- Biển số
- OF-61976
- Ngày cấp bằng
- 16/4/10
- Số km
- 4,857
- Động cơ
- 479,063 Mã lực
Khi nói đến các vấn nạn ách tắc và tai nạn giao thông, các xxx giao thông đều đổ lỗi cho ý thức kém của người tham gia giao thông và tình trạng quá tải của cơ sở hạ tầng. Tiếng nói của nhà khoa học dưới đây sẽ chứng minh điều ngược lại, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do tổ chức và điều hành giao thông quá kém.
“Đường Hà Nội chưa quá tải, ý thức giao thông không quá kém!”
(Dân trí) - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, ông Doãn Minh Tâm, cho rằng câu nói “tất cả đường Hà Nội quá tải” là câu… vô thưởng, vô phạt! Ông Tâm cũng bác bỏ quan điểm ý thức người tham gia giao thông quá kém mà nhiều người hay nói.
>> Kỹ sư xuống đường “giải cứu” giao thông Hà Nội
Thưa ông, việc các kỹ sư giao thông của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT xuống đường điều tiết giao thông, “gỡ rối” ùn tắc ở các điểm “đen” đã khiến nhiều người khá… bất ngờ. Vậy có gì khác trong điều tiết giao thông giữa các kỹ sư với các cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông?
Cảnh sát và Thanh tra giao thông là lực lượng chuyên nghiệp. Họ ra đường thực hiện theo điều lệnh, nhiệm vụ được giao. Khi người dân động chạm đến họ là động chạm đến người thi hành công vụ, sau lưng họ là pháp luật bảo vệ.
Vậy nhưng cách thức điều tiết giao thông của các kỹ sư thực hiện có gì khác biệt?
Thứ nhất, chúng tôi phải mời cảnh sát giao thông đến dạy lớp cấp tốc về điều khiển, chỉ huy giao thông. Điều đó là luật định, không phải ra đường muốn làm gì thì làm.
"Qua những ngày điều tiết giao thông của các kỹ sư tôi thấy cần phải xây dựng hình ảnh thân thiện giữa người điều hành giao thông với người điều khiển phương tiện".
Khi điều tiết giao thông anh em chúng tôi được phân công nhiệm vụ ở từng góc, họ thực hiện theo nhiệm vụ vừa làm, vừa tìm hiểu, chỉ huy như thế nào, điều khiển như thế nào là hợp lý nhất.
Cũng là điều hành, nhưng nhanh chậm 10 giây thì sẽ khác nhau rất nhiều, nhất là so sánh với điều hành bằng đèn hiện tại. Những nút giao thông tự điều chỉnh bằng đèn chỉ phù hợp khi lưu lượng dòng xe nhỏ, còn khi lưu lượng xe tăng thì tất cả các điểm tự điều chỉnh trở thành ùn tắc.
Nhiều người đi đường đã ghi nhận, vào giờ cao điểm tại nơi các kỹ sư giao thông điều tiết, giao thông đã thoát hơn. Ở góc độ của người trong cuộc, ông đánh giá thế nào về hiệu quả?
Trước hết, chúng tôi chọn tuyến đường thí điểm là đường Láng, mặt đường chỉ 6m, lưu lượng giờ cao điểm rất cao, có xe buýt, xe con, xe máy và dòng phương tiện cắt ngang. Bản thân tôi ngày nào cũng đi làm tuyến đường đó thấy tắc kinh khủng.
Qua khảo sát của chúng tôi, đến 18h30 lưu lượng bắt đầu giảm tại các nút. Còn từ 17h30 đến giờ trên, tại các nút, đặc biệt là nút cầu 361, phải mất 15 - 30 phút mới thoát được. Xe máy thì nhích từng centimet, ô tô nhích từng milimet, cứ lựa nhau đi.
Chúng tôi thấy nguyên nhân chính là không nhường nhau và thiếu lực lượng chỉ huy. Ý đồ của chúng tôi, chẳng có gì mới, trước hết là giải quyết giao thông bằng khâu chỉ huy.
Bằng cách làm của chúng tôi, chưa bao giờ dòng xe phải đợi tới 30 giây. Thực tiễn, chúng tôi thấy dòng xe cắt ngang chỉ cần thời gian ngắn là đi hết và giải quyết cho người ta đi qua, dòng xe đi thẳng không ai bức xúc. Còn nếu như để họ lọ mọ, chen nhau thì vài người cũng đủ để dòng xe tắc hết.
