Tháng 10 năm 1932.
Minh Mạng ra lệnh cấm người Chăm Bani thực hiện lễ Ramawan ở các thánh đường và cấm Chăm Bà La Môn không được làm nghi lễ cúng bái theo phong tục tập quán của họ.
Sau đó, Minh Mạng còn ra chỉ dụ xóa bỏ hoàn toàn giai cấp trong xã hội Chăm, không còn đẳng cấp người dân, chức sắc tôn giáo, quan lại và vua chúa nữa, hệ thống tổ chức gia đình và xã hội cổ truyền của dân tộc Chăm hoàn toàn bị sụp đổ.
Tháng 11 năm 1832.
Có mấy người Kinh bị giết chết khi đang đi tìm đồ quý trong các tháp Chăm,Minh Mạng đổ cho người Chăm giết hại người Kinh, bèn ra thêm dụ ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ nữa.
Ngoài thuế cao hơn người Kinh, Minh Mạng bắt dân chúng Chăm phải nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, và tiền của cho phủ Bình Thuận.
Minh Mạng san bằng nghĩa trang Chăm Bà La Môn (Kut), đập phá nghĩa trang Chăm Bani (Gahul).
Khâm Mạng tịch thu tất cả trâu bò của người Chăm để họ không còn phương tiện làm nông nghiệp.
Sau đó triều đình Huế ra lệnh cho các quan gốc người Kinh, tất nhiên phải là dân miền Trung, Nam đến Champa để tổ chức làng xã và hình thành các chức vụ Cai Tổng và Lý Trưởng.
Minh Mạng bắt Chăm đốn cây để làm trại lính, hạ lệnh ai không làm, hoặc là dối giá cho qua, đều chém. Vì không biết kỹ thuật xây dựng lều trại này và sợ triều đình Huế chém đầu, nhiều người Chăm giả bộ điên.