Em rất tâm đắc với bài của của cụ
Nói về sử nhưng có sự tư duy, rút ra cái gì đó cho mình
Không sáo rỗng, bảo thủ............
Nếu Nhà Tây sơn một lòng, không bị ngai vàng, quyền lực làm mờ mắt, thì lịch sử đã rất khác
Nếu Nguyễn Huệ đừng quá tham vọng, gây bất hòa, mâu thuẫn, huynh đệ tương tàn, gia đình bất hòa, tướng sĩ nản lòng.............. tự làm suy yếu mình
Nếu Nguyễn Nhạc không phải lo đối phó với em mình, rảnh tay lo việc thiên hạ
Thì Nhà Tây sơn không sớm nở tối tàn, nhận cái kết bi thảm như vậy
Em có thói quen đọc sử và tự nghiền ngẫm một cách logic nhất những gì đã xảy ra, chứ em không thích những gì mà các "sử quan" vạch sẵn phải hiểu là như thế, nó chắc chắn là như vậy.
Ví như, nói về Nguyễn Nhạc, các sử quan hạ thấp vai trò của ông, cho rằng ông là người có tính hẹp hòi, an phận v.v... và rất nhiều người đã suy nghĩ theo hướng đấy.
Nhưng em thì khác. Với một người đã "có gan" đứng lên phát động một phong trào Tây Sơn long trời lỡ đất thì không hề đơn giản như thế. Đó phải là người cực giỏi, có tầm nhìn, có chiến lược, mục đích hướng tới. Và tất nhiên, Nguyễn Nhạc có được những đức tính ấy. Từ 2 bàn tay trắng, Nguyễn Nhạc đã gầy dựng nên một Tây Sơn hùng mạnh, chia đôi giang sơn với chúa Trịnh ở đàng ngoài.
- Là người từng trãi, ông biết được những lợi thế mà các chúa Nguyễn có được khi có giới tuyến sông Gianh ngăn cách. Đó là một vùng đệm lý tưởng để ông mặc sức tung hoành, mặc sức thể hiện những tư tưởng mới mà không sợ bất cứ một thứ giáo điều hủ cựu hay thế lực nào ngăn cản. Vì thế sau khi chiếm lại được đất Thuận Hóa từ quân Trịnh, Nguyễn Nhạc lập tức cho khôi phục lại phòng tuyến Lũy Thầy.
- Tuy là thủ lĩnh của Tây Sơn nhưng Nguyễn Nhạc biết rõ muốn xóa bỏ lòng tôn kính của dân chúng ra khỏi chúa Nguyễn là điều không thể làm ngay trong một sớm, một chiều. Nguyễn Nhạc đã chọn suy tôn Hoàng Tôn Dương, một mặt có được tính chính danh, một mặt ông tranh thủ được sự ủng hộ của một bộ phận tướng sĩ trung thành với vị chúa này. Nguyễn Nhạc đã gã con gái yêu của mình cho Hoàng Tôn Dương. Tuy nhiên, ông hoàng trẻ này lo sợ một Trương Phúc Loan khác nên đã bỏ Nguyễn Nhạc mà trốn, khiến ông mất đi quân bài quan trọng trong tay mình.
- Việc giết chết 2 vị chúa là Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương, em nghĩ chắc chắn không phải là ý chỉ của Nguyễn Nhạc. “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có một thông tin đáng chú ý sau sự kiện Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc : “Đến lúc Văn Huệ đã lấy được Thăng Long, Văn Nhạc biết tin, sợ lắm. Nhạc cho là vội vàng đem quân vào sâu như thế tất nhiên khó giữ được lâu. Hơn nữa Văn Nhạc nhận thấy Văn Huệ vốn là người giảo hoạt hung tợn, nếu đắc chí, tất nhiên sẽ giữ lấy một nước để tự lo toan, rồi dần dà khó mà kiềm chế được. Vì thế, Văn Nhạc lập tức đem 500 tên lính thân cận đi vội thẳng ra Thuận Hóa kén thêm binh tráng, rồi đi gấp đường ra Bắc để làm đạo quân tiếp ứng, mà thực ra là để xem xét kiềm chế Văn Huệ”.
- Chính những gì đã xảy ra tại Bắc Hà, ta mới thấy rõ tính cách của cả 2 người Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ : khi vua Lê xin được cắt đất để khao quân (Tây Sơn), Nguyễn Nhạc đã nói với nhà vua rằng: “Nếu đất đai không phải của nhà Lê thì một tấc tôi cũng không để, nhưng nếu là đất của nhà Lê thì một tấc tôi cũng không lấy” (KĐVSTGCM). Trong khi đó, ta hãy xem thử Nguyễn Huệ nghĩ gì lúc vua Lê sắc phong cho ông chức Nguyên soái phù chính dực vận Uy quốc công: “Ta cầm vài vạn quân đánh một trận mà bình định được Bắc Hà, một tấc đất, một người dân đều là của ta, nếu muốn xưng đế hay xưng vương việc gì mà ta không làm được?
- Rõ ràng hành động và lời nói của 2 người đã minh chứng rõ tính cách, đường lối mà họ theo đuổi. Nguyễn Nhạc mong muốn một vùng đất phía Nam trù phú, không bị ràng buộc bởi các thế lực hủ nho đã in nặng sâu đậm hàng ngàn năm qua ở Bắc Hà, một vùng đất mà ông có thể quẫy vùng mặc sức. Nhưng vùng đất ấy chưa được bình định xong, khi mà các thế lực tàn dư của chúa Nguyễn vẫn hoạt động mạnh mẽ.
- Nguyễn Nhạc không như nhiều người cho rằng ông chỉ lo cho quyền lợi, địa vị của cá nhân mình hay không hề yêu thương em. Trái lại, ông là người yêu thương các em hết mực nhưng cái hạn chế của ông là không thể kìm chế được bản tính tham vọng của Nguyễn Huệ và thất vọng hoàn toàn khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công mình. Nguyễn Nhạc sợ ư ?, thua ư ? Hoàn toàn không. Thành Quy Nhơn muốn chiếm không dễ đâu các cụ ợ. Chỉ có mỗi một mình Nguyễn Nhạc là thu phục được tòa thành ấy một cách dễ dàng thôi. Còn với các thế lực khác, đừng hòng. Nhưng Nguyễn Nhạc lại phải lên thành than khóc, van xin Nguyễn Huệ. Tại sao vậy ? Đó là cách duy nhất để cứu vãn Tây Sơn, cứu vãn cơ nghiệp mà Nguyễn Nhạc khổ công gầy dựng cũng như cứu vãn tình anh em, ông không muốn anh em phải chém giết nhau làm trò cười cho thiên hạ.
Sau trận đánh ấy, Nguyễn Nhạc phong cho Nguyễn Huệ chức "Bắc Bình Vương" và không dừng lại ở đấy, Nguyễn Nhạc còn muốn dâng cả ngai vàng của mình cho Nguyễn Huệ, tất nhiên với điều kiện Nguyễn Huệ phải từ bỏ ngai vàng tại đất Bắc và giúp ông đánh Nguyễn Ánh ở phương Nam.
Với một người đem ngai vàng của mình ra dâng cho người khác, vậy người đó tham vọng quyền lực gì ? Với một người anh chủ động nhường ngôi cho em thì Nguyễn Nhạc có hẹp hòi không ? Và câu hỏi cuối cùng : Tây Sơn sụp đổ có phải là lỗi của Nguyễn Nhạc ?