[Funland] Nhân dịch corona, mạn đàm chút về việc giáo dục đào tạo con trẻ

longdelta

Xe tăng
Biển số
OF-412613
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
1,454
Động cơ
445,248 Mã lực
Con nhà em từ 3-4 tuổi cho học mẫu giáo tư. Tới khi lên 5 cho vào mẫu giáo công cho quen với biển lớn. Vậy nên khi vào lớp 1 công nó cũng không có gì bỡ ngỡ, tự chiến đấu mà học. Lớp trường công thì bao giờ cũng trên 50 cháu :D
 

Alex.N

Xe buýt
Biển số
OF-419176
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
529
Động cơ
225,681 Mã lực
Bé nhà em được học cả hai hệ VN và quốc tế đây. Em khẳng định từ khi sang trường quốc tế bé có phát triển về nhiều mặt.
Nhà em xác định con sẽ được tung tẩy đến hết cấp 1 để phát triển kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội, và giai đoạn tới 6 tuổi là giai đoạn vàng nên gia đình sẽ đầu tư tốt nhất có thể.
Từ khi bé 14 tháng em cho bé đi nhà trẻ 1 buổi, đến 3t thì học lớp mầm trường tư. Mặc dù trường của bé cũng thuộc dạng ổn, các con ở lớp được chơi các trò vận động, làm việc nhóm, dạy kỹ năng sống cơ bản, còn được đi ra ngoài đi công viên, đi quan sát thiên nhiên mỗi tuần, nhưng đến khi bé lên lớp chồi thì em nhận thấy mức độ giáo dục của trường đuối, không thỏa mãn được nhu cầu học của con. Con về hay than đi học chán, không vui.... nên vợ chồng em quyết định đưa bé vào quốc tế.
Trộm vía, con em được tiếp xúc với tiếng Anh từ bé, em dạy song song tiếng Anh cùng tiếng Việt khi bé học nói ở nhà, vốn từ của bé khá ổn, nên vào lớp tiếng Anh bé chỉ hơi bỡ ngỡ 1 tuần đầu, rồi cũng hoà nhập được.
Và chỉ sau độ 2 tháng học thì em nhận thấy bé có thay đổi rõ rệt, ví dụ như dạn dĩ, tự tin, phát âm tiếng Anh tốt, phản xạ tốt, kiến thức xh cũng dày hơn. Đặc biệt là bé thích đi học, ngày ở trường cũ mỗi khi cho nghỉ học thì bé mừng vui, bg bảo nghỉ ở nhà bé phản đối :D
Bên cạnh đó, trong cùng hoạt động cũng sẽ có khác biệt, vd như ở trường vn bé cũng học múa và đi biểu diễn sân khấu, nhưng việc múa của các cháu mang tính biểu diễn và trưng trổ, động tác phức tạp và khó, mỗi lớp chỉ chọn 1-2 nhóm có năng khiếu để tập và mang ra biểu diễn, còn trường mới các cháu chỉ chạy nhảy theo vị trí đội hình, bé nào cũng được tham gia và tham gia được nên các bé đều vui và an toàn. Bé hay than trường cũ múa mệt, cô cứ bắt con đi múa, con không dám không làm, còn trường mới con lại háo hức tập để múa cùng các bạn.
Hoặc học tiếng anh, Trường cũ cũng có giờ học anh văn nhưng em đánh giá là k hiệu quả. Trong giờ các cháu đc dạy từng chữ tiếng anh và đọc theo cô, hết. Trong khi trường mới các cháu nghe đọc sách và giải thích hoàn toàn bằng tiếng anh, những bạn k theo kịp sẽ được giải thích sau, nhưng hoạt động giao tiếp chính phải là tiếng anh nên bé sẽ học trong ngữ cảnh, có thể dùng ngay khi giao tiếp. Bé nhà em từ ngày đi học về tự nhắc mẹ dạy thêm tiếng anh cho con vì con sợ vào lớp nghe không hiểu.
Đặc biệt, ngày xưa bé k nhút nhát nhưng cũng k tự tin, ra ngoài gặp người lạ thì bẽn lẽn, chào hỏi lí nhỉ trong miệng, Phải mất thời gian bé mới cư xử bình thường, sau học trường mới Thì bỏ đc đoạn bẽn lẽn ban đầu, gặp người quen sẽ chủ động chào thật to, gặp người lạ cũng chủ động chào trước và chủ động tham gia chơi cùng bạn mới.
Tóm lại, em đánh giá thay vì cho con học trường mẫu giáo thông thường, học thêm anh văn thì em quẳng luôn vào quốc tế, ngoài ra ở khía cạnh giáo dục con trẻ chủ động, tự tin, sáng tạo trường quốc tế tốt hơn trường vn, nên mẫu giáo các bác có điều kiện em vote cho con học quốc tế.
 