Người dân ứng xử với các kỹ sư điều tiết giao thông như thế nào, liệu có khi nào xảy ra “xích mích” giữa hai bên?
Điều mừng là gần như 100% người tham gia giao thông đã ủng hộ chúng tôi. Đạt được điều đó là do 2 bên đều có chung mục đích tạo ra giao thông thông thoáng.
Xin nói thêm, khi cảnh sát giao thông đặt vấn đề cho mượn gậy, chúng tôi không mượn, mà tất cả đều sử dụng cờ, in chữ “Trật tự an toàn giao thông”, đưa ra người ta thân thiện ngay.
Tôi cảm nhận được rằng, người đi đường thấy chúng tôi là thân thiện, chúng tôi đọc được khuôn mặt của họ sự ủng hộ rất nhiều. Thực tiễn là dòng xe gần như không bị ùn tắc nữa, lúc cao nhất khoảng 20 - 30 giây, còn lại khoảng 10 giây là thoát hết.
Người đi đường phấn khởi, mình cũng phấn khởi, do vậy, 2 cái phấn khởi hòa vào nhau dẫn đến anh em không gặp bất cứ vấn đề gì.
Và ta đừng vội hiểu rằng người tham gia giao thông ý thức quá kém.
Với lưu lượng giao thông như hiện nay, ông có tin rằng bằng cách điều tiết của các ông có thể giải quyết được vấn đề ùn tắc của thành phố?
Đoạn đường Láng chúng tôi chọn rất điển hình. Một nhánh lưu lượng xe rất lớn, lại có cả xe buýt to, địa hình lại rất hẹp mà vẫn không tắc. Từ đó, tôi khẳng định đường Láng không bị quá tải. Câu cửa miệng của không ít người, tất cả đường Hà Nội quá tải là câu nói vô thưởng, vô phạt.
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc làm của chúng tôi với việc tổng thể là 2 vấn đề khác nhau. Chúng tôi chỉ ứng dụng các biện pháp cho một đoạn đường với điều kiện nhất định và đã tìm ra nguyên nhân là ở khâu điều khiển giao thông.
Còn để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông đô thị chắc chắn còn phải xem xét và kết hợp nhiều giải pháp.
“Đường Hà Nội chưa quá tải, ý thức giao thông không quá kém!”
(Dân trí) - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, ông Doãn Minh Tâm, cho rằng câu nói “tất cả đường Hà Nội quá tải” là câu… vô thưởng, vô phạt! Ông Tâm cũng bác bỏ quan điểm ý thức người tham gia giao thông quá kém mà nhiều người hay nói.
>> Kỹ sư xuống đường “giải cứu” giao thông Hà Nội
Thưa ông, việc các kỹ sư giao thông của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT xuống đường điều tiết giao thông, “gỡ rối” ùn tắc ở các điểm “đen” đã khiến nhiều người khá… bất ngờ. Vậy có gì khác trong điều tiết giao thông giữa các kỹ sư với các cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông?
Cảnh sát và Thanh tra giao thông là lực lượng chuyên nghiệp. Họ ra đường thực hiện theo điều lệnh, nhiệm vụ được giao. Khi người dân động chạm đến họ là động chạm đến người thi hành công vụ, sau lưng họ là pháp luật bảo vệ.
Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, ông Doãn Minh Tâm
Còn các kỹ sư khi xuống đường, nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học chứ không phải là điều tiết giao thông. Họ tự nguyện tham gia và sau lưng họ là tình cảm, là trách nhiệm. Do vậy, xe cộ va chạm vào họ, người đi đường tỏ thái độ này khác với họ thì cũng không bị… xử lý. Cũng vì là hành động tự nguyện cho nên phải đảm bảo yếu tố thân thiện giữa họ với người tham gia giao thông. Vậy nhưng cách thức điều tiết giao thông của các kỹ sư thực hiện có gì khác biệt?
Thứ nhất, chúng tôi phải mời cảnh sát giao thông đến dạy lớp cấp tốc về điều khiển, chỉ huy giao thông. Điều đó là luật định, không phải ra đường muốn làm gì thì làm.
"Qua những ngày điều tiết giao thông của các kỹ sư tôi thấy cần phải xây dựng hình ảnh thân thiện giữa người điều hành giao thông với người điều khiển phương tiện".
Khi điều tiết giao thông anh em chúng tôi được phân công nhiệm vụ ở từng góc, họ thực hiện theo nhiệm vụ vừa làm, vừa tìm hiểu, chỉ huy như thế nào, điều khiển như thế nào là hợp lý nhất.
Cũng là điều hành, nhưng nhanh chậm 10 giây thì sẽ khác nhau rất nhiều, nhất là so sánh với điều hành bằng đèn hiện tại. Những nút giao thông tự điều chỉnh bằng đèn chỉ phù hợp khi lưu lượng dòng xe nhỏ, còn khi lưu lượng xe tăng thì tất cả các điểm tự điều chỉnh trở thành ùn tắc.
Nhiều người đi đường đã ghi nhận, vào giờ cao điểm tại nơi các kỹ sư giao thông điều tiết, giao thông đã thoát hơn. Ở góc độ của người trong cuộc, ông đánh giá thế nào về hiệu quả?
Trước hết, chúng tôi chọn tuyến đường thí điểm là đường Láng, mặt đường chỉ 6m, lưu lượng giờ cao điểm rất cao, có xe buýt, xe con, xe máy và dòng phương tiện cắt ngang. Bản thân tôi ngày nào cũng đi làm tuyến đường đó thấy tắc kinh khủng.
Qua khảo sát của chúng tôi, đến 18h30 lưu lượng bắt đầu giảm tại các nút. Còn từ 17h30 đến giờ trên, tại các nút, đặc biệt là nút cầu 361, phải mất 15 - 30 phút mới thoát được. Xe máy thì nhích từng centimet, ô tô nhích từng milimet, cứ lựa nhau đi.
Chúng tôi thấy nguyên nhân chính là không nhường nhau và thiếu lực lượng chỉ huy. Ý đồ của chúng tôi, chẳng có gì mới, trước hết là giải quyết giao thông bằng khâu chỉ huy.
Bằng cách làm của chúng tôi, chưa bao giờ dòng xe phải đợi tới 30 giây. Thực tiễn, chúng tôi thấy dòng xe cắt ngang chỉ cần thời gian ngắn là đi hết và giải quyết cho người ta đi qua, dòng xe đi thẳng không ai bức xúc. Còn nếu như để họ lọ mọ, chen nhau thì vài người cũng đủ để dòng xe tắc hết.
Người dân ứng xử với các kỹ sư điều tiết giao thông như thế nào, liệu có khi nào xảy ra “xích mích” giữa hai bên?
Điều mừng là gần như 100% người tham gia giao thông đã ủng hộ chúng tôi. Đạt được điều đó là do 2 bên đều có chung mục đích tạo ra giao thông thông thoáng.
Xin nói thêm, khi cảnh sát giao thông đặt vấn đề cho mượn gậy, chúng tôi không mượn, mà tất cả đều sử dụng cờ, in chữ “Trật tự an toàn giao thông”, đưa ra người ta thân thiện ngay.
Tôi cảm nhận được rằng, người đi đường thấy chúng tôi là thân thiện, chúng tôi đọc được khuôn mặt của họ sự ủng hộ rất nhiều. Thực tiễn là dòng xe gần như không bị ùn tắc nữa, lúc cao nhất khoảng 20 - 30 giây, còn lại khoảng 10 giây là thoát hết.
Người đi đường phấn khởi, mình cũng phấn khởi, do vậy, 2 cái phấn khởi hòa vào nhau dẫn đến anh em không gặp bất cứ vấn đề gì.
Và ta đừng vội hiểu rằng người tham gia giao thông ý thức quá kém.
Với lưu lượng giao thông như hiện nay, ông có tin rằng bằng cách điều tiết của các ông có thể giải quyết được vấn đề ùn tắc của thành phố?
Đoạn đường Láng chúng tôi chọn rất điển hình. Một nhánh lưu lượng xe rất lớn, lại có cả xe buýt to, địa hình lại rất hẹp mà vẫn không tắc. Từ đó, tôi khẳng định đường Láng không bị quá tải. Câu cửa miệng của không ít người, tất cả đường Hà Nội quá tải là câu nói vô thưởng, vô phạt.
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc làm của chúng tôi với việc tổng thể là 2 vấn đề khác nhau. Chúng tôi chỉ ứng dụng các biện pháp cho một đoạn đường với điều kiện nhất định và đã tìm ra nguyên nhân là ở khâu điều khiển giao thông.
Còn để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông đô thị chắc chắn còn phải xem xét và kết hợp nhiều giải pháp.
Chỉnh sửa cuối: