Cụ nhạy cảm quá chăng? Nạn bạo lực TD và hiếp dâm thì thời nào cũng có kể cả ở những nơi có nền văn minh tiên tiến. Nạn nhân dù im lặng hay lên tiếng thì đầu tiên họ cũng sẽ cân nhắc tới được/ mất của chính bản thân họ tại thời điểm đó. Không ai cổ suý cho hành vi bỉ ổi, bạo lực nhưng với trường hợp này người đọc có quyền đặt ra những thắc mắc của họ khi mà thông tin mới chỉ có một chiều.
Em từng biết trường hợp gia đình 1 cô gái 19t tố một người đàn ông dụ dỗ, cưỡng hiếp con gái họ nhưng thực tế cô gái này tình nguyện bỏ nhà theo người đàn ông kia, gia đình cô này cấm cản không được bèn đâm đơn kiện. Như vậy trong trường hợp này cô gái có phải là nạn nhân không?
Quay trở lại trường hợp của chị nhà thơ. Theo một số còm ở trong thớt này: hai người họ từng có quan hệ yêu đương nam nữ sau đó xảy ra chuyện ép dâm, bạo lực ngay tại trụ sở toà báo. Ông kia lúc đó 35t (sinh năm 1965 thì phải) còn chị này 26t (1974). Chị này là nhà thơ, cây bút của toà soạn - người theo một cụ nhận định là khá thông minh, sắc sảo còn ông kia lúc ấy chỉ là lái xe, như vậy xét về địa vị thì chị này hơn ông kia hẳn 1 bậc. Tại sao khi đó chị ấy k tố cáo ông ta tại thời điểm đó khi đã có đủ nhân chứng kiến? Em suy đoán:
1. Chị nhà thơ vẫn còn có tình cảm với ông kia cho nên ông kia mới có cơ hội làm càn. Có một số người kỳ lạ lắm: bị chồng, người yêu bạo hành, ngược đãi xong cãi chửi nhau, họp đôi bên gia đình, lôi nhau ra toà ầm ĩ cả lên nhưng mãi không dứt ra được.
2. Sau vụ việc kia, lãnh đạo toà báo vì thể diện cơ quan đoàn thể nên có lẽ đã hoà giải hai người này, thuyết phục chị nhà thơ bỏ qua vì "xấu chàng hổ ai". Chưa kể định kiến xã hội lúc bấy giờ một cô gái có quan hệ TD trước hôn nhân còn khá nặng nề. Chị nhà thơ chọn im lặng chính là vì bản thân và thể diện gia đình chị ấy chứ chưa hẳn vì không thể tố cáo hay làm gì ông kia.
Sự việc đã trôi qua hơn 20 năm nay bỗng dưng bị đào bới lại, vậy động cơ có phải là chị ấy thật tâm muốn lột mặt nạ của ông này không hay vì lý do nào khác? Dù là với động cơ gì thì sự thật chị ấy cũng từng là nạn nhân và tất nhiên sẽ được mọi người bênh vực, thương xót. Câu nói "chân lý thuộc về kẻ mạnh" không phải lúc nào cũng đúng, người yếu thường được bênh vực khi xảy ra sự việc mà chưa cần biết nguyên nhân từ đâu.
Một số cụ mợ nói ai đó đang đổ lỗi cho nạn nhân liệu có cảm tính quá không khi mà mọi việc vẫn chưa sáng tỏ
?!