây đến vỉa Cảm tử “đủ đất” cho xe lên 180km/h, tôi ước tính. Xiết mạnh chân ga, chiếc xe như ngóc đầu lên, hộp số đảo từ 3 về 2, kim vòng tua động cơ gần như giật bắn lên 5000 vòng/phút, tốc độ lên 150 km/h khi xe ngang tượng đài Lý Thái Tổ.

Không buông ga, tay tôi ghì chặt vô lăng để chuẩn bị cho khúc cua “định mệnh” - với một số chiến hữu kém may mắn; riêng tôi sẽ “ôm vỉa” Cảm tử với tốc độ cao nhất có thể! Tiếng động cơ V12 đang gào lên gắt gỏng; tốc độ đã 160km/h. Kim đồng tốc độ động cơ dựng ngược ở 6000 vòng/phút, xe nhảy số 3. Vẫn ‘tẹt ga’, tốc độ lên 170km/h khi xe băng ngang tòa nhà Điện lực Hoàn Kiếm. Tôi ‘gạn’ lái phải, cho xe bám sát lề chuẩn bị cắt cua.

Chợt trong ánh đèn pha run rẩy vì tốc độ, một khối trắng đỏ như bay thẳng mắt tôi: biển báo sửa đường! Không ngớt ga - trong đua xe, ‘ăn cua’ mới là tuyệt kỹ của dân chuyên nghiệp, tôi chỉnh lái sát tấm biển. 175km/h! Giật lái trái để ôm cua, tôi cứng đờ người: chiếc xe vẫn lao như điên loạn về phía tượng đài Cảm tử!

Tôi đã không tắt hệ thống ổn định xe điện tử DSC!

Lúc này DSC với cảm biến đo góc lái, tốc độ và kiểm soát độ bám đã không cho phép xe văng đuôi vào cua đẹp như phim Tokyo drift! Tôi ghì lái trái bất lực nhìn gốc đa đền Bà Kiệu đang bay tới. Nỗ lực cuối cùng của tôi chỉ giúp xe không bắn thẳng vào tượng đài Cảm tử. Chiếc DB9 đập lốp lái bên phụ vào vỉa hè đá, một loạt tiếng nổ chát chúa vang lên: lốp phải nổ, các túi khí nổ.

Cú đâm vỉa hè quá mạnh khiến túi khí nổ ngay

Mắt tôi nhòe màu trắng của túi khí và trong xe bốc mùi khét lẹt. Cùng lúc lập tức xe quay tròn, chỉ hết vòng quay đầu tiên toàn bộ các lốp đã bị nổ. Xe theo đà vừa xoay tròn vừa bắn lên vỉa hè và quạt bay hàng rào chống đua. Lúc này gần như cả gầm xe đã cọ sát mặt đường và quét ngang rào chắn bằng thép uốn tròn ngoài bãi cỏ. Sau đó, chiếc xe vẫn quay tròn nhiều vòng trước khi đập mũi vào tường đền Bà Kiệu!”

Xe vừa quay tròn vừa bay theo quán tính nên tất cả các lốp đều bị nổ

Lốp lái bên phái nổ đầu tiên khi xe lao vào vỉa hè

Dấu vết của hàng rào chống đua hằn trên xe

Mắt nổ đom đóm và cũng không thể nhìn thấy gì vì khói bụi, đầu óc lùng bùng mất cả phút, tôi từ từ mở mắt: không còn thấy bóng dáng siêu xe DB9 đâu, chỉ thấy mùi ẩm mốc của “siêu xe” Lada 2107 đã lâu không chạy. Giật bắn mình, hóa ra tôi đã ngủ quên và chợt mơ thấy mình là chủ xe Aston Martin DB9!

Thật là cám cảnh!

Tôi sẽ làm gì với chiếc Lada 2107 kiểu dáng rất “thộn” này để có một lần có cảm giác của một người vừa đưa Việt Nam vào bản đồ siêu xe tử nạn thế giới?

"Siêu xe" của tôi: Lada 2107!

http://www.muabanoto.vn/Tin-the-gioi/Mot-kien-giai-ve-Aston-Martin-Ha-Thanh-tu-nan.html
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,641
Động cơ
723,036 Mã lực
ESP sử dụng kết hợp cả ABS, TCS (Toy gọi là TRAC) và những cái xe có cả EDL thì ESP dùng luôn cả EDL nữa.
TCS chỉ giới hạn mô men xoắn xuống bánh khi bánh xe trượt (quay tít theo chiều dọc) trên mặt đường. Nhưng ở những cái xe 4 bánh toàn thời gian có cầu "dẻo" thì TCS còn phân bố lại mô men xoắn xuống từng bánh (có thể tăng thêm lực kéo). ESP hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều ở những cái xe 2 cầu này (ngay cả khi không có ESP, với cùng tải trọng và lốp như nhau thì hiện tượng trượt xảy ra ở xe 2 cầu chậm hơn ở xe 1 cầu rất nhiều).
Tks cụ, à ra vậy
Em thì cứ nghĩ TCS là hỗ trợ ở đường trơn trượt, còn ESP là hỗ trợ vào cua khỏi văng người. Tức 1 cái điều chỉnh lực xuống bánh, còn 1 cái điều chỉnh đc độ nghiêng của xe, cái này nó có cảm biến độ nghiêng để điều chỉnh
 

