[Funland] Nhân dịch corona, mạn đàm chút về việc giáo dục đào tạo con trẻ

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Nhân dịch corona, cả XH như lên đồng về việc yêu cầu cho con nghỉ học, e chợt có chút suy nghĩ:

Đối với việc cho các trường nghỉ học, về kinh tế thì may mắn là các trường ở VN chủ yếu là công lập, nghỉ hay ko nghỉ thì thầy cô giáo, nhà trường vẫn lĩnh lương đều và cũng ko phải bận tâm với các chi phí khác. Nhưng ở các nước khác khi hệ thống trường tư rất rộng, hoặc trường hợp các trường tư + trường quốc tế tại Việt Nam thì nghỉ học kéo dài là ác mộng, các trường này về bản chất cũng là doanh nghiệp, nghỉ học đồng nghĩa với dừng hoạt động trong khi các chi phí vẫn phải duy trì.

Về mặt xã hội và giáo dục thì chúng ta đang xây dựng 1 xh mà quá đùm bọc con cái, ko hướng tới việc giáo dục ý chí, động lực vươn lên, đối đầu với nghịch cảnh cho bọn trẻ, sau này sẽ sản sinh ra 1 thế hệ phụ thuộc:

- Không nước nào có chính sách cho trẻ em nghỉ học khi lạnh dưới 8-9 độ như VN. Nhật, Hàn...lạnh cũng vẫn phải đi học, nó còn coi trọng việc bắt bọn trẻ rèn luyện với môi trường khắc nghiệt
- Ko nước nào cấm trẻ em chơi đồ chơi mà VN gọi là "bạo lực" như súng, kiếm nhựa.... như Việt Nam. Trẻ con tây ở khu e đứa nào cũng khẩu súng Nerf, hay súng nhựa như thật, kiếm nhựa oánh nhau ầm ầm. Tạo hóa sinh ra đã là thế, bé trai chơi súng ống, oánh nhau..., bé gái chơi búp bê là sở thích trời sinh rồi.... Tư duy quản lý của VN rất trực quan sinh động
- Rồi ở VN thường xuyên xảy ra bạo hành trẻ con tại các nhà trẻ mà nguyên nhân chính rất đặc trưng VN là chủ yếu xuất phát từ việc ép ăn; hay bà mẹ nào cũng kêu nuôi con khó - hỏi ra thì phần lớn cũng là vấn đề cho con ăn... Tại sao lại thế? vì XH Việt Nam vừa thoát khỏi nghèo đói, thiếu ăn... giờ có tí điều kiện là bố mẹ nào, nhà nào cũng đều muốn dành hết cho con, ép con phải ăn bằng được thay vì cho trẻ ăn theo nhu cầu để bõ cái thuở mình sống trong nghèo khó. Lại nói về bọn trẻ con tây khu e, bố mẹ nó còn bắt kiêng ăn vì sợ béo, qua nhà mà mình cho đồ là ăn lấy ăn để...
Chính thời các cụ còn bé cũng đã từng thế, chỉ sợ ko có cái mà ăn chứ làm gì có cái chuyện trẻ ko chịu ăn. Trẻ con dù quý giá, vàng bạc đến đâu thì cũng vẫn có những nhu cầu tự nhiên như các loài động vật khác, khi đói chắc chắn sẽ phải ăn, phải ăn để mà sống... chỉ cần các bậc phụ huynh có thêm chút kiên nhẫn và kìm nén sự thương yêu của mình thì việc nuôi con sẽ khác.
- Hay khi ra đường nhìn thấy những đứa trẻ lớn tướng, ngồi nuốt cả mẹ nhưng vẫn ngày ngày bố mẹ quay cuồng đưa đi học vì ko dám cho ra đường, ko dám cho đi xe buýt,... Con trai e từ lớp 4 là đã phải tự đạp xe đến trường rồi, từ lớp 6 là chở được e gái lớp 4 đi học,... bố mẹ rất nhàn (tất nhiên e mất hơn 2 tháng chỉ để đi cùng con, chỉ dẫn để đảm bảo bé đi đúng luật và an toàn).
....
- Hay nói chuyện học, thời chúng ta thì phải cạnh tranh trong học tập, giờ thì từ quá tả lại sang quá hữu, nhiều bậc PH cứ nói ko cần phải học, miễn là vui là được... quan điểm của e là bọn trẻ vẫn phải trau dồi kiến thức, vẫn phải biết ngượng khi thua kém bạn bè, vẫn phải cạnh tranh trong học tập. Ko rèn luyện trẻ vươn lên, đối mặt với cạnh tranh thì sẽ chính là làm hại bọn trẻ khi vào đời, đời đâu phải toàn màu hồng, bố mẹ lúc đó có bao bọc được ko? kiến thức có phải qua 1 đêm là có đâu?

E rất thích câu này trong bài viết dưới đây:
"Con đường đến với sự xuất sắc luôn đòi hỏi rất nhiều khó khăn. Điều này luôn đúng không chỉ với người lớn mà ngay cả trẻ em. Buộc đứa trẻ phải học là tàn nhẫn, nhưng không bắt buộc trẻ phải học nó sẽ tàn nhẫn hơn với chúng trong nửa cuộc đời sau".
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,586
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhân dịch corona, cả XH như lên đồng về việc yêu cầu cho con nghỉ học, e chợt có chút suy nghĩ:

Đối với việc cho các trường nghỉ học, về kinh tế thì may mắn là các trường ở VN chủ yếu là công lập, nghỉ hay ko nghỉ thì thầy cô giáo, nhà trường vẫn lĩnh lương đều và cũng ko phải bận tâm với các chi phí khác. Nhưng ở các nước khác khi hệ thống trường tư rất rộng, hoặc trường hợp các trường tư + trường quốc tế tại Việt Nam thì nghỉ học kéo dài là ác mộng, các trường này về bản chất cũng là doanh nghiệp, nghỉ học đồng nghĩa với dừng hoạt động trong khi các chi phí vẫn phải duy trì.

Về mặt xã hội và giáo dục thì chúng ta đang xây dựng 1 xh mà quá đùm bọc con cái, ko hướng tới việc giáo dục ý chí, động lực vươn lên, đối đầu với nghịch cảnh cho bọn trẻ, sau này sẽ sản sinh ra 1 thế hệ phụ thuộc:

- Không nước nào có chính sách cho trẻ em nghỉ học khi lạnh dưới 8-9 độ như VN. Nhật, Hàn...lạnh cũng vẫn phải đi học, nó còn coi trọng việc bắt bọn trẻ rèn luyện với môi trường khắc nghiệt
- Ko nước nào cấm trẻ em chơi đồ chơi mà VN gọi là "bạo lực" như súng, kiếm nhựa.... như Việt Nam. Trẻ con tây ở khu e đứa nào cũng khẩu súng Nerf, hay súng nhựa như thật, kiếm nhựa oánh nhau ầm ầm. Tạo hóa sinh ra đã là thế, bé trai chơi súng ống, oánh nhau..., bé gái chơi búp bê là sở thích trời sinh rồi.... Tư duy quản lý của VN rất trực quan sinh động
- Rồi ở VN thường xuyên xảy ra bạo hành trẻ con tại các nhà trẻ mà nguyên nhân chính rất đặc trưng VN là chủ yếu xuất phát từ việc ép ăn; hay bà mẹ nào cũng kêu nuôi con khó - hỏi ra thì phần lớn cũng là vấn đề cho con ăn... Tại sao lại thế? vì XH Việt Nam vừa thoát khỏi nghèo đói, thiếu ăn... giờ có tí điều kiện là bố mẹ nào, nhà nào cũng đều muốn dành hết cho con, ép con phải ăn bằng được thay vì cho trẻ ăn theo nhu cầu để bõ cái thuở mình sống trong nghèo khó. Lại nói về bọn trẻ con tây khu e, bố mẹ nó còn bắt kiêng ăn vì sợ béo, qua nhà mà mình cho đồ là ăn lấy ăn để...
Chính thời các cụ còn bé cũng đã từng thế, chỉ sợ ko có cái mà ăn chứ làm gì có cái chuyện trẻ ko chịu ăn. Trẻ con dù quý giá, vàng bạc đến đâu thì cũng vẫn có những nhu cầu tự nhiên như các loài động vật khác, khi đói chắc chắn sẽ phải ăn, phải ăn để mà sống... chỉ cần các bậc phụ huynh có thêm chút kiên nhẫn và kìm nén sự thương yêu của mình thì việc nuôi con sẽ khác.
- Hay khi ra đường nhìn thấy những đứa trẻ lớn tướng, ngồi nuốt cả mẹ nhưng vẫn ngày ngày bố mẹ quay cuồng đưa đi học vì ko dám cho ra đường, ko dám cho đi xe buýt,... Con trai e từ lớp 4 là đã phải tự đạp xe đến trường rồi, từ lớp 6 là chở được e gái lớp 4 đi học,... bố mẹ rất nhàn (tất nhiên e mất hơn 2 tháng chỉ để đi cùng con, chỉ dẫn để đảm bảo bé đi đúng luật và an toàn).
....
- Hay nói chuyện học, thời chúng ta thì phải cạnh tranh trong học tập, giờ thì từ quá tả lại sang quá hữu, nhiều bậc PH cứ nói ko cần phải học, miễn là vui là được... quan điểm của e là bọn trẻ vẫn phải trau dồi kiến thức, vẫn phải biết ngượng khi thua kém bạn bè, vẫn phải cạnh tranh trong học tập. Ko rèn luyện trẻ vươn lên, đối mặt với cạnh tranh thì sẽ chính là làm hại bọn trẻ khi vào đời, đời đâu phải toàn màu hồng, bố mẹ lúc đó có bao bọc được ko? kiến thức có phải qua 1 đêm là có đâu?

E rất thích câu này trong bài viết dưới đây:
"Con đường đến với sự xuất sắc luôn đòi hỏi rất nhiều khó khăn. Điều này luôn đúng không chỉ với người lớn mà ngay cả trẻ em. Buộc đứa trẻ phải học là tàn nhẫn, nhưng không bắt buộc trẻ phải học nó sẽ tàn nhẫn hơn với chúng trong nửa cuộc đời sau".
Ấy chết, sao cụ lại thích cái câu cổ hủ thế. Thời nay, thức thời phải là học ít, chơi nhiều với kỹ năng sống các kiểu chứ, trẻ con chỉ cần vui khỏe là được, chứ đâu cần tàn nhẫn bắt ép học hành. Nghe đồn là trẻ con Tây đều thế cả mà nước người ta phát triển vẫn ầm ầm. Cụ google lại xem thế nào chứ, có lẽ sai?
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
2,711
Động cơ
562,711 Mã lực
Vấn đề cụ nêu cũng thú vị đấy. Em thấy ở ta chăm sóc con cái có vẻ hơi thái quá. Các ông bố bà mẹ luôn luôn xả thân với bất kỳ ai không coi con của họ là bảo vật. Và càng ngày hiện trạng đó càng được làm quyết liệt hơn.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,586
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thực ra nuôi dậy con cái thành công là cả một công trình dài và "vĩ đại" chứ không nói đùa được.
Nuôi dạy thế nào? ra sao thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nền tảng gia đình, bố mẹ, hoàn cảnh...
Nhiều kiến thức nuôi dạy con hay như cụ thớt nêu thì cũng có thể đọc ở bất cứ đâu trên internet, nhưng đọc là một chuyện, còn thực hành được lại là câu chuyện khác do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đơn cử là sự không có sự nhất quán trong việc nuôi dạy con cái ở gia đình, chồng vợ mỗi người muốn một kiểu là đã không thể làm được rồi chứ chưa nói đến việc không quan tâm hay không có thời gian dạy dỗ chúng.

Lại ví dụ đến chuyện học thì dễ thấy là chả có gì tự nhiên mà giỏi được cả nếu không có sự chăm chỉ và khổ luyện. Trừ khi sau này người ta có thể copy trưc tiếp kiến thức từ máy tính vào đầu, đợi đến lúc đấy rồi tính sau. Việc học hành chăm chỉ, gian khổ nó cũng đúng cả với các thiên tài, chẳng qua họ thông minh nên học nhanh hơn người thường mà thôi, chứ không gian nan khổ luyện nghiên cứu thì cũng chả hơn người thường.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển thì an sinh xã hội ngày càng tốt lên khiến áp lực kiếm sống sẽ giảm đi và như vậy việc bon chen học hành cũng tự động giảm. Khi có ăn đầy đủ vật chất thì người ta sễ hướng tới đầy đủ về mặt "tinh thần", thế nó mới sinh ra trào lưu học ít, chơi nhiều với kỹ năng sống. Trào lưu như thế thì không sai, nhưng nếu áp dụng máy móc thì lại không được vì áp dụng sai sẽ triệt tiêu sự phấn đấu, khích lệ sự hưởng thụ, như thế thì xã hội làm sao phát triển. Việc học của trẻ con cũng vậy, học hành là trách nhiệm mà chúng phải hoàn thành, cũng như người lớn phải đi làm kiếm tiền, đấy là việc đương nhiên, chẳng phải bàn cãi. Bố mẹ nên tìm hiểu năng lực thực sự con mình đến đâu để theo dõi và ép chúng học theo đúng năng lực mà chúng có, đừng ép quá khả năng của chúng nó là được. Ví dụ đơn giản là nếu con học toán chỉ ở mức 7 điểm thì phải bắt nó duy trì tối thiểu 7 điểm ở các bài kiểm tra hay thi. Còn động viên và bắt chúng học chăm chỉ hơn nữa để nhỡ có được 8 điểm thì tốt, không thì thôi, nhưng dưới điểm 7 coi như là không hoàn thành nhiệm vụ mà chúng đáng lẽ phải đạt được. Mặt kahcs, trẻ con cũng cần phải biết năng lực bản thân đến đâu để chúng còn biết để cố gắng và duy trì, cái ngưỡng này cũng rất quan trọng cho việc định hướng học hành và công việc sau này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Ấy chết, sao cụ lại thích cái câu cổ hủ thế. Thời nay, thức thời phải là học ít, chơi nhiều với kỹ năng sống các kiểu chứ, trẻ con chỉ cần vui khỏe là được, chứ đâu cần tàn nhẫn bắt ép học hành. Nghe đồn là trẻ con Tây đều thế cả mà nước người ta phát triển vẫn ầm ầm. Cụ google lại xem thế nào chứ, có lẽ sai?
e có 2 đứa con, thằng lớn trước cũng theo tư duy thích học thì học, ko cần học thêm nhiều... thế nên hồi bé ko cho học tiếng Anh sớm, học mẫu giáo thì cứ trường làng gần nhà là ok rồi. Đứa thứ 2 thì khác, cho học trường MG tốt, tiếng Anh từ bé. Nay đứa anh thấy thua e rõ, nếu muốn lấy 7-8 ielts lấy học bổng du học cấp III khả năng rất khó
Rồi bọn trẻ học thực nghiệm, hội nó chẳng cần biết m học kém hay giỏi, thua các bạn cũng chả sao... nên về nhà rất chấm trơ.
Bây giờ e chỉnh đốn hết.
Trẻ con VN ko như tây được, tây các môn kỹ năng sống, hoạt động thể chất nó làm rất tốt, có cơ sở vật chất. VN thì ko có gì. Thế nên càng bắt chước tây trong môi trường đó thì bọn trẻ sẽ càng tụt hậu
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Thực ra nuôi dậy con cái thành công là cả một công trình dài và "vĩ đại" chứ không nói đùa được.
Nuôi dạy thế nào? ra sao thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nền tảng gia đình, bố mẹ, hoàn cảnh...
Nhiều kiến thức nuôi dạy con hay như cụ thớt nêu thì cũng có thể đọc ở bất cứ đâu trên internet, nhưng đọc là một chuyện, còn thực hành được lại là câu chuyện khác do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đơn cử là sự không có sự nhất quán trong việc nuôi dạy con cái ở gia đình, chồng vợ mỗi người muốn một kiểu là đã không thể làm được rồi chứ chưa nói đến việc không quan tâm hay không có thời gian dạy dỗ chúng.

Lại ví dụ đến chuyện học thì dễ thấy là chả có gì tự nhiên mà giỏi được cả nếu không có sự chăm chỉ và khổ luyện. Trừ khi sau này người ta có thể copy trưc tiếp kiến thức từ máy tính vào đầu, đợi đến lúc đấy rồi tính sau. Việc học hành chăm chỉ, gian khổ nó cũng đúng cả với các thiên tài, chẳng qua họ thông minh nên học nhanh hơn người thường mà thôi, chứ không gian nan khổ luyện nghiên cứu thì cũng chả hơn người thường.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển thì an sinh xã hội ngày càng tốt lên khiến áp lực kiếm sống sẽ giảm đi và như vậy việc bon chen học hành cũng tự động giảm. Khi có ăn đầy đủ vật chất thì người ta sễ hướng tới đầy đủ về mặt "tinh thần", thế nó mới sinh ra trào lưu học ít, chơi nhiều với kỹ năng sống. Trào lưu như thế thì không sai, nhưng nếu áp dụng máy móc thì lại không được vì áp dụng sai sẽ triệt tiêu sự phấn đấu, khích lệ sự hưởng thụ, như thế thì xã hội làm sao phát triển. Việc học của trẻ con cũng vậy, học hành là trách nhiệm mà chúng phải hoàn thành, cũng như người lớn phải đi làm kiếm tiền, đấy là việc đương nhiên, chẳng phải bàn cãi. Bố mẹ nên tìm hiểu năng lực thực sự con mình đến đâu để theo dõi và ép chúng học theo đúng năng lực mà chúng có, đừng ép quá khả năng của chúng nó là được. Ví dụ đơn giản là nếu con học toán chỉ ở mức 7 điểm thì phải bắt nó duy trì tối thiểu 7 điểm ở các bài kiểm tra hay thi. Còn động viên và bắt chúng học chăm chỉ hơn nữa để nhỡ có được 8 điểm thì tốt, không thì thôi, nhưng dưới điểm 7 coi như là không hoàn thành nhiệm vụ mà chúng phải đạt được. Trẻ con cũng phải nên biết năng lực bản thân là như thế để chúng phải cố gắng và duy trì, cái ngưỡng này cũng rất quan trọng cho việc định hướng học hành và công việc sau này.
Con e giáo dục đúng theo tư duy cụ nói, ko bắt phải cố quá khả năng. Nhưng nếu ko nỗ lực phấn đấu theo khả năng của m là e phê bình
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,586
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
e có 2 đứa con, thằng lớn trước cũng theo tư duy thích học thì học, ko cần học thêm nhiều... thế nên hồi bé ko cho học tiếng Anh sớm, học mẫu giáo thì cứ trường làng gần nhà là ok rồi. Đứa thứ 2 thì khác, cho học trường MG tốt, tiếng Anh từ bé. Nay đứa anh thấy thua e rõ, nếu muốn lấy 7-8 ielts lấy học bổng du học cấp III khả năng rất khó
Rồi bọn trẻ học thực nghiệm, hội nó chẳng cần biết m học kém hay giỏi, thua các bạn cũng chả sao... nên về nhà rất chấm trơ.
Bây giờ e chỉnh đốn hết.
Trẻ con VN ko như tây được, tây các môn kỹ năng sống, hoạt động thể chất nó làm rất tốt, có cơ sở vật chất. VN thì ko có gì. Thế nên càng bắt chước tây trong môi trường đó thì bọn trẻ sẽ càng tụt hậu
Thằng F1.2 học thì kém hơn F1.1 nhưng kết quả học của nó hiện tại luôn cao hơn khả năng thực sự của nó một chút, em thấy như thế đã là thành công lớn lắm rồi, em chẳng dám kỳ vọng gì hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ruan pham

Xe tăng
Biển số
OF-417991
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
1,120
Động cơ
231,834 Mã lực
Dịch bệnh thì phải nghỉ học để tránh lây lan cho các cháu, lây lan mạnh trong cộng đồng là việc phải làm. Tây mà k học thì cũng bước chân thẳng từ cổng trường ra bán hàng ở Mc Donald.
 

