[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

scorp8x

Xe container
Biển số
OF-87829
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
8,921
Động cơ
499,553 Mã lực
Nơi ở
Somewhere I Belong
Em hóng thêm kiến thức LS phát :) Ko thích chém, luận anh hùng như thớt kia
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Loạn Kiêu -Binh ở miền Bắc

Chính quyền Lê-Trịnh vốn xuất- thân từ Thanh Hóa, gọi là đất " Thang Mộc" nên ưu- tiên tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Quân ở ba phủ trên (tục gọi là lính tam -phủ) được coi là thân- binh hay ưu- binh, nhất -binh; và được vua chúa tin -dùng làm quân túc -vệ bởi họ đã đóng góp nhiều công - lao trong chiến- đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa nuông- chiều, nên họ sinh ra thói kiêu- căng, xem thường luật vua phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu -binh.

Năm 1781

Trịnh Cán (con Tuyên phi) đỡ bệnh,các quan xin lập Cán làm thế tử. Trịnh Sâm nghe theo. Phế Trịnh Khải, con trưởng, đem giam lỏng.
Lúc đó Trịnh Sâm mắc bệnh trĩ không ra ngoài, quyền- hành đều do Tuyên phi và Đình Bảo thao- túng. Trịnh Sâm rất sợ nắng gió, thường ở trong cung sâu kín, ban ngày cũng phải đốt nến, nếu không phải ngày đại- triều, không bao giờ ra ngoài.

Tháng 9 ÂL năm 1782, bệnh trở nặng, chỉ có Đình Bảo, Doanh Thùy và Đình Châu được vào hầu.Hoàng Đình Bảo làm đại thần cố mệnh, Đặng thị Huệ lên triều nghe chính, cùng với vương thúc Trịnh Kiều, quốc sư Nguyễn Hoàn phụ tá. Sau đó Trịnh Sâm mất.

Trịnh Khải tất nhiên không chịu, ngay sau khi Trịnh Sâm mất, Khải bàn với biện -lại thuộc đội Tiệp- bảo tên là Nguyễn Bằng người Nghệ An, đứng lên cầm -đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu- binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa.Trịnh Khải phong quan- tước cho Nguyễn Bằng và trọng -thưởng cho quân tam- phủ. Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp- phá các nhà, không ai kiềm- chế được.

Bọn này cậy có công nên chúng đòi- hỏi chúa Trịnh được thu- phế những chỗ như: điếm- tuần, bến -đò, đầm -hồ, gò- bãi, cửa -ải, chợ- búa...

Dân chúng khổ -sở vì sự quấy nhiễu hà- khắc của chúng, có thể nói người dân miền Bắc căm bọn kiêu binh hơn cả giặc, lính với dân coi nhau như kẻ- thù. Triều- đình phải đặt ra đội Phong vân để tuần- phòng trong kinh- kỳ, dò xét quân -lính, hễ ai còn có thói cũ, rủ nhau tập -hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều xét-xử. Bọn kiêu binh, như các giáo sĩ mô tả, mỗi khi đi ra ngoài là phải đi theo tốp đông, đi lẻ là chúng bị dân ta giết ngay.

Có thể nói xã hội miền Bắc đại loạn
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Theo số -liệu do các giáo-sĩ thu -thập và phỏng -đoán, vào đầu thế kỷ XIX, 11 đạo ở miền Bắc có tổng cộng 9,445 xã 578,400 suất đinh, dân số miền Bắc ước lượng khoảng từ 5 đến 6 triệu người, trong khi dân số miền Nam chỉ chừng non 1 triệu người Việt, còn lại là người Hoa và người Chăm Pa và các sắc- tộc thiểu số.
Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ).
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.
( http://dongten.net/noidung/7375 )
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
665
Động cơ
291,493 Mã lực
Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ).
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.
( http://dongten.net/noidung/7375 )
Cụ đem ảnh này ra , tôi lại buồn cười

kiểu như mấy bạn Cam đem ảnh đế quốc Khmer ra thủ dâm

Căn bản là Việt Nam chẳng kiểm soát được vùng đất đó đâu



Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần gạch chéo là phần nhà Nguyễn thực sự kiểm soát.

Phê phán việc quan lại Việt sang Chân Lạp làm nhiều điều trái lẽ, sử gia Trần Trọng Kim viết:

Ấy cũng là vì người mình (người Việt) không biết bênh vực kẻ hèn yếu, chỉ đem lòng tham tàn mà ức hiếp người ta (Chân Lạp), cho nên thành ra hao tổn binh lương, nhọc mệt tướng sĩ, mà lại phải sự bại hoại, thật là thiệt hại cho nước mình.[22]
Sử gia Phạm Văn Sơn nhận định:

Tiếc rằng sau chiến thắng 1834, do không biết lựa chọn cán bộ hay không có cán bộ đứng đắn, liêm chính nên Việt Nam bị đánh bật ra khỏi Trấn Tây thành phải coi là một sự xấu hổ cho triều đình thuở ấy. Và việc này đã chứng minh rõ rằng đường lối chính trị của vua Minh Mạng quá dở và đám quan lại của triều đình thật là bất tài vô hạnh. Vì họ mà nhà nước phải hao tổn biết bao nhiêu binh tướng, tài sản và tính mạng của nhân dân... [23]
 
Chỉnh sửa cuối:

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
532
Động cơ
283,064 Mã lực
Loạn Kiêu -Binh ở miền Bắc

Chính quyền Lê-Trịnh vốn xuất- thân từ Thanh Hóa, gọi là đất " Thang Mộc" nên ưu- tiên tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Quân ở ba phủ trên (tục gọi là lính tam -phủ) được coi là thân- binh hay ưu- binh, nhất -binh; và được vua chúa tin -dùng làm quân túc -vệ bởi họ đã đóng góp nhiều công - lao trong chiến- đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa nuông- chiều, nên họ sinh ra thói kiêu- căng, xem thường luật vua phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu -binh.

Năm 1781

Trịnh Cán (con Tuyên phi) đỡ bệnh,các quan xin lập Cán làm thế tử. Trịnh Sâm nghe theo. Phế Trịnh Khải, con trưởng, đem giam lỏng.
Lúc đó Trịnh Sâm mắc bệnh trĩ không ra ngoài, quyền- hành đều do Tuyên phi và Đình Bảo thao- túng. Trịnh Sâm rất sợ nắng gió, thường ở trong cung sâu kín, ban ngày cũng phải đốt nến, nếu không phải ngày đại- triều, không bao giờ ra ngoài.

Tháng 9 ÂL năm 1782, bệnh trở nặng, chỉ có Đình Bảo, Doanh Thùy và Đình Châu được vào hầu.Hoàng Đình Bảo làm đại thần cố mệnh, Đặng thị Huệ lên triều nghe chính, cùng với vương thúc Trịnh Kiều, quốc sư Nguyễn Hoàn phụ tá. Sau đó Trịnh Sâm mất.

Trịnh Khải tất nhiên không chịu, ngay sau khi Trịnh Sâm mất, Khải bàn với biện -lại thuộc đội Tiệp- bảo tên là Nguyễn Bằng người Nghệ An, đứng lên cầm -đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu- binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa.Trịnh Khải phong quan- tước cho Nguyễn Bằng và trọng -thưởng cho quân tam- phủ. Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp- phá các nhà, không ai kiềm- chế được.

Bọn này cậy có công nên chúng đòi- hỏi chúa Trịnh được thu- phế những chỗ như: điếm- tuần, bến -đò, đầm -hồ, gò- bãi, cửa -ải, chợ- búa...

Dân chúng khổ -sở vì sự quấy nhiễu hà- khắc của chúng, có thể nói người dân miền Bắc căm bọn kiêu binh hơn cả giặc, lính với dân coi nhau như kẻ- thù. Triều- đình phải đặt ra đội Phong vân để tuần- phòng trong kinh- kỳ, dò xét quân -lính, hễ ai còn có thói cũ, rủ nhau tập -hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều xét-xử. Bọn kiêu binh, như các giáo sĩ mô tả, mỗi khi đi ra ngoài là phải đi theo tốp đông, đi lẻ là chúng bị dân ta giết ngay.

Có thể nói xã hội miền Bắc đại loạn
Bài học lớn cho hậu thế!
 
B

Banned_U000001

[Đang chờ cấp bằng]
Cụ đem ảnh này ra , tôi lại buồn cười

kiểu như mấy bạn Cam đem ảnh đế quốc Khmer ra thủ dâm

Căn bản là Việt Nam chẳng kiểm soát được vùng đất đó đâu
Cảm ơn bro.