Biển số
OF-716700
Ngày cấp bằng
18/2/20
Số km
88
Động cơ
81,590 Mã lực
Tuổi
41
Em cũng thắc mắc, Nhật, Singpor họ cũng nhiễm còn nhiều hơn mình mà con trẻ họ vẫn đi học thôi. Quan trọng là cách mình giáo dục cho các con về khó khăn cũng như cách vượt qua khó khăn. Trẻ con còn đỡ. Đây sinh viên học sinh cũng cho nghỉ hết. Thế nếu không hết dịch thì nghỉ hết cả năm ư
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Chưa đọc hết bài, nhưng cái đoạn nghỉ học khi dưới 10 độ em thấy chủ thớt có vẻ không hiểu.
Khí hậu của mình khác với Hàn Nhật, bọn nó là nước lạnh, quy định như mình để cho bọn trẻ nó nghỉ cả mùa đông ah.
Chính vì nước nó lạnh nên các thiết bị sưởi nó là điều bắt buộc phải có trong nhà, nó khác hoàn toàn với mình.
Ngoài ra vì là nước lạnh nên khả năng chịu lạnh của nó khác với những nước nhiệt đới như mình.
Còn bảo chia kỳ nghỉ hè dài lê thê của mình thành 1 tháng nghỉ đông em thấy hay hơn.
Và hãy cho các cháu nó có kỳ nghỉ đúng nghĩa chứ không phải như bây giờ.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Học đc là tốt, làm giàu bằng tri thức là giàu bền vững nhất
Cụ đọc thử cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" sẽ hiểu học là học những gì, vì học không chỉ là học tri thức :)
 

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,589
Động cơ
360,319 Mã lực
Toàn nói phét. Một môi trường tốt là oki. Nhưng 1 đứa trẻ lúc trưởng thành có giỏi hay không hầu hết là do tố chất của nó. Tố chất bt thì làm sao thành vĩ nhân dc? Cố lắm thì cũng chỉ ở mức khá mà thôi.
 

QuangSunlight

Xe điện
Biển số
OF-533503
Ngày cấp bằng
22/9/17
Số km
3,111
Động cơ
200,122 Mã lực
Nhân dịch corona, cả XH như lên đồng về việc yêu cầu cho con nghỉ học, e chợt có chút suy nghĩ:

Đối với việc cho các trường nghỉ học, về kinh tế thì may mắn là các trường ở VN chủ yếu là công lập, nghỉ hay ko nghỉ thì thầy cô giáo, nhà trường vẫn lĩnh lương đều và cũng ko phải bận tâm với các chi phí khác. Nhưng ở các nước khác khi hệ thống trường tư rất rộng, hoặc trường hợp các trường tư + trường quốc tế tại Việt Nam thì nghỉ học kéo dài là ác mộng, các trường này về bản chất cũng là doanh nghiệp, nghỉ học đồng nghĩa với dừng hoạt động trong khi các chi phí vẫn phải duy trì.

Về mặt xã hội và giáo dục thì chúng ta đang xây dựng 1 xh mà quá đùm bọc con cái, ko hướng tới việc giáo dục ý chí, động lực vươn lên, đối đầu với nghịch cảnh cho bọn trẻ, sau này sẽ sản sinh ra 1 thế hệ phụ thuộc:

