Em cá với cụ ít nhất 5 năm tới chưa có thuế chống đầu cơ BDS
Cái vụ thuế, nếu nó mà được như bác nói thì ngay thời điểm này bác sẽ thấy hàng loạt bđs to tiền như biệt thự của các tay to quan chức bán đổ bán tháo luôn rồi đó chứ các vị ấy không nhàn nhã như hiện tại đâu. Đội quan chức luôn có thông tin trước người dân và đi trước 1 bước. Đến lúc tin chính thống đưa ra, dân mới cuống cuồng bán đi thì những ông có chức có quyền đã chạy trước hết rồi
Bác cứ tin em đi, thuế sắp tới ra như thế nào thì cứ nhìn vào hành động bây giờ của các ông quan chức là biết ngay nó sẽ ra sao, vì cơ bản chính nhưng ông quan to là những ông nắm trong tay nhiều đất cát nhất
biệt thự song lập, đơn lập, phân lô liền kề hiện nay có rao bán đổ bán tháo cũng khó bán được vì nhiều lý do
- giá ảo, ngáo giá, nên không có thanh khoản
- không có cầu đầu cơ, do nguồn vốn NH bị siết + lãi vay ngân hàng cao , vay đầu cơ là chết sặc tiết
- gần như không có cầu thực, do đa số mức thu nhập dân chúng ko với tới phân khúc này
trước đây thì đa số cũng nghĩ như cụ: tức là thuế bđs chỉ làm màu mị dân thôi, nhưng tình thế nay có thể đã khác, nó bắt đầu từ nguồn thu ngân sách nhiều năm nay đang gặp vấn đề. Nếu cụ để ý thì ngân sách quốc gia đều trong tình trạng thâm hụt. Trong khi nguồn thu thì gặp nhiều khó khăn do covid và suy thoái kinh tế.
nếu cụ để ý giá điện sinh hoạt trong gia đình mấy năm nay tăng mạnh, cụ cứ nhìn hóa đơn điện là biết, và dự kiến trong năm nay giá điện sẽ còn tăng tiếp. Giá xăng thì luôn có xu hướng nhấp nhổm muốn tăng, hạ 300đ nhưng khi tăng thì toàn tăng cả ngàn đồng/lít., 10 lần giảm có khi ko bằng 1 lần tăng!
Xăng và điện chính là 2 công cụ hữu hiệu để "vặt lông cừu", là bầu sữa ngân sách vì là độc quyền nên ko dùng ko được, tăng bao nhiêu dân chúng cũng phải mua. Nhưng nếu cứ tăng giá điện và giá xăng mãi thì không ổn, kinh tế sẽ kiệt quệ, lạm phát thực tế sẽ cao (không phải là con số lạm phát báo cáo làm màu mỗi năm để ru ngủ dân chúng), vì mỗi lần xăng và điện tăng là chi phí đầu vào lại tăng phi mã. Và khi xăng điện tăng thị mọi mặt hàng thiết lập mặt bằng giá mới, nhưng khi xăng và điện giảm thì các mặt hàng lại không chịu giảm mà vẫn giữ giá hoặc tăng giá. Chết dở là chỗ đấy.
Ngắn hạn thì có thể thi thoảng tăng giá xăng giá điện để vặt lông cừu, bù đắp thu ngân sách khẩn cấp tạm thời, nhưng trung dài hạn mà cứ dùng bài tăng giá xăng giá điện liên hồi thì đến lúc nào đấy lạm phát ko kiểm soát đc, chi phí đầu vào tăng cao, doanh nghiệp không cạnh tranh nổi, sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng yếu. Chưa kể năm nào cũng tăng xăng điện thì đời sống dân chúng khổ sở khó khăn, gây bất mãn xã hội tăng cao, nguy cơ "lật thuyền"...Điều mà thể chế này sợ nhất.
Do vậy, để không bị động trong việc điều hành chính sách tỷ giá, lãi suất, lạm phát thì phải có 1 nguồn thu khác, và không nguồn thu nào ổn định và chắc chắn như đất đai. Dài hạn thì người làm chính sách phải nhìn ra cái đó, cho nên em cho rằng việc đánh thuế bđs là tất yếu, và nó không thể trì hoãn lâu hơn nũa.
Đánh thuế bđs là 1 mũi tên trúng 2 đích: vừa có tiền đánh thuế trên số đất mà ng sở hữu đất đang nắm, vừa tránh đầu cơ bong bóng, dòng tiền chạy sang sản xuất kinh doanh, nhiều hàng hóa đc sản xuất hơn, tăng tính cạnh tranh, giảm lạm phát...
Nói chung là ủy ban thường vụ quốc hội, ban kinh tế trung ương, tư vấn chính phủ....toàn cái đầu có sạn cả, chắc chắn họ giỏi hơn e, nên nhìn toàn cục, ..các giải pháp đã đc tính đến. Media dạo đầu nhiều về thuế trong suốt năm qua, thì có thể là bước đi dọn đường, nên thuế ban hành các cụ cũng đừng ngạc nhiên gì, vì tất yếu nó phải thế