Có dữ kiện nào để chứng minh cho lời nói của bro ko?
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ đem ảnh này ra , tôi lại buồn cười

kiểu như mấy bạn Cam đem ảnh đế quốc Khmer ra thủ dâm

Căn bản là Việt Nam chẳng kiểm soát được vùng đất đó đâu
Cái này em hiểu ạ !
Về cơ bản giống như TQ lôi bản đồ thời Hán ra để phân định biên giới với Việt Nam hơn là Cam lôi ảnh đế quốc Khơ-Me ạ !
Bản đồ em bốt lên để thấy khu vực thống kê dân số của Minh Mạng ạ !

Cảm ơn bro.

Có dữ kiện nào để chứng minh cho lời nói của bro ko?
Bản đồ này là thời Minh Mạng thống kê hết cả các phần đất chiếm được (nhưng sau không giữ được) , phần đất chỉ quy thuận như đồng minh vào ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tình hình Đàng Trong

Đàng trong cũng bắt đầu không còn yên ổn.

Ban đầu, các chúa Nguyễn vẫn tôn -phò nhà Lê, nhận tước Công,dùng niên- hiệu vua Lê, tuy xây- dựng một chính- quyền độc- lập, nhưng nhân dân ta cả 2 miền ít nhiều vẫn có sự trao- đổi, đi- lại.

Các chúa Nguyễn mở- rộng bờ- cõi, chiêu- tập dân lưu- tán, đặc biệt là ở Thanh-Nghệ vào Nam khai- khẩn, mở -đất. Các chúa Nguyễn là những người có thực- tài, có đức- độ, cộng với đất đai màu- mỡ, phì -nhiêu nên Đàng Trong cũng là một xứ phát- triển mạnh, có thể nói ít nhiều hơn cả Đàng NGoài.

Các chúa Nguyễn cũng rất chăm lo phát -triển quân -sự theo lối phương Tây, nên thủy- binh Đàng Trong cũng rất mạnh.

Về Ngoại thương, các chúa Nguyễn cũng phần nào cho tự do thông- thương, nên tàu buôn các nước ra vào các bến thương -cảng nhộn- nhịp.

Từ sau khi người Hoa đến Đàng Trong, quan- hệ sản -xuất đã thay- đổi, người Hoa, để làm -ăn, làm giàu, đã hối -lộ, mua -chuộc các quan của chúa Nguyễn, dần dần nắm kinh- tế. Điều này khiến người Việt không hài- lòng, mâu thuẫn xảy ra.

Năm 1737.

CHúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chú bắt người dân Đàng Trong cải -cách sắc- phục, thay đổi phong- tục theo lời chúa là để: mọi người đều theo lối- mới, tránh cái thô- lậu của Bắc hà từ trước tới nay (lúc ấy từ sông Linh Giang thuộc châu Bố Chính trở vào Nam gọi là Nam hà, trở ra Bắc gọi là Bắc hà). Miền Nam từ đây rạng rỡ một vùng y -quan văn- vật.

Cụ thể, chúa bắt dân đàng trong nhất nhất mặc theo lối Tàu, từ Y phục đến văn hóa.

Chúa bắt đầu xưng Vương, ban- hành các từ cấm, gọi là phạm- húy, ví dụ : kiêng Nguyễn Hoàng nên tất cả chữ Hoàng đổi là Huỳnh, Vũ thành Võ...v/v
Điều này khiến người Việt không đồng tình, mâu thuẫn bắt đầu nổ ra.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dân số Việt Nam, ở niên đại 1802 đầu đời Gia Long, có khoảng 5.780.000 người.

Từ năm 1805, bắt đầu công cuộc lập địa bạ cho mỗi xã thôn trên toàn quốc, làm từ Bắc vào Nam. Đến năm 1836 thì Minh Mệnh hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện còn lưu giữ được 10.044 tập gồm khoảng 15.000 quyển Địa bạ).
Dân số Việt Nam ở cuối đời Minh Mệnh năm 1840 có khoảng 7.764.128 người.
( http://dongten.net/noidung/7375 )
Vod cụ bổ xung thêm thông tin
 

Tran Dzung

Xe tăng
Biển số
OF-365023
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,237
Động cơ
268,580 Mã lực
Nơi ở
http://muitenvang.vn/
Website
muitenvang.vn
Chỉnh sửa cuối:

Hoài cổ

Xe tải
Biển số
OF-346090
Ngày cấp bằng
10/12/14
Số km
265
Động cơ
273,085 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thớt của cụ Đốc hẳn nhiều giá trị
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
665
Động cơ
291,493 Mã lực
Cảm ơn bro.