HA SONG DANH

Xe hơi
Biển số
OF-152624
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
123
Động cơ
356,420 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai -Hà Nội
Bố lào lói cái esp không quan trọng thì xem lại...chác cũng chỉ hút thuốc lào trước cổng toy
 

HA SONG DANH

Xe hơi
Biển số
OF-152624
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
123
Động cơ
356,420 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai -Hà Nội
thế theo cụ,nếu cụ xem cái clip này cụ xem nó chạy có ở tốc 80-100 hay là nhanh hơn.cụ chỉ cần nhìn thằng bmw ngược chiều phanh cháy đường trong khoảng cách ngắn thì xe chạy chỉ khoảng 80km/h

[youtube]krkbzrvpdja[/youtube]

tốc độ trên 60 khi đánh lái hơi mạnh cũng gây trượt bánh sau rồi mà cụ dám nói là không cần thiết thì pó tay
hôm 22/10 em đi trên đường lê duẩn vượt cái xe tải 1.5 tấn lên quá đầu nó tí thì có xe ngược chiều con q5. Ló lấn vạch như em cũng vượt thế là 2 xe thẳng tắp. Em đánh lái sang phụ hơi mạnh tay nhưng bên phụ lại có cái ông già đi xe ôm nên lại trả lại lái đi tầm 50 cây chuối..
Em nói thật cái vụ nàu không có cái esp thì có lẽ em vào công viên thống nhất tắm hồ ao rùi ạ. đánh lái cảm giác nghiêng cả xe..
 

HA SONG DANH

Xe hơi
Biển số
OF-152624
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
123
Động cơ
356,420 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai -Hà Nội
có đấy bác à,nhất là vào cua.vũng nước ở đoạn cua là bác cảm thấy bánh sau bị phanh lại cộng với động cơ tự giảm công suất(xe sprinter)
xe em cũng cắt giảm công suất. Nó hoạt động đấy. Tời điểm hoạt động thì chịu chết..nhưng 1000% hoạt đông trong vụ vũng nước này
các cụ đi pháp vân nên đi vừa fai thui.. Cái đường chết tiệt đó nó đâu có đẹp..đi xót cái hệ thống treo và lốp quá.90km mà chặt khớp nối cầu+ đường xót lắm ạ.
 

HA SONG DANH

Xe hơi
Biển số
OF-152624
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
123
Động cơ
356,420 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai -Hà Nội
xe được trang bị esp (vsc...) khi esp hoạt động thì đèn báo esp trên bảng hiển thị trung tâm sẽ sáng lên hay nhấp nháy. Bình thường hệ thống chỉ canh, chỉ khi cần mới được khởi động. Vì nếu esp hoạt động liên tục sẽ không khác động tác rà phanh làm các má phanh không chỉ mau mòn mà sẽ rất nóng->mất an toàn khi phải phanh dừng thật sự!
Hiểu được nguyên lý của esp sẽ biết nó làm được cái gì và không làm được cái gì (giống như abs...) để có cách lái phù hợp (an toàn) cho các tình huống cụ thể.
Ngay xe không có esp thì lái xe cũng có thể bắt chước nó trong khá nhiều tình huống (nhiều tiểu xảo của các cụ ngày xưa cũng là các cách phản ứng của các loại esp đơn giản nhất)!
cái này đúng.đừng nên nhấn( esp of)
 

HA SONG DANH

Xe hơi
Biển số
OF-152624
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
123
Động cơ
356,420 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai -Hà Nội
esp sử dụng kết hợp cả abs, tcs (toy gọi là trac) và những cái xe có cả edl thì esp dùng luôn cả edl nữa.
Tcs chỉ giới hạn mô men xoắn xuống bánh khi bánh xe trượt (quay tít theo chiều dọc) trên mặt đường. Nhưng ở những cái xe 4 bánh toàn thời gian có cầu "dẻo" thì tcs còn phân bố lại mô men xoắn xuống từng bánh (có thể tăng thêm lực kéo). Esp hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều ở những cái xe 2 cầu này (ngay cả khi không có esp, với cùng tải trọng và lốp như nhau thì hiện tượng trượt xảy ra ở xe 2 cầu chậm hơn ở xe 1 cầu rất nhiều).
edl ??? Xe em có abs+ ebd,ba+=esp
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,156
Động cơ
893,956 Mã lực
edl ??? Xe em có abs+ ebd,ba+=esp
EDL = ly hợp điện tử!
Khi có sự tham gia của EDL thì lực kéo xuống từng bánh không chỉ được giảm đi khi bánh trượt mà có khi còn được tăng lên nhằm tăng độ bám đường của bánh xe (khi bánh xe bị trượt, nhưng là do bánh xe quay chậm hơn tốc độ của xe với mặt đường do vào cua...).