chaozywao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-716770
Ngày cấp bằng
19/2/20
Số km
172
Động cơ
82,450 Mã lực
Tuổi
34
Riêng con bé nhà e thì e cứ thả cho nó bơi ở môi trường bình thường nhất (Mới tin hin 3 tuổi thôi).
Em ở Nhật lâu lâu nên thấy cách bọn Nhật lùn nó dạy con khá hay (Tất nhiên nhiều cái mình thấy ko hợp lý), về nhà e kết hợp Nhật - Việt luôn :))
Gần đây nhất là quả cãi nhau với vợ vì vợ nó muốn cho con đi nhà trẻ xịn xò, 1 cô 5 trò, học cái phương pháp chết toi gì mà "con thích học gì cô dạy nấy", rồi thì e thấy cho học cả "tư duy toán học" với cái bỏ mẹ gì á. Nghe xong là e cho giải tán luôn, dứt khoát cho đi học trường công gần nhà :))
Đi học có đông học sinh cô không trông được, có phang nhau với bạn thì cũng là cái mà nó phải tự vượt qua, mình chỉ đóng vai tư vấn viên thôi chứ không thể nào setup cho nó sẵn để nó chỉ việc sống thôi.
Chưa biết lâu dài thế nào chứ hiện tại là e thấy con nhà e nó tự lập được hơn 2 con bé gần nhà rồi đấy :))
 

fadco

Xe container
Biển số
OF-48457
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
5,653
Động cơ
541,124 Mã lực
e có 2 đứa con, thằng lớn trước cũng theo tư duy thích học thì học, ko cần học thêm nhiều... thế nên hồi bé ko cho học tiếng Anh sớm, học mẫu giáo thì cứ trường làng gần nhà là ok rồi. Đứa thứ 2 thì khác, cho học trường MG tốt, tiếng Anh từ bé. Nay đứa anh thấy thua e rõ, nếu muốn lấy 7-8 ielts lấy học bổng du học cấp III khả năng rất khó
Rồi bọn trẻ học thực nghiệm, hội nó chẳng cần biết m học kém hay giỏi, thua các bạn cũng chả sao... nên về nhà rất chấm trơ.
Bây giờ e chỉnh đốn hết.
Trẻ con VN ko như tây được, tây các môn kỹ năng sống, hoạt động thể chất nó làm rất tốt, có cơ sở vật chất. VN thì ko có gì. Thế nên càng bắt chước tây trong môi trường đó thì bọn trẻ sẽ càng tụt hậu
Thường thằng anh bao giờ tư chất cũng kém thằng em, có khi cụ cho thằng anh học trường xịn cũng ko khá hơn thằng em đâu, cái này như kiểu 1 quy luật sinh học ấy :)
 

20022020

Xe tải
Biển số
OF-716921
Ngày cấp bằng
20/2/20
Số km
255
Động cơ
-57,452 Mã lực
Em nghĩ con trẻ cần học cả làm việc nhà nữa.
 

Ruan pham

Xe tăng
Biển số
OF-417991
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
1,120
Động cơ
231,834 Mã lực
Thường thằng anh bao giờ tư chất cũng kém thằng em, có khi cụ cho thằng anh học trường xịn cũng ko khá hơn thằng em đâu, cái này như kiểu 1 quy luật sinh học ấy :)

Em chẳng định kiến gì, nhà 2 đứa em tung đồng xu đưa nào may mắn thì em đầu tư nhiều hè hè.
 

Trâu hun khói

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-701902
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,009
Động cơ
115,685 Mã lực
Tuổi
40
Vấn đề cụ nêu cũng thú vị đấy. Em thấy ở ta chăm sóc con cái có vẻ hơi thái quá. Các ông bố bà mẹ luôn luôn xả thân với bất kỳ ai không coi con của họ là bảo vật. Và càng ngày hiện trạng đó càng được làm quyết liệt hơn.
ôi. chủ đề hay quớ, em gảy lên và hóng
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Riêng con bé nhà e thì e cứ thả cho nó bơi ở môi trường bình thường nhất (Mới tin hin 3 tuổi thôi).
Em ở Nhật lâu lâu nên thấy cách bọn Nhật lùn nó dạy con khá hay (Tất nhiên nhiều cái mình thấy ko hợp lý), về nhà e kết hợp Nhật - Việt luôn :))
Gần đây nhất là quả cãi nhau với vợ vì vợ nó muốn cho con đi nhà trẻ xịn xò, 1 cô 5 trò, học cái phương pháp chết toi gì mà "con thích học gì cô dạy nấy", rồi thì e thấy cho học cả "tư duy toán học" với cái bỏ mẹ gì á. Nghe xong là e cho giải tán luôn, dứt khoát cho đi học trường công gần nhà :))
Đi học có đông học sinh cô không trông được, có phang nhau với bạn thì cũng là cái mà nó phải tự vượt qua, mình chỉ đóng vai tư vấn viên thôi chứ không thể nào setup cho nó sẵn để nó chỉ việc sống thôi.
Chưa biết lâu dài thế nào chứ hiện tại là e thấy con nhà e nó tự lập được hơn 2 con bé gần nhà rồi đấy :))
Từ kinh nghiệm của 2 đứa nhà e thì trường mẫu giáo quốc tế, hoạc dạy theo phương pháp nước ngoài phương pháp dạy khác biệt hẳn so với trường làng đấy. Nếu có điều kiện thì nên cho con học MG có yếu tố quốc tế sẽ dạy cách tiếp cận, sự tự chủ của bọn trẻ tốt hơn rất nhiều so với trường làng
 

Trâu hun khói

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-701902
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,009
Động cơ
115,685 Mã lực
Tuổi
40
Từ kinh nghiệm của 2 đứa nhà e thì trường mẫu giáo quốc tế, hoạc dạy theo phương pháp nước ngoài phương pháp dạy khác biệt hẳn so với trường làng đấy. Nếu có điều kiện thì nên cho con học MG có yếu tố quốc tế sẽ dạy cách tiếp cận, sự tự chủ của bọn trẻ tốt hơn rất nhiều so với trường làng
công nhận bọn quốc tế chúng nó dạy hơn hẳn, ngại nhất trẻ con ko có lòng yêu nước, ko có chủ nghĩa anh hung cách mạng
 

chaozywao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-716770
Ngày cấp bằng
19/2/20
Số km
172
Động cơ
82,450 Mã lực
Tuổi
34
Từ kinh nghiệm của 2 đứa nhà e thì trường mẫu giáo quốc tế, hoạc dạy theo phương pháp nước ngoài phương pháp dạy khác biệt hẳn so với trường làng đấy. Nếu có điều kiện thì nên cho con học MG có yếu tố quốc tế sẽ dạy cách tiếp cận, sự tự chủ của bọn trẻ tốt hơn rất nhiều so với trường làng
Các trường mẫu giáo quốc tế theo e đánh giá chỉ là hình thức moi tiền phụ huynh mà thôi :D Việc tự lập hay ko tự lập ko phải do giáo dục ở mẫu giáo, mà do giáo dục tại gia đình ạ. Trẻ con Tây các cụ thấy nó "có vẻ khôn hơn" trẻ con mình là do nó sống trong cái xã hội buộc nó phải vậy, đâu phải do "công nghệ giáo dục mẫu giáo" đâu :D
Ai cũng cứ chê giáo dục nặng thành tích, Tây nó cho chơi nhiều rồi nọ kia... Nhưng thực tế trường học ở đâu cũng chỉ học 1 ngày chừng đó tiết, chính bố mẹ muốn con mình hơn người mới dùi chúng nó đi học nọ học kia, gây áp lực phải giỏi cho bọn nó.
Bà nào cũng chửi bệnh thành tích, nhưng con cuối kỳ học sinh trung bình là mặt như đâm lê :))
Con đi học cấp 1 về đến nhà là hỏi nay được bao nhiêu điểm :)) Sao bảo thành tích ko quan trọng?? :))

P/s: Con bé nhà e đi học trường công (mặc dù việc cho học trường QT e hoàn toàn có thể lo được), nhưng e thấy nó còn nhận thức rõ việc "Thân thằng nào thằng ấy lo" hơn mấy cậu ấm nhà bạn bè e :D
Ảnh là dịp e cho Gấu lớn gấu bé đi chơi bên Nhật Bủn :))

IMG_5648.JPG
IMG_5649.JPG
 

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
530
Động cơ
97,520 Mã lực
Thao trường không đổ mới hôi thì ra chiến trường chỉ để bán máu.
 

nguyenhoangkim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-716028
Ngày cấp bằng
13/2/20
Số km
173
Động cơ
83,010 Mã lực
Học đc là tốt, làm giàu bằng tri thức là giàu bền vững nhất
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top