Có dữ kiện nào để chứng minh cho lời nói của bro ko?
Sau chiến thắng năm Giáp Ngọ (1834), uy danh của chính quyền Việt Nam được nổi hơn bao giờ hết, các nước chư hầu càng thêm kính phục. Quốc vương Xiêm La phải cử một sứ bộ qua Huế xin giảng hòa... Mọi việc đáng lẽ tốt đẹp và êm ả, thì trái lại đám quan lại [3] Việt Nam sang Trấn Tây thành (Nam Vang) đã có nhiều hành động lạm quyền, lạm thế và những nhiễu dân. Chẳng bao lâu, họ bắt cả Ngọc Vân công chúa về Gia Định, đem Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên đày ra Bắc Việt. Miệt thị hoàng gia, loại trừ cấp lãnh đạo bản địa, trong lúc kẻ thù (Xiêm La) đang rình cạnh nách. Việc này quá tàn bạo, thất nhân tâm, lại lỗi lầm về phương tiện chiến lược và đã đưa đến một hậu quả vô cùng tai hại: Dân Chân Lạp không chịu được sự sĩ nhục liền vùng vậy chống lại chính sách Việt hóa Chân Lạp mà bấy lâu họ đã căm giận. Em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn phất cờ khởi nghĩa, người Xiêm tất nhiên chỉ chờ cơ hội này để lợi dụng tình thế. Quan quân của ta phải đánh dẹp liên miên...[4]


Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem đồ phẩm vật sang triều cống, nhìn nhận sự bảo hộ song phương của Xiêm và Việt Nam. Tháng 2 âm lịch năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị phong cho Ang Duong làm Cao Miên quốc vương (ý trao cho làm chủ toàn cõi Cao Miên gồm cả Nam Vang lẫn Oudong) và phong cho Ang Mey làm Cao Miên quận chúa (ý trao cho làm chủ vùng Trấn Tây (Nam Vang) nhà Nguyễn kiểm soát). Thiệu Trị lệnh cho quân nhà Nguyễn ở Trấn Tây (vùng Nam Vang đến biên giới với Nam Kỳ của Đại Nam) rút về An Giang.[27] Quân đội Xiêm La do Chất Tri chỉ huy cũng rút về Battambang (vùng đất Thái Lan chiếm đóng của Campuchia trong suốt thế kỷ 19), Campuchia được độc lập trong vùng lãnh thổ nguyên là đất Trấn Tây giai đoạn (1836-1840), bao gồm cả Nam Vang và Oudong. Biên giới Nam Kỳ Lục tỉnh-Cao Miên, tuy chưa theo phong cách phương Tây hoạch định bằng văn bản hiệp định, nhưng về cơ bản trở về với đường ranh giới vào khoảng đầu năm 1841, khi Trương Minh Giảng rút quân Trấn Tây về An Giang, và trước khi quân Xiêm-Lạp xâm phạm Hà Tiên, An Giang đầu cuộc chiến. Biên giới này tồn tại cho đến sau khi Pháp xâm chiếm và ổn định xong Nam Kỳ, chiếm đóng và bảo hộ Cao Miên, thì được thay thế bởi ranh giới hành chính (nội bộ trong Liên bang Đông Dương) giữa Cao Miên và Nam Kỳ thuộc Pháp được hoạch định bởi hiệp định giữa Pháp và triều đình Cao Miên.




Xứ Cao Miên Campuchia và xứ Nam Kỳ (Cochinchina) thuộc Pháp năm 1876. (Ranh giới Cao Miên-Nam Kỳ trong bản đồ là biên giới trước hiệp định phân định ranh giới Pháp-Cao Miên)

Hòa ước quốc tế giữa ba quốc gia (mà đại diện cho Đại Nam (Việt Nam) là Nguyễn Tri PhươngDoãn Uẩn, đại diện cho Cao Miên (Campuchia) là vua Ang Duong, đại diện cho Xiêm La (Thái Lan) là Chao Phraya Bodin Decha) quy định phần lãnh thổ Nam Kỳ Lục tỉnhchính thức thuộc chủ quyền Việt Nam[28][29], và Campuchia chịu sự bảo hộ song phương của cả Việt Nam lẫn Thái Lan[30]. Sự bảo hộ song phương Việt Nam và Thái Lan lên Campuchia chấm dứt, đối với Việt Nam khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam từ các tỉnh Nam Kỳ năm 1862-1867 (và chính thức trong Hòa ước Giáp Tuất (1874)), đối với Thái Lan khi Pháp ký hiệp ước bảo bộ đối với Campuchia năm 1863.
 
Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,018
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Cụ thớt làm ơn khai nhãn cho anh em biết cơ chế dùng từ ghép có gạch nối thời hỗn mang quốc ngữ cụ tỉ nó dư lào ạ
Chứ bản thân em nhìn cách viết này và cách phát âm Hán văn như Hoa Thịnh Đốn, Gia Nã Đại, Tân Gia Ba... nó cứ lổn nhổn như cơm sạn ấy ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một nguyên- nhân không nhỏ dẫn đến sự sụp- đổ của các chúa Nguyễn và sự ra -đời của phong -trào Tây Sơn chính là nạn quyền thần, đó là nhân- vật Trương Phúc Loan.

Trương Phúc Loan là con thứ của Thái bảo Phan quốc công Trương Phúc Phan cũng là cậu ruột của Chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Nhờ vậy mặc dù không có công- trạng, ông vẫn được cho phụ- chính thân cận với Chúa. Phúc Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ chúa Nguyễn vào con đường tửu- sắc, bỏ- bê việc nước hòng âm -mưu chiếm đoạt quyền- lực sau này.

Loan tạo điều- kiện để Vũ Vương quan -hệ với người chị con bác ruột của chúa là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền là em ruột của Chúa Nguyễn Phúc Chú, sinh được một người con trai là công tử Nguyễn Phúc Thuần. Để tránh tai tiếng, Nguyễn Phúc Thuần được nuôi kín ở hậu -cung.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Từ năm 1627 đến năm 1672, sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến- trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà TĩnhQuảng Bình ngày nay.

Tất nhiên, chúa Trịnh không dám " đốt cháy dãy Trường Sơn" mà oánh chúa Nguyễn, cũng như chúa Nguyễn không dại gì lấp sông Gianh để " Bắc tiến" thành ra 2 bên coi như hòa -hoãn cùng mang khẩu hiệu "Phù Lê".

Sông Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng TrongĐàng Ngoài.
Cũng may mà không bên nào quyết định thống nhất, không thì dân ta lại tự tắm máu nhau bao đời chưa hết đau thương
 

namtuoc

Xe tải
Biển số
OF-8454
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
459
Động cơ
541,720 Mã lực
thớt hay quá e xin kê gạch ngồi hóng.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,327
Động cơ
521,727 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Một nguyên- nhân không nhỏ dẫn đến sự sụp- đổ của các chúa Nguyễn và sự ra -đời của phong -trào Tây Sơn chính là nạn quyền thần, đó là nhân- vật Trương Phúc Loan.

Trương Phúc Loan là con thứ của Thái bảo Phan quốc công Trương Phúc Phan cũng là cậu ruột của Chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Nhờ vậy mặc dù không có công- trạng, ông vẫn được cho phụ- chính thân cận với Chúa. Phúc Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ chúa Nguyễn vào con đường tửu- sắc, bỏ- bê việc nước hòng âm -mưu chiếm đoạt quyền- lực sau này.

Loan tạo điều- kiện để Vũ Vương quan -hệ với người chị con bác ruột của chúa là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền là em ruột của Chúa Nguyễn Phúc Chú, sinh được một người con trai là công tử Nguyễn Phúc Thuần. Để tránh tai tiếng, Nguyễn Phúc Thuần được nuôi kín ở hậu -cung.
Sử chép: Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát có một người cậu ruột là ngoại tử Trương Phúc Loan. Được Võ Vương tin cậy, trao cho rất nhiều quyền binh, nhưng Loan vẫn chưa vừa lòng. Vốn là một tay gian hùng, tham lam, tàn nhẫn và thủ đoạn, Loan có thể làm bất cứ điều gian ác nào để có thêm quyền hành và của cải.

Hành vi thâm độc nhất của Loan là đẩy đứa cháu mình đang ở ngôi vương (Võ Vương) vào vòng loạn luân.

Cô em con chú của Võ Vương là công nữ Ngọc Cầu (ái nữ của Nguyễn Phúc Điền) có nhan sắc kiều diễm trang đài của một giáng tiên. Biết Vương là người hiếu sắc, Loan tìm cách tạo điều kiện cho Ngọc Cầu thường xuyên ra vào trong Vương phủ và gần gũi Vương…

Một bên là trai đa tình, nịnh sắc, một bên là gái ngọc đã yêu kiều, thanh tân, lại bay bướm phơi phới xuân tình… như hang tối khao khát ánh dương thì cái thể "lửa gần rơm" chẳng mấy lúc sẽ cháy bùng ngọn lửa yêu đương và thiêu rụi cả luân thường đạo lý. Suốt ngày thâu đêm trong cung Trường Lạc "anh em" qua hương trà, men rượu, khóe mắt, nụ cười… mải mê hoan lạc không còn biết trời trăng. Kết quả của những lần lăn lóc ái ân vụng trộm, bà Ngọc Cầu đã mang thai với ông anh đồng đường và sinh ra một công tử. Loạn luân! Đối với bá tánh thì tội phải ném đá, hành hạ… nhưng tại Vương phủ này thì lại được xem như chuyện bình thường! Và Công nữ Ngọc Cầu nghiễm nhiên trở thành một cung phi được sủng ái bậc nhất trong phạm vi tả hữu hành lang. Anh em của Ngọc Cầu đều được Vương trọng dụng ban quyền cao, lộc hậu: Nguyễn Phúc Viêm (anh bà) làm Chưởng thủy cơ, Nguyễn Phúc Nghiêm (em Viêm) giữ chức Nội hữu, Chưởng dinh quản Bộ Lại, Bộ Binh, lãnh Tả phủ Chưởng phủ sự dinh Quảng Nam. Hai anh em Viêm – Nghiêm là hạng người tầm thường. Viêm lười biếng, chỉ biết rượu chè, Nghiêm xa hoa, hiếu sắc, hậu phòng có tới trăm người, quanh năm chỉ biết rượu và gái đẹp.

Công tử con của Võ Vương với Ngọc Cầu đặt tên là Nguyễn Phúc Thuần. Mặc dù được cậu che chở, nhưng Võ Vương không thoát khỏi mặc cảm loạn luân, vì vậy Vương đã cho nuôi nấng Thuần một cách lén lút ở hậu cung và dĩ nhiên Thuần không được lập làm kế tử như mong muốn của Ngọc Cầu...

(theo Mộng Kinh sư và Gia phả triều Nguyễn)
 
Chỉnh sửa cuối:

'_'

Xe đạp
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
47
Động cơ
248,370 Mã lực
TRịnh Sâm, chúa Trịnh thứ 9 ( 1739-1782) là người bắt đầu làm cho Đàng Ngoài suy tàn dần.
Nếu như cha ông, chúa Trịnh DOanh, là người tài -giỏi, trị nước, an- dân, kính vua tốt, thì Trịnh Sâm, tuy thông -minh, giỏi văn thơ, tài võ -nghệ, nhưng lại đắm chìm sắc- dục bằng việc sủng- ái Đặng Thị Huệ, giết thái tử Lê Duy Vỹ.

Đặc biệt, việc chúa phế con trưởng Trịnh Khải, lập con của Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán làm Thế tử đã làm nạn kiêu binh xuất hiện.
Quan trọng hơn, chúa đã phá vỡ nền hòa bình 100 năm với Đàng Trong, bằng việc đánh vào Thuận Hóa năm 1774.

Từ đây, đất nước bắt đầu loạn lạc.
Cái này hơi quá đáng với Tĩnh Vương, ông là người cai trị giỏi có những chiến công ổn định tình hình Bắc Hà thì những sự vụ như trên cũng bình thường thôi:
- Ham mê sắc dục- sủng ái quý phi: Sủng ái quý phi chưa chắc liên quan đến ham mê sắc dục. Việc này nếu không ảnh hưởng đến chính trị thì cũng chả sao. Vua Lê Thánh Tông ham mê nữ sắc vẫn là vua giỏi, Nguyễn Thánh Tông có hàng trăm vợ đâu phải vua kém đâu.
- Hãm hại Thái tử: chuyện phế vua này lập vua nọ, giết vua là việc bình thường của nhà Trịnh, đây không phải lần đầu.
- phế con trưởng: Chúa ngay từ đầu đã có yêu thương gì, chẳng qua bị gài nên cực chẳng đã phải nhận thôi.
- Nam chinh là chiến công to lớn, đáng khen ngợi. Thậm chí em còn tiếc là Quốc lão Việp quận công già cả ốm yếu, chứ không ông đã kinh lược được xứ Quảng Nam, bình định Tây tặc khi chúng còn trong trứng nước.
- Tây phạt: tiêu diệt được Lê Duy Mật ở Tây Nghệ An. Hoàng Công Toản, con nghịch Chất ở Lai Châu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top