hôm nào gắp tình huống rồi thì vào đây cho ý kiến nhé cụ ơi..
Tinh huống thì đi trên mặt đường đóng băng em gặp quá nhiều rồi!
Nhưng VN không có băng thì đi vào chỗ đường họ sửa, mặt đá-nhựa bị bóc sạch chỉ còn mỗi đất thịt vào hôm trời mưa. Nếu gặp dốc thì gần giống mấy bác bên offroad. Còn không thì vào bãi ủi của công trường hôm mưa (xe ủi vừa san xong nền)... Có nhiều người vào đến những đoạn này không biết cứ chân đạp phanh liên tục thì cả ABS hay ESP xe cũng quay ngang. Còn cái xe 2 cầu thì nó chạy băng băng dù có ESP hay không (tất nhiên lốp xe cũng rất quan trọng - tác dụng của lốp xe có khi sẽ vượt qua hiệu lực ESP ở xe 1 cầu). Em đi thường xuyên ở những quãng đường này với cả 3 loại xe: 1 cầu trước có VSC, 2 cầu và 1 cầu sau không cả ABS nên nhận thấy như vậy!
 
Chỉnh sửa cuối:

HA SONG DANH

Xe hơi
Biển số
OF-152624
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
123
Động cơ
356,420 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai -Hà Nội
edl = ly hợp điện tử!
Khi có sự tham gia của edl thì lực kéo xuống từng bánh không chỉ được giảm đi khi bánh trượt mà có khi còn được tăng lên nhằm tăng độ bám đường của bánh xe (khi bánh xe bị trượt, nhưng là do bánh xe quay chậm hơn tốc độ của xe với mặt đường do vào cua...)

tinh huống thì đi trên mặt đường đóng băng em gặp quá nhiều rồi!
Nhưng vn không có băng thì đi vào chỗ đường họ sửa, mặt đá-nhựa bị bóc sạch chỉ còn mỗi đất thịt vào hôm trời mưa. Nếu gặp dốc thì gần giống mấy bác bên offroad. Còn không thì vào bãi ủi của công trường hôm mưa (xe ủi vừa san xong nền)... Có nhiều người vào đến những đoạn này không biết cứ chân đạp phanh liên tục thì cả abs hay esp xe cũng quay ngang. Còn cái xe 2 cầu thì nó chạy băng băng dù có esp hay không (tất nhiên lốp xe cũng rất quan trọng - tác dụng của lốp xe có khi sẽ vượt qua hiệu lực esp ở xe 1 cầu). Em đi thường xuyên ở những quãng đường này với cả 3 loại xe: 1 cầu trước có vsc, 2 cầu và 1 cầu sau không cả abs nên nhận thấy như vậy!
công nhận là fai voka cụ. Nhưng vịu gặp tình huóng thì vào đây là em nói cụ lucaca gi đấy bác nhé. Ko fai noi bác đâu.
Cụ có nhièu am hiệu ve xe that đấy cụ tiger có đối thủ rồi.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,263
Động cơ
594,909 Mã lực
Tuổi
44

Chạy đến 170km/h với 180km/h thì bố ESP cũng khỏi cứu.Tắt hay không tắt cũng chết.Mà không phải xe cứ tắt ESP ASR là mới driff được.Xe vẫn bật mọi thứ nhưng vẫn driff như thường.Cái này của Dũng Tay Biên driff xe Mer

[video]https://www.facebook.com/photo.php?v=356720521064088&set=vb.100001784308817&type=3&theater[/video]
 

hakkinen

Xe tải
Biển số
OF-158486
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
370
Động cơ
354,400 Mã lực
Làm gì có chuyện đánh lái mà do bật cân bằng điện tử nên xe không rẽ được hả cụ, vì mục đích của ESP sẽ là cố gắng sao cho góc quay của xe giống như góc quay vô lăng. Nhưng mà đúng là 170-180km/h thì có ESP bằng giời L-)

Một vài khái niệm:
ESP = Electronic Stability Program --> cân bằng điện tử
ABS = Anti-lock Braking System --> chống bó cứng phanh
ASR = Anti Slip Regulation (Traction Control) --> chống trượt
HBA = Hydraulic Braking Assist --> hỗ trợ phanh thủy lực
EBV = Electronic Brake Force Distribution although it can be EBD --> phân bổ lực phanh điện tử
EDS = Electronic Diff Lock --> khóa vi sai điện tử
DSR = Dynamic Steering Response (addition to ESP, gives you steering recomendation to stabilize the vehicle) --> em k biết dịch ra tiếng Việt thế nào :D
MSR = Engine Torque Control (part of ASR, controls the power supply when shifting down on slippery surfaces and braking with the engine) --> kiểm soát mômen xoắn

Một hệ thống ESP hiện đại có thể bao gồm toàn bộ những thành phần ở trên.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top