- Không nước nào có chính sách cho trẻ em nghỉ học khi lạnh dưới 8-9 độ như VN. Nhật, Hàn...lạnh cũng vẫn phải đi học, nó còn coi trọng việc bắt bọn trẻ rèn luyện với môi trường khắc nghiệt
- Ko nước nào cấm trẻ em chơi đồ chơi mà VN gọi là "bạo lực" như súng, kiếm nhựa.... như Việt Nam. Trẻ con tây ở khu e đứa nào cũng khẩu súng Nerf, hay súng nhựa như thật, kiếm nhựa oánh nhau ầm ầm. Tạo hóa sinh ra đã là thế, bé trai chơi súng ống, oánh nhau..., bé gái chơi búp bê là sở thích trời sinh rồi.... Tư duy quản lý của VN rất trực quan sinh động
- Rồi ở VN thường xuyên xảy ra bạo hành trẻ con tại các nhà trẻ mà nguyên nhân chính rất đặc trưng VN là chủ yếu xuất phát từ việc ép ăn; hay bà mẹ nào cũng kêu nuôi con khó - hỏi ra thì phần lớn cũng là vấn đề cho con ăn... Tại sao lại thế? vì XH Việt Nam vừa thoát khỏi nghèo đói, thiếu ăn... giờ có tí điều kiện là bố mẹ nào, nhà nào cũng đều muốn dành hết cho con, ép con phải ăn bằng được thay vì cho trẻ ăn theo nhu cầu để bõ cái thuở mình sống trong nghèo khó. Lại nói về bọn trẻ con tây khu e, bố mẹ nó còn bắt kiêng ăn vì sợ béo, qua nhà mà mình cho đồ là ăn lấy ăn để...
Chính thời các cụ còn bé cũng đã từng thế, chỉ sợ ko có cái mà ăn chứ làm gì có cái chuyện trẻ ko chịu ăn. Trẻ con dù quý giá, vàng bạc đến đâu thì cũng vẫn có những nhu cầu tự nhiên như các loài động vật khác, khi đói chắc chắn sẽ phải ăn, phải ăn để mà sống... chỉ cần các bậc phụ huynh có thêm chút kiên nhẫn và kìm nén sự thương yêu của mình thì việc nuôi con sẽ khác.
- Hay khi ra đường nhìn thấy những đứa trẻ lớn tướng, ngồi nuốt cả mẹ nhưng vẫn ngày ngày bố mẹ quay cuồng đưa đi học vì ko dám cho ra đường, ko dám cho đi xe buýt,... Con trai e từ lớp 4 là đã phải tự đạp xe đến trường rồi, từ lớp 6 là chở được e gái lớp 4 đi học,... bố mẹ rất nhàn (tất nhiên e mất hơn 2 tháng chỉ để đi cùng con, chỉ dẫn để đảm bảo bé đi đúng luật và an toàn).
....
- Hay nói chuyện học, thời chúng ta thì phải cạnh tranh trong học tập, giờ thì từ quá tả lại sang quá hữu, nhiều bậc PH cứ nói ko cần phải học, miễn là vui là được... quan điểm của e là bọn trẻ vẫn phải trau dồi kiến thức, vẫn phải biết ngượng khi thua kém bạn bè, vẫn phải cạnh tranh trong học tập. Ko rèn luyện trẻ vươn lên, đối mặt với cạnh tranh thì sẽ chính là làm hại bọn trẻ khi vào đời, đời đâu phải toàn màu hồng, bố mẹ lúc đó có bao bọc được ko? kiến thức có phải qua 1 đêm là có đâu?

E rất thích câu này trong bài viết dưới đây:
"Con đường đến với sự xuất sắc luôn đòi hỏi rất nhiều khó khăn. Điều này luôn đúng không chỉ với người lớn mà ngay cả trẻ em. Buộc đứa trẻ phải học là tàn nhẫn, nhưng không bắt buộc trẻ phải học nó sẽ tàn nhẫn hơn với chúng trong nửa cuộc đời sau".
Có cần thiết phải học quá nhiều không ?
Có câu chuyện về 1 nhà sư và 1 đạo sĩ . Vị đạo sĩ khoe : sau 50 năm gian khổ tu luyện tôi có thể bay lướt trên sóng sang bờ bên kia .
Nhà sư điềm nhiên nói : tôi thì không cần mất nhiều thời gian thế , tôi chỉ cần vài xu là có thể đưa cả tôi cùng ngài sang sông .
:)
 

tung1311 .

Xe container
Biển số
OF-491417
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
5,118
Động cơ
240,021 Mã lực
Tuổi
44
Nhân dịch corona, cả XH như lên đồng về việc yêu cầu cho con nghỉ học, e chợt có chút suy nghĩ:

Đối với việc cho các trường nghỉ học, về kinh tế thì may mắn là các trường ở VN chủ yếu là công lập, nghỉ hay ko nghỉ thì thầy cô giáo, nhà trường vẫn lĩnh lương đều và cũng ko phải bận tâm với các chi phí khác. Nhưng ở các nước khác khi hệ thống trường tư rất rộng, hoặc trường hợp các trường tư + trường quốc tế tại Việt Nam thì nghỉ học kéo dài là ác mộng, các trường này về bản chất cũng là doanh nghiệp, nghỉ học đồng nghĩa với dừng hoạt động trong khi các chi phí vẫn phải duy trì.

Về mặt xã hội và giáo dục thì chúng ta đang xây dựng 1 xh mà quá đùm bọc con cái, ko hướng tới việc giáo dục ý chí, động lực vươn lên, đối đầu với nghịch cảnh cho bọn trẻ, sau này sẽ sản sinh ra 1 thế hệ phụ thuộc:

- Không nước nào có chính sách cho trẻ em nghỉ học khi lạnh dưới 8-9 độ như VN. Nhật, Hàn...lạnh cũng vẫn phải đi học, nó còn coi trọng việc bắt bọn trẻ rèn luyện với môi trường khắc nghiệt
- Ko nước nào cấm trẻ em chơi đồ chơi mà VN gọi là "bạo lực" như súng, kiếm nhựa.... như Việt Nam. Trẻ con tây ở khu e đứa nào cũng khẩu súng Nerf, hay súng nhựa như thật, kiếm nhựa oánh nhau ầm ầm. Tạo hóa sinh ra đã là thế, bé trai chơi súng ống, oánh nhau..., bé gái chơi búp bê là sở thích trời sinh rồi.... Tư duy quản lý của VN rất trực quan sinh động
- Rồi ở VN thường xuyên xảy ra bạo hành trẻ con tại các nhà trẻ mà nguyên nhân chính rất đặc trưng VN là chủ yếu xuất phát từ việc ép ăn; hay bà mẹ nào cũng kêu nuôi con khó - hỏi ra thì phần lớn cũng là vấn đề cho con ăn... Tại sao lại thế? vì XH Việt Nam vừa thoát khỏi nghèo đói, thiếu ăn... giờ có tí điều kiện là bố mẹ nào, nhà nào cũng đều muốn dành hết cho con, ép con phải ăn bằng được thay vì cho trẻ ăn theo nhu cầu để bõ cái thuở mình sống trong nghèo khó. Lại nói về bọn trẻ con tây khu e, bố mẹ nó còn bắt kiêng ăn vì sợ béo, qua nhà mà mình cho đồ là ăn lấy ăn để...
Chính thời các cụ còn bé cũng đã từng thế, chỉ sợ ko có cái mà ăn chứ làm gì có cái chuyện trẻ ko chịu ăn. Trẻ con dù quý giá, vàng bạc đến đâu thì cũng vẫn có những nhu cầu tự nhiên như các loài động vật khác, khi đói chắc chắn sẽ phải ăn, phải ăn để mà sống... chỉ cần các bậc phụ huynh có thêm chút kiên nhẫn và kìm nén sự thương yêu của mình thì việc nuôi con sẽ khác.
- Hay khi ra đường nhìn thấy những đứa trẻ lớn tướng, ngồi nuốt cả mẹ nhưng vẫn ngày ngày bố mẹ quay cuồng đưa đi học vì ko dám cho ra đường, ko dám cho đi xe buýt,... Con trai e từ lớp 4 là đã phải tự đạp xe đến trường rồi, từ lớp 6 là chở được e gái lớp 4 đi học,... bố mẹ rất nhàn (tất nhiên e mất hơn 2 tháng chỉ để đi cùng con, chỉ dẫn để đảm bảo bé đi đúng luật và an toàn).
....
- Hay nói chuyện học, thời chúng ta thì phải cạnh tranh trong học tập, giờ thì từ quá tả lại sang quá hữu, nhiều bậc PH cứ nói ko cần phải học, miễn là vui là được... quan điểm của e là bọn trẻ vẫn phải trau dồi kiến thức, vẫn phải biết ngượng khi thua kém bạn bè, vẫn phải cạnh tranh trong học tập. Ko rèn luyện trẻ vươn lên, đối mặt với cạnh tranh thì sẽ chính là làm hại bọn trẻ khi vào đời, đời đâu phải toàn màu hồng, bố mẹ lúc đó có bao bọc được ko? kiến thức có phải qua 1 đêm là có đâu?

E rất thích câu này trong bài viết dưới đây:
"Con đường đến với sự xuất sắc luôn đòi hỏi rất nhiều khó khăn. Điều này luôn đúng không chỉ với người lớn mà ngay cả trẻ em. Buộc đứa trẻ phải học là tàn nhẫn, nhưng không bắt buộc trẻ phải học nó sẽ tàn nhẫn hơn với chúng trong nửa cuộc đời sau".
E thấy có quan điểm đúng nhưng cũng có quan điểm sai.
 

Henry 27

Xe tăng
Biển số
OF-397315
Ngày cấp bằng
18/12/15
Số km
1,540
Động cơ
249,525 Mã lực
Em cũng thắc mắc, Nhật, Singpor họ cũng nhiễm còn nhiều hơn mình mà con trẻ họ vẫn đi học thôi. Quan trọng là cách mình giáo dục cho các con về khó khăn cũng như cách vượt qua khó khăn. Trẻ con còn đỡ. Đây sinh viên học sinh cũng cho nghỉ hết. Thế nếu không hết dịch thì nghỉ hết cả năm ư
Trường mình có cơ sở vật chất hay y tế học đường tốt như Nhật không? Chính phủ đang phòng dịch tốt thế mà lắm ông cứ bàn lùi, rồi đi so với mấy thằng nhà giàu. Nước nghèo phải phòng dịch kiểu con nhà nghèo. Không hết dịch thì cho nghỉ cả năm chứ có làm sao.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,586
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Toàn nói phét. Một môi trường tốt là oki. Nhưng 1 đứa trẻ lúc trưởng thành có giỏi hay không hầu hết là do tố chất của nó. Tố chất bt thì làm sao thành vĩ nhân dc? Cố lắm thì cũng chỉ ở mức khá mà thôi.
Một đứa có tố chất "tốt" nếu không được dạy dỗ cẩn thận thì vẫn có thể trở thành thằng ăn cướp, một ông có tố chất vĩ nhân mà thất học thì cũng chẳng khác người thường. Cái tố chất "tốt" mà cụ nói chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để nói lên cái gì tương lai của một đứa trẻ nếu thiếu đi sự dạy dỗ thích hợp. Còn đương nhiên không thể bắt ai làm được những việc quá khả năng của mình.
 

Meoxuxi

Xe hơi
Biển số
OF-567704
Ngày cấp bằng
6/5/18
Số km
109
Động cơ
147,027 Mã lực
Tuổi
36
Ca này của mợ thì rõ ràng có sự sai lầm của bố mẹ khi nuôi dạy con cộng với bạn mợ cũng thuộc loại đặc biệt. Cả hai thứ đó nó kết hợp lại thành ra kết quả như mợ thấy. Cơ mà số trường hợp như bạn mợ cũng hiếm, mấy cái nữ công gia chánh bình thường thì học lúc nào chẳng được, chẳng qua không muốn học, không muốn làm thì đến Y học cũng bó tay.
Cái quan trọng là nó k có hiểu biết xh cụ ạ nên nó nghĩ mấy việc đó k quan trọng. Cụ có tin là hồi nó 27 tuổi, nó yêu 1 thằng mà e biết khá rõ về thằng đó, em ngăn cấm nó k đc yêu vì thằng đó quá khốn nạn, nó k nghe cứ bập vào yêu. Nó còn phát hiện thằng này tự đi xét nghiệm HIV, hỏi thì thằng kia bảo đi Xn vì có 1 hôm đi ăn cùng 1 thằng cũng nghi nhiễm HIV thế mà nó tin. Trong khi thằng đấy 1 tuần ra TDH vài lần. Hồi đấy nó vẫn tin ở gần nhau cũng lây HIV
 

DKNY_xx

Đi bộ
Biển số
OF-714514
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2
Động cơ
82,420 Mã lực
Tuổi
38
Cũng phải nói đến cái cơ chế nữa các cụ ạ. Xã hội trọng bằng cấp, rồi bệnh thành tích, vv... Bố mẹ thấy con nhà khác điểm cao hay học này học nọ mà con mình không được là lại ép con học học. Nội dung học thì quá nhiều thứ thừa thãi, cả từ cấp 1 tới đại học. Em ví dụ riêng học đại học em thấy thừa đến 3/4 số môn ra trường không cần thiết :( . Tại sao ko tập trung dạy kỹ năng sống và kiến thức cơ bản tạo tiền đề cho trẻ, rồi khi trẻ đến tuổi trưởng thành chỉ cho trẻ tự do quyết định tương lai : Học đại học or đi học nghề. Rất nhiều phụ huynh nghĩ là ko học đại học thì ko có cách kiếm tiền cách sống, vv..
Nên vấn đề này còn dài lắm, không phải tự nhiên mà các gia đình có tiền hay các quan chức đều muốn cho con cái mình đi du học =))
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Có cần thiết phải học quá nhiều không ?
Có câu chuyện về 1 nhà sư và 1 đạo sĩ . Vị đạo sĩ khoe : sau 50 năm gian khổ tu luyện tôi có thể bay lướt trên sóng sang bờ bên kia .
Nhà sư điềm nhiên nói : tôi thì không cần mất nhiều thời gian thế , tôi chỉ cần vài xu là có thể đưa cả tôi cùng ngài sang sông .
:)
Thì trường học + trường đời dạy người ta cách tư duy mà Cụ :))
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Bạn em là kết quả điển hình của thế hệ bố mẹ “mày chỉ cần học giỏi, việc nhà để tao lo hết” “yêu đuơng éo gì tầm này, học hành đi. Ra trường kiem thằng nào ngon nghẻ rồi yêu con ạ”
Và giờ 31 tuổi giám đốc 1cty, luơng 3k chưa chồng dù bản thân nó rất mong mỏi được lấy chồng, được yêu đuơng. Bố mẹ nó giờ bạc tóc vì lo con k lấy được chồng.
Nói có thể các cụ k tin nhưng chuyên môn nó rất giỏi, trong ngành nó làm khá có tiếng nhưng các vấn đề về xã hội, đối nội đối ngoại, gia đình thì gần như 1 con số 0 tròn trĩnh. Không biết nấu cơm, nấu cơm ở đây là nấu 1 bữa cơm nóng sốt hoàn chỉnh cho gia đình ăn. Nó còn kể người yêu cũ nó than: em nấu canh cua cho 10 người ăn à trong khi chỉ có 2 người thì các cụ hiểu như nào rồi.
Đến dịch bùng phát nó còn bảo: cúm chứ có gì đâu. Nó còn k biết Vũ Hán bị phong tỏa hay gì. Nói gì cũng thế hả, thế á???
31 tuổi rồi yêu đuơng lần 2 còn bắt người yêu gấp hạc giấy và ny nó giờ đã cao chạy xa bay.
Nó chính là 1 thành phần học giỏi nhất khóa của trường chuyên.
Còn em học dốt k tính. hồi c3 em học lớp chuyên trường chuyên nhưng mải chơi lắm. em hỏi mẹ: sao mẹ k ép con học đi, mẹ k ép nên con lười. Mẹ e bảo: học hay k tùy mày, tao ép được mày chắc. K làm ông nọ bà kia thì đi buôn con ạ. Và giờ em đã trở thành con buôn chính hiệu 😂 vẫn sống bt. Nên giờ thằng cu con nhà em vc em đều quyết định sẽ đầu tư cho con nhưng năng lực nó đến đâu thì phải chịu thôi, gen bố mẹ mà k tốt thì cũng đừng bắt nó p giỏi, cứ khỏe mạnh lớn lên, thể dục thể thao, làm người luơng thiện đàng hoàng là tốt rồi
Cụ đừng lấy việc học gạo, chỉ biết học mà ko biết cái gì xung quanh rồi cổ súy là ko cần phải học, cứ chơi rồi vẫn thành công cụ ạ. Vẫn phải đi = 2 chân hết. Bọn Tây nó ko cho học nhiều, nhưng các môn kỹ năng, phát triển cá nhân rất được chú trọng. VN bây giờ nhiều gia đình từ tả nhảy sang hữu, ếch cần con phải học, phấn đấu nữa, nhưng cũng ếch đào tạo nó hoặc nhà trường cũng chả đào tạo nó các môn kỹ năng....
Cứ nhìn bọn trẻ to như người lớn mà ko biết đi xe đạp, xe máy, ko biết căm cơm, chỉ biết cắm mặt vào điện thoại... bố mẹ đèo cả ngày là biết rồi
 

Meoxuxi

Xe hơi
Biển số
OF-567704
Ngày cấp bằng
6/5/18
Số km
109
Động cơ
147,027 Mã lực
Tuổi
36
Cụ đừng lấy việc học gạo, chỉ biết học mà ko biết cái gì xung quanh rồi cổ súy là ko cần phải học, cứ chơi rồi vẫn thành công cụ ạ. Vẫn phải đi = 2 chân hết. Bọn Tây nó ko cho học nhiều, nhưng các môn kỹ năng, phát triển cá nhân rất được chú trọng. VN bây giờ nhiều gia đình từ tả nhảy sang hữu, ếch cần con phải học, phấn đấu nữa, nhưng cũng ếch đào tạo nó hoặc nhà trường cũng chả đào tạo nó các môn kỹ năng....
Cứ nhìn bọn trẻ to như người lớn mà ko biết đi xe đạp, xe máy, ko biết căm cơm, chỉ biết cắm mặt vào điện thoại... bố mẹ đèo cả ngày là biết rồi
Cụ lại nhét chữ vào mồm e rồi. Cụ có đọc thấy là nhà em vẫn đầu tư cho con học hành theo năng lực của nó k cụ? F1 thì em cứ dạy trước cho kỹ năng mềm, các môn năng khiếu theo sở thích của con. Em đưa ra vd của bạn e để thấy ngày xưa thời bm chúng ta đã lệch lạc trong suy nghĩ dạy con ntn: chỉ cần học còn lại cả thế giới để bm lo
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Cụ lại nhét chữ vào mồm e rồi. Cụ có đọc thấy là nhà em vẫn đầu tư cho con học hành theo năng lực của nó k cụ? F1 thì em cứ dạy trước cho kỹ năng mềm, các môn năng khiếu theo sở thích của con. Em đưa ra vd của bạn e để thấy ngày xưa thời bm chúng ta đã lệch lạc trong suy nghĩ dạy con ntn: chỉ cần học còn lại cả thế giới để bm lo
E sz cụ..:)
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Có cần thiết phải học quá nhiều không ?
Có câu chuyện về 1 nhà sư và 1 đạo sĩ . Vị đạo sĩ khoe : sau 50 năm gian khổ tu luyện tôi có thể bay lướt trên sóng sang bờ bên kia .
Nhà sư điềm nhiên nói : tôi thì không cần mất nhiều thời gian thế , tôi chỉ cần vài xu là có thể đưa cả tôi cùng ngài sang sông .
:)
E có nói học quá nhiều đâu, nhưng thả rông như 1 số bố mẹ tư duy bây giờ cũng ko tốt. Thằng e e lái taxi cũng theo trào lưu đó, vk muốn con phải học thêm tiếng Anh, toán thì cậu bảo ko cần để cho nó chơi. Khổ nó vẫn ko rút đc kng bản thân là vì ko có học mà nó chẳng xin đc cv ra hồn, nay lại muốn con cũng như thế
 

QuangSunlight

Xe điện
Biển số
OF-533503
Ngày cấp bằng
22/9/17
Số km
3,111
Động cơ
200,122 Mã lực
E có nói học quá nhiều đâu, nhưng thả rông như 1 số bố mẹ tư duy bây giờ cũng ko tốt. Thằng e e lái taxi cũng theo trào lưu đó, vk muốn con phải học thêm tiếng Anh, toán thì cậu bảo ko cần để cho nó chơi. Khổ nó vẫn ko rút đc kng bản thân là vì ko có học mà nó chẳng xin đc cv ra hồn, nay lại muốn con cũng như thế
Mỗi cá nhân có năng khiếu và hướng đi riêng phù hợp với khả năng . Cháu bé có thể không giỏi làm toán , nói tiếng Anh làng nhàng .... nhưng biết đâu cháu nó giỏi vẽ , giỏi thế Thảo thì sao .
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Mỗi cá nhân có năng khiếu và hướng đi riêng phù hợp với khả năng . Cháu bé có thể không giỏi làm toán , nói tiếng Anh làng nhàng .... nhưng biết đâu cháu nó giỏi vẽ , giỏi thế Thảo thì sao .
haha... e sợ thằng con nó lại lái taxi thôi
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Tây cũng có người nọ người kia không phải cứ tây là auto đúng đâu cụ.
2 vd về ăn với chơi đồ chơi của cụ em chưa thấy đúng lắm đâu, đồ chơi hay ghi tuổi trên đó được phép chơi thì chứ thế mà làm, tây ko ép con ăn nhưng họ cho vận động nhiều nên auto trẻ ăn rất tốt, còn cấm là cấm đồ ngọt, đồ nhiều hóa chất vvv..
Bố mẹ cứ theo 1 logic nhất định sẽ đi đúng hướng và cân bằng nhất, tất nhiên phụ thuộc nhiều vào môi trường sống.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top