T-90 được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga với số lượng hạn chế từ năm 1993. Tuy nhiên, ngay khi đưa vào sử dụng T-90 đã cho thấy sức mạnh vượt trội của nó và quân đội Nga đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Đến nay gần 1.700 chiếc được sản xuất.
T-90 được trang bị pháo chính 2A46M 125mm với khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo. Vũ khí phụ gồm có súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không điều khiển từ xa NSV 12,7mm. (Trong ảnh: Cận cảnh súng máy 7,62mm gắn trên tháp pháo)
Ngoài hệ thống vũ khí cực mạnh, T-90 còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Hệ thống này gồm có 2 đèn hồng ngoại hai bên tháp pháo liên tục phát xung hồng ngoại gây nhiễu đường ngắm của tên lửa chống tăng đang bay đến cùng hệ thống phóng màn sương để vô hiệu hóa tên lửa.
Trông T-90 như một con mãnh thú dũng mãnh trên chiến trường với 2 đèn hồng ngoại sáng rực như đôi mắt rực lửa.
Hệ thống vũ khí trên T-90 có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi đến 5.000 mét. Chính vì điều đó T-90 được mạnh danh là "tăng hỏa tiễn"
Không lâu sau khi đưa vào sử dụng trong quân đội Nga. T-90 nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu bán chạy nhất của Nga. Tính năng kỹ chiến thuật của T-90 đã thuyết phục Ấn Độ mua giấy phép để sản xuất loại xe tăng này trong nước với tên gọi T-90 Bhisma.
Tổng thống Nga Putin trong buồng điều khiển của xe tăng T-90
Vị trí ngắm mục tiêu của pháo thủ trên xe tăng T-90. Kính ngắm này có thể hoạt động bất kể ngày đêm.
Cận cảnh động cơ xe tăng T-90. Xe tăng này có thể tùy chọn động cơ V-92 công suất 950 mã lực hoặc động cơ V-96 công suất 1000 mã lực
Gần đây, trong triển lãm RAE-2013, Nga đã giới thiệu biến thể T-90SM. Biến thể này được đánh giá là đã mang lại một sức mạnh mới vốn đã rất đáng gờm của T-90. (Trong ảnh: Biến thể T-90SM đang phô diễn sức mạnh tại triển lãm RAE-2013)
Với uy lực mạnh mẽ, T-90 hứa hẹn sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến cho lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam