[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chú này thua xa họ Sigma mà nhà mềnh mua của Hà Lan ..
Đúng là vậy cụ ạ, em thấy được cái là nó có thể lắp tên lửa VN hiện đang sản suất,. Như vậy thì hay hơm mua sinma rồi lắp tên lửa ếch chết mà lại sợ Phú đĩ bán cho kẻ thù cái mã hủy.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Chú này thua xa họ Sigma mà nhà mềnh mua của Hà Lan ..
Mỗi thằng mỗi thế mạnh chứ. Buyan này tải trọng nhỏ thôi, tên lửa chống tàu siêu âm tầm 300km thì Exocet trên Sigma sao so đc. Giá Buyan này chắc ko bằng phân nửa so Sigma cũng tốt mà, rẻ ngon mà tân kì!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Mỗi thằng mỗi thế mạnh chứ. Buyan này tải trọng nhỏ thôi, tên lửa chống tàu siêu âm tầm 300km thì Exocet trên Sigma sao so đc. Giá Buyan này chắc ko bằng phân nửa so Sigma cũng tốt mà, rẻ ngon mà tân kì!
Em nghĩ khi suất khẩu thì tên lữa tầm bắn cũng sẽ còn khoảng trên dưới 200km thôi.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Vưỡn tầm 300km được cụ ợ, đây cũng là loại trang bị cho Kilo mà!$-)
Đúng roài, cấm xk trên 300 thì nó chỉnh về 290 là đc.
Mình chiến thuật đánh là hit &run nên dùng loại tàu nhỏ hợp lý hơn. Có bị bắn trúng cũng tiết kiệm chi phí. Cứ thả 2 con túc trực luôn t.sa cho máu hề hề
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vưỡn tầm 300km được cụ ợ, đây cũng là loại trang bị cho Kilo mà!$-)
Trên kilo nhà mình là Klup - S mờ cụ?
Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.
Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E1 dài 6,2m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 1,78 tấn. Tên lửa đạt tầm bắn xa hơn 3M-54E lên tới 300km và mang đầu đạn nặng gấp đôi, 400kg.
Em đảm bảo với ccs cụ rằng nếu Nga dùng phiên bản bắn xa 300km thì suất khẩu chỉ trên dưới 200km là cùng.
Đúng roài, cấm xk trên 300 thì nó chỉnh về 290 là đc.
Mình chiến thuật đánh là hit &run nên dùng loại tàu nhỏ hợp lý hơn. Có bị bắn trúng cũng tiết kiệm chi phí. Cứ thả 2 con túc trực luôn t.sa cho máu hề hề
Nếu Nga dùng phiên bản có tần bắn từ 350km trở lên thì mới có hi vong suất khẩu đạn 290km cụ ạ.
 

Mr Win

Xe buýt
Biển số
OF-150679
Ngày cấp bằng
27/7/12
Số km
684
Động cơ
363,830 Mã lực
các cụ cho em hỏi bây giờ đô đốc Giáp Văn Cương còn hay mất ạ, đất nước mình ngày xưa co nhiều nhân tài phục vụ đất nước thật
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn (thanhnien.com.vn)

08/01/2014 10:50





Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon (giữa) trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 - Ảnh: Corbis
Câu hỏi liệu có sự thông đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1.1974 vẫn là vấn đề chưa có câu trả lời dứt khoát sau 40 năm. Tuy nhiên, mối quan hệ mới được vun đắp giữa hai nước vào lúc đó cũng như thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa chắc chắn góp phần khuyến khích Trung Quốc mạnh dạn thôn tính trọn vẹn quần đảo của Việt Nam.
Các hồ sơ ngoại giao của Mỹ được giải mật trong thời gian qua gợi ý Washington đã chủ động bỏ rơi và gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không được “manh động” trong vấn đề Hoàng Sa nhằm bảo vệ "thời kỳ trăng mật" trong quan hệ với Trung Quốc.
Như một sự trớ trêu, Liên Xô lại là một trong những quốc gia tỏ ra thông cảm với VNCH trong vụ Hoàng Sa, qua việc chỉ trích Trung Quốc, dù chỉ để phục vụ mục đích tuyên truyền chống Bắc Kinh vào lúc đó. Ngược lại, bằng một thái độ lạnh nhạt, Washington và các đồng minh đã cố gắng thuyết phục Sài Gòn không đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Thái độ của Mỹ trong vấn đề Hoàng Sa đã được một đại diện ngoại giao Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc mô tả bằng một câu nói mỉa mai rằng Washington đang bối rối trong việc lựa chọn ủng hộ “đồng minh cũ và người bạn mới”.
Bối cảnh quốc tế
Hải chiến Hoàng Sa cần phải đặt trong bối cảnh những rạn nứt quan hệ Liên Xô - Trung Quốc. Quan hệ Xô - Trung trong thập niên 1960 bị phủ bóng bởi những bất đồng sâu sắc về tình trạng của khu vực Ngoại Mông cũng như nhiều tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới sau vụ “đoạn giao” năm 1960.
Cuộc đụng độ ở biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, với cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 2.1972. Sau chuyến thăm của Nixon, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã ra lệnh tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội lớn, kêu gọi phát triển hải quân viễn dương, cũng như tiếp tục mở rộng việc phòng thủ bờ biển. Điều này mang lại cho hải quân Trung Quốc phương tiện cần thiết để tiến xuống biển Đông. Trong khi đó, Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam Việt Nam theo hiệp định Paris ký kết tháng 1.1973.
Trong bối cảnh cuộc chiến Việt Nam sắp đi vào hồi kết, Bắc Kinh đã quyết định đánh chiếm Hoàng Sa ngay trước khi Việt Nam thống nhất. Việc Bắc Kinh lên kế hoạch kỹ càng cho việc tiến chiếm Hoàng Sa cũng được ghi nhận trong một bức điện tín được Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin gửi về cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 20.1.1974, một ngày sau khi hải chiến nổ ra: “Rõ ràng, Trung Quốc không đơn giản tăng viện lực lượng ở Hoàng Sa mà đang tiến hành một kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm chiếm quần đảo”. Chính vì việc này, ông Martin đã đề nghị Washington hãy cân nhắc gây sức ép lên Bắc Kinh và đẩy mạnh các bước đi trong lĩnh vực ngoại giao. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó có vẻ như bận rộn bảo vệ mối quan hệ với Trung Quốc hơn là với một đồng minh hết thời.
Thái độ của Mỹ
Tháng 11.1973, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger công du Trung Quốc và có các cuộc mật đàm với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Trước đó, vào tháng 2.1973, hai nước đã tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc. Khi tình hình biển Đông căng thẳng vào tháng 12.1973, Đại sứ quán Mỹ tại Singapore đã gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao Mỹ hỏi về lập trường của chính phủ trong các tranh chấp tại khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi điện tín cho các đại sứ quán và văn phòng liên lạc ở VNCH, Singapore, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc rằng lập trường của Washington là không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền tại đây. Quan điểm này được tái xác nhận trong các cuộc họp ngày 25.1.1974 và 31.1.1974 của nhóm hành động đặc biệt do Kissinger đứng đầu. Theo đó, phía Mỹ sẽ tránh xa những tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước đó, ngày 11.1.1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Ngay sau đó, ngày 12.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCH đã cực lực bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc. Ngày 16.1, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của VNCH ra tuyên bố tố cáo Trung Quốc cử người và tàu bè đến vùng biển xung quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Duy Mộng, vi phạm trắng trợn chủ quyền của VNCH. Sau khi Hải chiến Hoàng Sa nổ ra vào ngày 19.1, Đại sứ Mỹ Martin ngày 20.1 đã gửi điện tín báo cáo về Bộ Ngoại giao cho biết họ đã tức tốc đề nghị các quan chức VNCH hãy kiềm chế, tránh hành động leo thang và khẳng định quân đội Mỹ sẽ không hề can thiệp trong bất kỳ tình huống nào. Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó thông báo cho các đại sứ quán của Mỹ rằng họ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ thị cho hải quân tránh xa khu vực.
Trong cuộc gặp với quyền trưởng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Washington Hàn Tự ngày 23.1.1974, Kissinger đã đề nghị Bắc Kinh xem xét trường hợp của nhân viên người Mỹ Gerald Emil Kosh bị bắt giữ trong trận chiến và khẳng định Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VNCH với Hoàng Sa.
“Chính quyền Nam Việt Nam đang gửi một số kiến nghị đến các tổ chức quốc tế như SEATO cũng như Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi muốn các ông biết rằng chúng tôi không liên kết với những kiến nghị đó”, Kissinger phát biểu, theo một biên bản được giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ. (Còn tiếp)
Sơn Duân
 

longhomon

Xe hơi
Biển số
OF-197017
Ngày cấp bằng
3/6/13
Số km
139
Động cơ
326,669 Mã lực
Xây trên nền san hô, nền đất bùn yếu với mực nước sâu hàng chục mét, những nhà giàn DK1 đã trở thành "làng trên biển", được đánh giá là công trình phi thường, "chưa từng có tiền lệ trên thế giới".
Hơn 20 năm trước, PGS.TS Phạm Ngọc Nam (nguyên Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Công binh) được giao nhiệm vụ cùng với đồng nghiệp thiết kế Trạm dịch vụ Kinh tế Khoa học Kỹ thuật (công trình nhà giàn DK1). Đôi mắt xa xăm, đôi tay run run lật giở từng trang "Nhật ký đời biển – DK1", ông Nam cho biết, các nhà giàn chốt giữ trên bãi san hô ngầm ở thềm lục địa phía Nam, khu đặc quyền kinh tế, thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, nơi rất giàu tài nguyên của đất nước.

"Đây là tầm nhìn chiến lược của Bộ Chính trị, Trung ương ****, trong đó có sự đề xuất của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Giáp Văn Cương khi ấy, và DK1 là đỉnh cao của chiến lược phòng thủ biển, bảo vệ đất nước từ hướng biển", ông Nam nói.

Theo vị Chủ nhiệm thiết kế công trình DK1, từ năm 1985, Đô đốc Cương đã dự báo trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của Hải quân Việt Nam. Hơn nữa, thực tiễn chiến tranh vệ quốc của dân tộc, đối phương tấn công ta phần lớn là từ đường biển nên cần bảo vệ Tổ quốc vững chắc từ hướng biển.

Ý tưởng xây dựng nhà nổi được Đô đốc Cương trình lên Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ý tưởng được thông qua, ông Nam được giao làm chủ nhiệm thiết kế. Ngày 6/11/1988, đoàn khảo sát đã vượt sóng ra thềm lục địa để thăm dò.

Ông Nam nhà giàn kể chuyện xây dựng những ngôi làng trên biển.
Để đảm bảo tính chính xác trong tính toán, ông Nam cũng mời nhiều cơ quan tham gia tính toán độc lập nhau để đối chứng, tăng độ tin cậy. Ngoài ra, nhóm cũng kiểm tra đến từng chi tiết đến tổng thể công trình về độ bền, ổn định, dao động, chuyển vị, độ bền từng nút, công phu…

“Công trình DK1 đã có sức mạnh tổng hợp từ đông đảo các nhà khoa học, các trung tâm tính toán công trình biển của cả nước tham gia đối với hai loại nền mới lạ trái ngược nhau là nền đá san hô và nền có lớp bùn mặt dày lớn”, ông Nam cho biết.

Để xây dựng được nhà giàn trên nền san hô cũng như nền có lớp bùn rất dày, ông đã dùng phương án móng cọc thép mà không dùng móng trọng lực hay khi gia cường nâng cấp công trình là loại móng cọc kết hợp với gia trọng. Ông đã sáng tạo ra kết cấu cọc đặc biệt để có thể đóng được vào nền đá san hô, quả búa cũng phải tương thích 18 tấn hoặc 30 tấn. Thời điểm đó Việt Nam có hai tàu lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Tàu Hoàng Sa có sức cẩu 1.200 tấn, tàu Trường Sa có hai móc cẩu, cùng lúc cẩu được 600 tấn và đầu máy có công suất khoảng 15.000 mã lực, sàn rộng 54m, dài 170m.

Sau gần 7 tháng khảo sát và chuẩn bị, ngày 10/6/1989, nhà giàn đầu tiên mang phiên hiệu Phúc Tần trụ giữa biển Đông với tư cách là “cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển”. Tiếp sau đó, công trình DK1/1 được thi công tại bãi Tư Chính ngày 27/6/1989. Khối hạ tầng, chân đế do ban quản lý công trình Dầu khí thiết kế, liên doanh dầu khí Việt - Xô thi công. Tại đây, cọc chỉ đóng vào nền đá san hô sâu được 2-2,5m do chưa tương ứng về mấu và cọc. Khối nhà ở, thượng tầng do ông Nam thiết kế, xí nghiệp X49 Bộ Tư lệnh công binh thi công.

Hai công trình DK1/3,4 do Bộ Giao thông Vận tải thiết kế, xây dựng năm 1989 với phần hạ tầng bằng phương án trọng lực. Thượng tầng (nhà ở) do TS Nguyễn Xuân Kiên thiết kế, X49 thi công. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố hai công trình này chỉ đáp ứng yêu cầu chính trị mà người chưa ở được.

"Do lần đầu tiên xây dựng công trình trên biển, đối mặt với những dòng chảy dữ dội, những đợt sóng thần, những bất thường về khí tượng thủy văn, dòng hải lưu, thăm dò thực tế còn thiếu nên chúng tôi đã gặp phải không ít khó khăn", ông Nam nói.

Nối tiếp thành công của những nhà giàn đầu tiên, đơn vị thiết kế và thi công của ông Nam tiếp tục rút kinh nghiệm để xây dựng thành công các nhà giàn tiếp theo. Công trình DK1 sau được thiết kế thấp hơn để tránh bị rung lắc khi có sóng và có bãi đáp máy bay được thiết kế trên nóc nhà. Các nhà giàn từ chỗ không có điện đến có điện bằng năng lượng mặt trời, thiết bị thu sóng vô tuyến, có thùng xốp trồng rau xanh…
DK1/5,6 tiếp tục được xây dựng ở đảo ngầm Tư Chính, Phúc Nguyên. Khi thi công hai nhà giàn này, bộ đội ta đã phải đứng giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết. Khi đang cẩu lắp chân đế, đóng cọc thì bão ập tới, văng, giật, lắc liên hồi. Sau 22 giờ vật lộn với sóng gió, đơn vị thi công cũng chỉ cẩu xong được 4 cọc (bình thường thì cẩu - thả một cọc vào ống chân đế chỉ mất 30 phút). Sau khi thả cọc vào ống chân đế là công đoạn đóng cọc. Việc đóng được cọc vào nền đá san hô chính là mấu chốt thành công của công trình DK1.

Người chủ nhiệm thiết kế nhà giàn vẫn nhớ như in, khoảng 23h ngày 26/10/1990, một tàu nước ngoài đã xông thẳng vào đội hình ta đang thi công. Trước tình huống nguy cấp, tàu Hải quân hộ tống đoàn thi công đã bắn cảnh cáo, buộc tàu lạ chạy ra xa khoảng 5 hải lý.

Vượt lên mọi khó khăn, các nhà giàn tiếp nối từ DK1/7 đến DK1/21 được dựng lên ở các bãi Huyền Trân, Quế Đường đến Cà Mau. Từ nhà giàn đầu tiên, đến nay chúng ta đã đóng được hàng chục cọc với độ sâu đến vài chục mét theo yêu cầu thiết kế.

Vì là công trình xây dựng trên bãi đá ngầm ở biển nên ngoài việc chống ăn mòn, nhóm thiết kế và thi công phải luôn luôn kiểm tra, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng định kỳ bằng lực lượng tại công trình và chuyên trách hợp lý. Ngoài ra, còn phải gia cố, nâng cấp công trình DK1 phù hợp với tình hình mới.

Mới đây, nhà giàn Phúc Nguyên, DK1/15 mới được xây dựng bên cạnh nhà giàn cũ. Đây là nhà giàn thế hệ thứ ba có kết cấu vững chắc, liên hoàn vởi diện tích khoảng 250m2. Sự vượt trội của nhà giàn mới so với nhà giàn xây dựng trước đó là hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 3 lần. Mùa mưa bão không có ánh mặt trời, hoặc sương mù, các chiến sĩ vẫn có điện dùng để chiếu sáng, nấu cơm, chạy tủ lạnh, xem ti vi trong một tháng, trong đó các nhà giàn khác chỉ khoảng 10 ngày.

"DK1 là công trình được xây dựng ở những khu vực đặc biệt đặc thù mới lạ, cả trong nước và thế giới đều chưa có tiền lệ, được nhiều nhà khoa học danh tiếng đánh giá là 'phi thường', công trình dũng khí’. Không chỉ có ý nghĩa to lớn về chính trị, quốc phòng, an ninh, DK1 còn mở ra tương lai tươi sáng cho việc chinh phục biển vốn còn non trẻ của nước ta", người thiết kế nhà giàn nói.

Sừng sững giữa biển khơi với những chiếc chân cắm sâu vào lòng biển, 20 nhà giàn DK1 của Việt Nam đang hiên ngang giữa đất trời, là cột mốc sống, tạo thành phên giậu, khẳng định chủ quyền đất nước trên biển Đông. Các trạm dịch vụ kinh tế khoa học kỹ thuật này cũng được gọi là "những ngôi làng trên biển", "khách sạn giữa biển Đông" hay “mắt thần trên biển”.
Các bác cùng xem chùm ảnh về nhà giàn của chúng ta :

Hiện nay, Việt Nam có 20 công trình DK1 trên biển. Bên cạnh những nhà giàn được xây từ thế hệ đầu tiên, nhà giàn thế hệ thứ ba với những cải tiến vượt bậc cũng đã hoàn thành. Trong ảnh là hai nhà giàn DK1/15 cũ và mới được nối với nhau. Sự vượt trội của nhà giàn mới là kết cấu vững chắc, liên hoàn với diện tích lớn. Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 3 lần so với nhà giàn cũ. Mùa mưa bão không có ánh mặt trời, hoặc sương mù, các chiến sĩ vẫn có điện dùng để chiếu sáng, nấu cơm, chạy tủ lạnh, xem tivi suốt một tháng, trong khi các nhà giàn cũ chỉ được khoảng 10 ngày.

Ba công trình DK1 được thi công và hoàn thành năm 1989. Từng bộ phận của nhà giàn được cẩu và lắp ghép trên bãi cạn san hô giữa biển.

Để vận chuyển các bộ phận của nhà giàn ra vị trí thi công, thời điểm đầu chúng ta có hai tàu Hoàng Sa và Trường Sa với với sức cẩu của Hoàng Sa đạt 1.200 tấn, Trường Sa 600 tấn và đầu máy có công suất 15.000 mã lực.

Các mối nối công trình phải được làm chắc chắn và cẩn thận. Đây là mối nối công trình DK1/6.

Trong quá trình thi công, bộ đội công binh phải đối mặt với sóng to, gió lớn, thậm chí bão và sóng thần. Như khi thi công công trình DK1/5, 6 bộ đội công binh phải vật lộn với sóng gió suốt 22 tiếng mới cẩu xong được 4 cọc và bắt đầu nện búa đóng xuống thềm san hô (bình thường cẩu - thả một cọc vào ống chân đế chỉ mất 30 phút).

Vượt qua mọi khó khăn, nhà giàn được dựng lên, hiên ngang giữa lòng biển Đông tạo thành phên giậu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ từ hướng biển. Trong ảnh là công trình DK1/2 được xây dựng trên bãi Phúc Tần A (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Là Trạm Dịch vụ, Kinh tế, Khoa học - Kỹ thuật nên trên nhà giàn DK1/7 còn có trạm khí tượng hải văn thuộc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.

Để cải thiện bữa ăn chỉ toàn đồ hộp hoặc các món chế biến từ cá tươi, cán bộ làm việc trên nhà giàn còn trồng thêm rau xanh. Những vườn rau tươi tốt đã mang không khí đất liền đến với những người làm việc trên biển.

Các cán bộ làm việc, nghiên cứu trên nhà giàn DK1 luôn mong ngóng thư từ quê nhà. Khoảng 3 - 5 tháng mới có một tàu mang nhu yếu phẩm từ đất liền ra tiếp tế.

Nhiều nhà giàn đã được nâng cấp với thiết kế bãi đỗ máy bay trên nóc. Trên các nhà giàn có đầy đủ dụng cụ tập luyện thể thao, máy tính nối mạng và phủ sóng điện thoại.

Ở DK, mùa đông gió Đông Bắc thét gào, mùa hè hầm hập gió Tây Nam, sóng thần. Khi hoàng hôn buông xuống, công trình DK1 được phủ một màu vàng rực, sững sững giữa biển cả mênh mông. Bộ ảnh được chủ nhiệm thiết kế nhà giàn Phạm Ngọc Nam ghi lại trong những lần làm nhiệm vụ trên biển.
Tiếc cho biển đông việt nam
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ (thanhnien.com.vn)


08/01/2014 14:10

Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin - Ảnh: Digital Journalist
Trong điện tín gửi về Bộ Ngoại giao ngày 20.1.1974, Đại sứ Mỹ Graham Martin cho biết Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã gặp ông để thảo luận về “tình hình rất nghiêm trọng” tại quần đảo Hoàng Sa. Theo đó, chính quyền Sài Gòn đã kết luận rằng việc sử dụng biện pháp quân sự, kể cả không quân, để tái chiếm Hoàng Sa là không khả thi trước sự vượt trội về sức mạnh của quân Trung Quốc. Do vậy, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho ông Bắc thực hiện một số bước đi ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
“Ông Bắc nói với tôi rằng trong tình huống nghiêm trọng này, Tổng thống Thiệu cảm thấy ông cần phải kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ, người bạn và đồng minh thân thiết nhất của VNCH. Ông hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ các sáng kiến ngoại giao khác nhau mà VNCH dự định tiến hành”, ông Martin viết.
Nỗ lực ngoại giao
Cụ thể, theo ông Martin, các bước đi mà Sài Gòn dự định thực hiện gồm: thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Tổng thư ký LHQ về cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa; kiến nghị đến Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO); cân nhắc đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế. Ngoài ra, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc cũng được lệnh thông báo sự việc cho các bên ký kết Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam (định ước đảm bảo việc thực thi Hiệp định Paris), với lý do Trung Quốc, một thành viên ký kết định ước, đã vi phạm Hiệp định Paris, vốn quy định mọi quốc gia phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngoại trưởng Bắc cũng triệu tập ngoại giao đoàn để thông báo về tình hình và đề nghị chính phủ các nước ủng hộ VNCH.
Ngày 20.1.1974, VNCH đã chính thức gửi thư đến Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, yêu cầu triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an để xem xét hành động xâm lược của Trung Quốc “nhằm thực hiện các hành động khẩn cấp để sửa chữa tình hình và chấm dứt việc xâm lược”. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ tại Hội đồng Bảo an tỏ ra bi quan về việc đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an bởi Trung Quốc vốn là một thành viên thường trực của cơ quan này trong khi VNCH chỉ là quan sát viên của LHQ và tư cách đại diện còn là vấn đề gây tranh cãi.
Đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali nhận định trong một bức điện gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó: “Dự định đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an sẽ gây ra rắc rối rõ ràng và nghiêm trọng cho chúng ta. Phía Việt Nam có vẻ như không có cơ hội đạt được một quyết định thuận lợi từ Hội đồng Bảo an và có ít triển vọng đạt được bất kỳ lợi thế nào”.
“Tình thế của chúng ta sẽ cực kỳ bất tiện ngay cả khi Việt Nam có quyền hợp pháp hiển nhiên với quần đảo tranh chấp. Trong tình cảnh hiện tại, chúng ta sẽ tìm cách trì hoãn tiến trình của Hội đồng Bảo an. Điều này sẽ giúp phái bộ VNCH có thời gian thăm dò trực tiếp các thành viên Hội đồng Bảo an và báo cáo kết quả về cho Sài Gòn”, đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali viết.
Kết quả bất lợi
Cuộc tham vấn các thành viên Hội đồng Bảo an của Chủ tịch Hội đồng Bảo an người Costa Rica Gonzalo J. Facio mang lại kết quả bất lợi cho VNCH. Các nước như Pháp, Úc và Áo đều tỏ ra nghi ngờ về ích lợi của việc ra tuyên bố về vấn đề Hoàng Sa trong khi Iraq và Indonesia đặt câu hỏi về việc ai là đại diện hợp pháp của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, theo tường thuật của ông Facio.
Indonesia là nước đã công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Peru thì thắc mắc về việc liệu một bên không phải là thành viên của LHQ có thể đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an hay không. Đáng chú ý đại sứ Liên Xô tại LHQ Yakov Malik thừa nhận sẽ bất tiện cho Liên Xô nếu phải ủng hộ Trung Quốc. Ông Malik châm chọc rằng Mỹ sẽ gặp vấn đề trong việc chọn lựa “giữa đồng minh cũ và người bạn mới”.
Trước tình hình đó, VNCH đã quyết định gửi thư đến Chủ tịch Facio rút lại yêu cầu về việc triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an. Ngày 25.1, Chủ tịch Facio thông báo Hội đồng Bảo an sẽ không nhóm họp để thảo luận vấn đề Hoàng Sa bởi VNCH đã rút lại yêu cầu.
Ông Facio nói không có đủ ủng hộ cho cuộc họp của Hội đồng Bảo an vì Trung Quốc cho biết sẽ phủ quyết mọi quyết định và có khả năng đại diện của VNCH không được quyền phát biểu trước Hội đồng Bảo an. Trong cuộc tham vấn, một số thành viên đã tranh cãi về quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an của VNCH, vốn không phải là thành viên LHQ. Theo khảo sát của ông Facio, VNCH sẽ không có đủ 9 phiếu cần thiết. Chỉ có 5 nước phản ứng tích cực là Mỹ, Anh, Úc, Costa Rica và có thể là cả Áo. Những nước phản đối cuộc họp của Hội đồng Bảo an bao gồm Liên Xô, Belarus, Iraq, Indonesia và có thể là cả Pháp. Trả lời một câu hỏi tại cuộc họp báo, ông Facio nói Mỹ không thúc đẩy một cuộc họp của Hội đồng Bảo an và ông có cảm giác Mỹ không thực sự muốn có cuộc họp.
Song song với việc rút lại yêu cầu ở Hội đồng Bảo an, VNCH cũng gửi thư đến Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) yêu cầu kêu gọi các thành viên của tổ chức này “xem xét cách thức và biện pháp để khắc phục tình thế nguy hiểm do cuộc xâm lược của Trung Quốc gây ra” (VNCH không phải là thành viên của SEATO song được bảo hộ bởi hiệp ước này).
Tuy nhiên, một lần nữa VNCH lại gặp phải sự thờ ơ. Ngoại trừ Philippines, vốn lo lắng trước động thái của Trung Quốc, các thành viên còn lại của SEATO đã đưa ra quan điểm rằng SEATO không phải là một tổ chức phù hợp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và Sài Gòn không đủ tư cách để viện dẫn điều khoản 2 Điều 4 của Hiệp ước về các biện pháp phòng thủ tập thể vì không phải là thành viên chính thức. (Còn tiếp)
Sơn Duân
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Toan tính của Trung Quốc

(thanhnien.com.vn)








(TNO) Những toan tính chiến lược của Trung Quốc trong việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa đã được ủ mưu từ lâu, theo nhận định từ hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ.

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Trung Quốc đã ủ mưu đánh chiếm cụm Lưỡi Liềm tại Hoàng Sa từ lâu
Ngày 30.1.1974, lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về cho Bộ Ngoại giao và đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo nhận định của lãnh sự quán ở Hồng Kông, Trung Quốc đã có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa từ trước chứ không phải chỉ tự vệ như những lời ngụy biện và lu loa của Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế. Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, quyết định đánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.
“Có bằng chứng chắc chắn về việc Trung Quốc tính trước khả năng hành động quân sự tại Hoàng Sa từ trước khi xảy ra các sự cố giữa tháng 1. Việc Trung Quốc có thực sự lên kế hoạch khiêu khích và sau đó chiếm toàn bộ quần đảo vẫn còn được để ngỏ. Song trong mọi trường hợp, một khi cuộc đụng độ bắt đầu, Bắc Kinh ra tay kiên quyết và triển khai mọi vũ lực cần thiết để đánh bật Việt Nam ra khỏi quần đảo”, bài phân tích của Lãnh sự quán Mỹ viết.
Trung Quốc nhận ra việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa có lợi ích về kinh tế và chiến lược. Có một số yếu tố thúc đẩy quyết định của Bắc Kinh. Trước hết là những quan tâm ngày càng gia tăng về tiềm năng dầu khí tại toàn bộ thềm lục địa Đông Á. Bằng việc đánh bật Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa, Bắc Kinh đưa ra lời cảnh báo đến các nước có tranh chấp lãnh thổ khác, kể cả Nhật và Hàn Quốc, kiềm chế thực hiện các hành động đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền. Việc này cũng làm chùn bước các công ty dầu muốn thăm dò ở khu vực.
Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã “tiên hạ thủ vi cường” để tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa (điều này thực tế đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất).
Cũng theo nhận định trong hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước các hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là một yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc.
“Chúng tôi hoài nghi việc Bắc Kinh lo ngại rằng Liên Xô hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên kế hoạch cho hành động trực tiếp liên quan đến quần đảo Hoàng Sa ở thời điểm này, song việc tăng cường đáng kể hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong những năm gầy đây đã nhấn mạnh cho Trung Quốc thấy được tiềm năng chiến lược lâu dài của lãnh thổ tranh chấp”, hồ sơ viết.
Sơn Duân
Ảnh: Tư liệu
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Quyền kế thừa của nhà nước và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

16/01/2014 16:35





Đảo Hoàng Sa thuộc cụm Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
- Ảnh: Google Earth
Trong 40 năm qua, có nhiều nghiên cứu, bài phỏng vấn, bài viết về trận đánh ở Hoàng Sa nói riêng và về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam nói chung, nhìn từ các góc độ khác nhau.[2]
Mục đích của bài viết này nhằm xét đến quyền kế thừa lãnh thổ, trên đất liền và trên sông, biển, của nhà nước, theo luật pháp quốc tế, ứng dụng vào chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa và những tình huống khác nhau để có hành động thiết thực, bảo vệ hữu hiệu quyền lợi Tổ quốc.
Vào đầu thập niên 1990, thế giới chứng kiến sự thay đổi địa chính trị lớn lao ở châu Âu, ảnh hưởng đến ranh giới lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực như Đức, Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc...
Cùng với tranh chấp lãnh thổ thường xuyên xảy ra, sự thay đổi địa chính trị này góp phần gia tăng hiểu biết về quyền kế thừa lãnh thổ, thông qua quyết định của Tòa án Quốc tế.
Quyền kế thừa lãnh thổ của nhà nước chia làm các trường hợp khác nhau:
1. Quyền kế thừa từng phần:
- Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành lãnh thổ của nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp tiểu bang Alaska của Mỹ.
- Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành nhà nước mới B như trường hợp Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc.
2. Quyền kế thừa toàn bộ:
- Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp Đức.
- Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước mới B như trường hợp Việt Nam, Yemen.
Nhà nước A hay B bao gồm một hay nhiều nhà nước riêng biệt.
Ghi nhận một số trường hợp về nhà nước kế thừa:
1. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Nam Tư (Serbia-Montenegro) (gọi tắt là Nam Tư) - sự kiện Liên Hiệp Quốc, trong một thời gian, không thu nhận nước này làm thành viên, khiến quyết định của Tòa án Quốc tế không đi sát với nguyên tắc thông thường, theo đó Nam Tư là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận.[3]
2. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Đức - khi Cộng hòa Dân chủ Đức ngưng hiện hữu năm 1990 và sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức, Tòa án Quốc tế được xem là đã sử dụng nguyên tắc “kế thừa tự nhiên” đối với Đức trong lãnh vực nhân đạo hay khi ứng dụng Công ước Diệt chủng. Cả hai nhà nước là thành viên Liên Hiệp Quốc từ năm 1973.[4]
3. Trong giải quyết tranh chấp Hungary-Slovakia về đập Gabcicovo-Nagymaros, Tòa án Quốc tế sử dụng nguyên tắc kế thừa tự nhiên trên cơ sở Điều 12, Công ước Vienna năm 1978. Slovakia là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận, của Tiệp Khắc, và bị ràng buộc bởi Hiệp ước năm 1977 giữa hai nước. Tiệp Khắc, Hungary và Slovakia là thành viên của Liên Hiệp Quốc lần lượt từ năm 1945, 1955 và 1993.[5]
Qua một nghiên cứu trước đây, người viết chứng minh hai sự kiện:
1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.[6]
Trước hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa đầu năm 1974, vi phạm nghiêm trọng Điều 2, Khoản 4, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hai chính thể ở phía Nam vĩ tuyến 17, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lên tiếng phản đối trước quốc tế.
Khi đất nước thống nhất, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp tục hành xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, kế thừa từ Nhà nước VNCH.[7]
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 8 năm 1975. Mặc dù ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của Việt Nam, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn.
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức sáp nhập thành Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở khóa họp đầu tiên của Quốc hội giữa năm 1976.
CHXHCN Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9 năm 1977.
CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố, khẳng định lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, lần lượt vào năm 1977 và 1982.[8]
Quyết định của Tòa án Quốc tế về quyền kế thừa của nhà nước và phương cách hành xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp, hình thành nhà nước mới, cho thấy Nhà nước CHXHCN Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc thụ hưởng quyền thừa kế chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa từ các nhà nước, được quốc tế công nhận, trước đấy.
Hai quyết định sau của Tòa án Quốc về tranh chấp lãnh thổ cho thấy tình huống có thể xảy ra cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
1. Trong giải quyết tranh chấp Honduras-Nicaragua về bốn đảo nhỏ trong Biển Caribe, ngoài sự kiện không có nước thứ ba công nhận một cách liên tục và nhất quán chủ quyền các đảo này thuộc Honduras hay Nicaragua, Tòa án Quốc tế cho rằng sự liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền của Nicaragua là không đầy đủ so với phương cách hành xử chủ quyền của Honduras. Do đó, Tòa án Quốc tế trao chủ quyền bốn đảo nhỏ cho Honduras.[9]
2. Trong giải quyết tranh chấp Malaysia-Singapore về đảo Pedra Branca, Tòa án Quốc tế nhận định Malaysia, không phải Singapore, là nước có chủ quyền ban đầu, nhưng phương cách hành xử chủ quyền của Singapore ở thời điểm sau khiến Tòa án Quốc tế trao chủ quyền đảo Pedra Branca cho Singapore. Quyết định này phản ánh nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định” mà Tòa án Quốc tế vẫn sử dụng.[10]
Khi nói về quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, lãnh đạo Nhà nước, trong vài năm qua, có những tuyên bố sau:
“Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.”(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2011)[11]
hay:
“Không nên nói rằng các vị lãnh đạo Việt Nam chỉ bảo vệ chủ quyền bằng nói miệng. Nói vậy cực đoan quá... Chủ trương của ta là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Có thể nước lớn phớt lờ luật pháp quốc tế vì họ mạnh. Nhưng chúng ta không bao giờ và không được từ bỏ công cụ là luật pháp quốc tế."(Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2013)[12]
Các tuyên bố như trên phản ánh đúng đắn sự thật lịch sử, phản ánh quyết tâm của lãnh đạo trong nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.
So với Trung Quốc hay so với một nước nào khác trong tranh chấp trên biển Đông, Việt Nam có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa mạnh mẽ, rõ ràng, vững chắc.
Đây là thuận lợi có giá trị vô cùng to lớn mà tiền nhân đã để lại cho thế hệ ngày nay.
Tuy nhiên, các quyết định của Tòa án Quốc tế trong giải quyết tranh chấp cho thấy thuận lợi về chủ quyền lãnh thổ của một nước không ở lâu dài với nước đấy.
Bên cạnh ngụy tạo chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng quyết định của Tòa án Quốc tế, nhận thức rõ điểm yếu trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và tích cực tìm cách khắc phục.[13]
Trung Quốc thừa hiểu kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa trong khi tiếp tục “hành xử” chủ quyền có yếu tố quyết định, hoàn toàn thuận lợi cho Trung Quốc ở Tòa án Quốc tế, như đã dẫn chứng trong tranh chấp giữa Honduras-Nicaragua hay giữa Malaysia-Singapore.[14]
Nói một cách khác, Việt Nam đang đối diện với thuận lợi về mặt lịch sử và pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa ngày càng giảm thiểu, thu nhỏ; cán cân thăng bằng trong thuận lợi sẽ chuyển hướng, hậu quả của một chiến lược kiên trì, tinh vi và xảo quyệt của Trung Quốc, nhằm chiếm giữ vĩnh viễn Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam vừa nhận chiếc tàu ngầm tối tân đầu tiên từ Nga. Trong khi hiện đại hóa quân đội là bước không thể thiếu để gia tăng phòng vệ, là nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam nên nghiêm túc sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian tới.
Chọn lựa dứt khoát, mạnh dạn của Việt Nam, biến quyết tâm hiện có về Hoàng Sa-Trường Sa thành hành động cụ thể là nghĩa vụ, là trách nhiệm phải hoàn thành của mỗi và mọi người Việt Nam trước lịch sử, trước gương hy sinh của các thế hệ đã qua, trước sự mong đợi của các thế hệ sắp đến, trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Thái Văn Cầu
* Tác giả là chuyên gia khoa học không gian, hiện sống tại Mỹ
Chú thích:
1. Vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa, khiến 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh.
Xem thêm: "Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974", Thạch Sơn-Thành Luân, 2011
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=33184&Style=1
“Lời thề trước 64 liệt sĩ hi sinh tại Trường Sa”, Tiến Thành, 2012
http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/487545/loi-the-truoc-64-liet-si-hi-sinh-tai-truong-sa.html
"Ngày 14.3.1988, hai lăm năm nhìn lại", Việt Long, 2013
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130314/ngay-14-3-1988-hai-lam-nam-nhin-lai.aspx"
2. Tài liệu điển hình về trận đánh ở Hoàng Sa:
“Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa”, Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm, 2004
“Can trường trong chiến bại”, Hồ Văn Kỳ Thoại, 2007
“Trận Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974”, Hà Văn Ngạc & Hà Mạnh Chí, 2009
“Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974”, Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa, 2010
“Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền”, Trần Công Trục, 2013
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Phat-hien-TQ-chiem-Hoang-Sa-VNCH-chuan-bi-chien-dau-doi-lai-chu-quyen-post135947.gd
Tài liệu điển hình về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa:
“La souverainete sur les archipels Paracels et Spratleys”, Monique Chemillier-Gendreau, 1996
"Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Từ Đặng Minh Thu, 2007
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm
"Giải pháp cho vấn đề Biển Đông", Tạ Văn Tài, 2010
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_TaVanTai.htm
“Vietnam's Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
http://southeastasiansea.files.wordpress.com/2013/08/vietnams-position-on-the-sovereignty-over-the-paracels-the-spratlys-its-maritime-claim.pdf
“Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, Trần Công Trục (chủ biên), 2011
“Lẽ phải: Luật Quốc tế và Chủ quyền trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Nguyễn Việt Long, 2012
“Hoàng Sa-Trường Sa: Luận cứ & Sự kiện”, Đinh Kim Phúc, 2012
3. “Application of the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide (Bosnia and Herzegovina v. Serbia and Montenegro)”, Toà án Quốc tế, 1996
http://www.icj-cij.org/docket/files/91/13685.pdf
4. “Colonial Genocide and Reparations Claims in the 21st Century: The Socio-Legal Context of Claims under International Law by the Herero against Germany for Genocide in Namibia, 1904-1908”, Jeremy Sarkin, 2008, pp. 162-168
5. “Gabčíkovo-Nagymaros Project (Hungary/Slovakia)”, Toà án Quốc tế, 1997
http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=3&case=92
"Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties", 1978
http://legal.un.org/ilc/texts/instruments/english/conventions/3_2_1978.pdf
"The Problem of State Succession and the Identity of States under International Law", Matthew C.R. Craven, 1998
http://www.ejil.org/pdfs/9/1/1471.pdf
6. "Hai Nhà nước Việt Nam và Chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa", Thái Văn Cầu, 2013
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/hai-nha-nuoc-viet-nam-va-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa
7. "La souveraineté du Viet Nam sur les archipels Hoang Sa et Truong Sa", Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, 1979, pp. 54-55
“The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes: Vietnamese Territories”, Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, 1981, pp. 17-18
"Hiến chương Liên Hiệp Quốc: Chương I - Chương IX"
http://www.luatquocte.com/hien-chuong/hien-chuong-lien-hiep-quoc/hien-chuong-lien-hiep-quoc-chuong-i-chuong-ix.nd5-dt.9.005025.html
8. “Giai đoạn 1976-1985: Đất nước thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN”
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=798&articleId=2892
"Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam", 1977
http://www.namdinh.gov.vn/Home/biengioibien/vanban/2011/2501/Tuyen-bo-cua-Chinh-phu-nuoc-Cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia.aspx
"Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam", 1982
"The Socialist Republic of Vietnam and the Law of the Sea: An Analysis of Vietnamese Behavior within the Emerging International Oceans Regime", Epsey Cooke Farrell, 1998, pp. 300-302
9. “Territorial and Maritime Dispute between Nicaragua and Honduras in the Caribbean Sea (Nicaragua v. Honduras)”, Toà án Quốc tế, 2007
http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=1&k=14&case=120&code=nh&p3=4
"The ICJ Awards Sovereignty over Four Caribbean Sea Islands to Honduras and Fixes a Single Maritime Boundary between Nicaragua and Honduras", Pieter Bekker & Ana Stanic, 2007
http://www.asil.org/insights/volume/11/issue/26/icj-awards-sovereignty-over-four-caribbean-sea-islands-honduras-and
10. “Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore)”, Toà án Quốc tế, 2008
http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=3&k=2b&case=130&code=masi&p3=4
“Estoppel, Acquiescence and Recognition in Territorial and Boundary Dispute Settlement”, Nuno Sergio Marques Antunes, 2000
11. "Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình", TT Nguyễn Tấn Dũng, 2011
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viet-nam-doi-chu-quyen-hoang-sa-bang-hoa-binh-2212051.html
“Giải pháp đòi lại Hoàng Sa”, Nguyễn Thái Linh, Lê Minh Phiếu, Lê Vĩnh Trương
(Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), 2011
http://biendong.tuoitre.vn/goc-nhin-chuyen-gia/466951/Giai-phap-doi-lai-Hoang-Sa.html#
“VN khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”, TT Nguyễn Tấn Dũng, 2013
http://tuoitre.vn/the-gioi/551486/thu-tuong-vn-vn-khang-dinh-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa.html
12. "Không có chuyện chỉ bảo vệ chủ quyền bằng miệng", CTN Trương Tấn Sang, 2013
http://m.nguoiduatin.vn/khong-co-chuyen-chi-bao-ve-chu-quyen-bang-mieng-a78577.html
“Chúng ta không nhu nhược trong bảo vệ chủ quyền”, CTN Trương Tấn Sang, 2013
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chu-tich-nuoc-chung-ta-khong-nhu-nhuoc-trong-bao-ve-chu-quyen-2713623.html,
13. “Tổng lực nghiên cứu chủ quyền Biển Đông”, Hoàng Việt, 2011
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tong-luc-nghien-cuu-chu-quyen-bien-dong-tong-luc-nghien-cuu-chu-quyen-bien-dong-2195341/
Theo bài này, trong giai đoạn 1999-2010, Trung Quốc có 238 luận án tiến sĩ và 516 hội thảo về đề tài Biển Đông.
Đầu năm 2013, Phi Luật Tân khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII-UNCLOS.
Dù có quan toà của họ trong Tòa án Quốc tế và Toà án Luật Biển, Trung Quốc không muốn đưa tranh chấp Biển Đông ra quốc tế. Ngoài một số nguyên tắc đã nêu, Toà án Quốc tế, Toà án Luật Biển hay Toà Trọng tài có quyết định dựa trên chứng cứ mỗi bên đưa ra.
"Philippines đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án LHQ", Vũ Quý, 2013
http://dantri.com.vn/diem-nong/philippines-dua-tranh-chap-bien-dao-voi-trung-quoc-ra-toa-an-lhq-688179.htm
"Philippines có đủ chứng cứ để kiện TQ", Thái An, 2013
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/131881/philippines-co-du-chung-cu-de-kien-tq.html
http://www.icj-cij.org/presscom/files/7/16987.pdf
http://www.itlos.org/index.php?id=96&L=0
Tài liệu chứng cứ lịch sử ngụy tạo của Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa:
“China's indisputable sovereignty over the Xisha and Nansha Islands”, Bộ Ngoại giao nước CHNDTH, 1980
“Selected Works of Han Zhenhua”, Han Zhenhua, 1999
"Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Đông được đề cập trong tác phẩm Ngã Quốc Nam Hải Chư Đảo Sử Liệu Hối Biên", Hồ Bạch Thảo, 2010
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_HoBachThao.htm
"Những ghi chép liên quan đến Biển Đông của Việt Nam trong Chính sử Trung Quốc", Phạm Hoàng Quân, 2011
http://www.seasfoundation.org/research-documents/historical-and-legal-arguments/china-arguments/728-nhng-ghi-chep-lien-quan-n-bin-ong-vit-nam-trong-chinh-s-trung-quc
14.”Trung Quốc ngang nhiên tổ chức lễ thành lập “thành phố Tam Sa”, Sơn Duân, 2012
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120724/trung-quoc-ngang-nhien-to-chuc-le-thanh-lap-thanh-pho-tam-sa.aspx
”Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động phi pháp ở 'TP.Tam Sa'”, Văn Khoa, 2014
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140104/trung-quoc-day-manh-hoat-dong-phi-phap-o-tp-tam-sa.aspx
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Thực ra trí tuệ VN rất ổn. Vấn đề là trong chiến tranh muốn thắng Mỹ chúng ta đã huy động các cá nhân ưu tú nhất vào quân đội công tác. Nhưng hiện nay thì lại ko làm như vậy. VN cần đi theo 2 hướng đó là để tư nhân tham gia vào nghiên cứu khoa học, chế tạo sản xuất vũ khí hoặc tạo ra các cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút các nhân tài thực sự vào các viện nghiên cứu chế tạo vũ khí trong quân đội. Sẽ thật tuyệt vời nếu một ngày nào đó VN tự sản xuất đc các loại tên lửa đối đất đối không mà chỉ cần đứng trong bờ cũng vươn xa tới T/Sa. Khi đó chúng ta sẽ hoàn toàn yên tâm với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất biển. Hy vọng cái liên doanh sx Kh35 với Nga sớm đi vào sx và phát triển ra các sp như Brahmos.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thực ra trí tuệ VN rất ổn. Vấn đề là trong chiến tranh muốn thắng Mỹ chúng ta đã huy động các cá nhân ưu tú nhất vào quân đội công tác. Nhưng hiện nay thì lại ko làm như vậy. VN cần đi theo 2 hướng đó là để tư nhân tham gia vào nghiên cứu khoa học, chế tạo sản xuất vũ khí hoặc tạo ra các cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút các nhân tài thực sự vào các viện nghiên cứu chế tạo vũ khí trong quân đội. Sẽ thật tuyệt vời nếu một ngày nào đó VN tự sản xuất đc các loại tên lửa đối đất đối không mà chỉ cần đứng trong bờ cũng vươn xa tới T/Sa. Khi đó chúng ta sẽ hoàn toàn yên tâm với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất biển. Hy vọng cái liên doanh sx Kh35 với Nga sớm đi vào sx và phát triển ra các sp như Brahmos.
Em thấy cái phương án tư nhân chế tạo vũ khí là không ổn roài đới cụ ạ.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Em thấy cái phương án tư nhân chế tạo vũ khí là không ổn roài đới cụ ạ.
Em thấy có ý kiến cho sản xuất vũ khí trang bị ngoài ngành quân đội rồi, trước sau cũng phải đồng ý thôi, cấm mãi rồi có giải quyết được gì đâu.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em thấy có ý kiến cho sản xuất vũ khí trang bị ngoài ngành quân đội rồi, trước sau cũng phải đồng ý thôi, cấm mãi rồi có giải quyết được gì đâu.
Mình khác tư bẩn ở chổ là không cho dân tự do dùng súng cụ à, nên cái chuyện tàng trữ vũ khí trái phép vẫn có hiệu lực. Mà công nghẹ vũ khí là 1 vấn đề bí mật, cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ mình không có thì làm sao mà sản xuất được, mà có sản xuất thì liệu có đủ chất lượng và ưu điểm để bán không ?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Lần đầu hé lộ về vũ khí ( thanhnien.com.vn )







Hình vẽ minh họa tàu săn ngầm lớp 6604 của hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa - Ảnh: ifeng.com
Tàu săn ngầm lớp 6604
Ngày 11.12.2007, đài Phượng Hoàng (news.ifeng.com) đã tiết lộ về các loại vũ khí mà Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Theo đó, có 4 tàu săn ngầm màu xám lớp 6604 do Trung Quốc sản xuất, với thiết kế “nhái y chang” theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến II. Tức là tàu cũng có độ dài 49,5 m, rộng 6,2 m, độ choán nước 320 tấn, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 60 người (gồm 4 sĩ quan cao cấp, 56 lính). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của loại tàu này chỉ lên tới 12 hải lý/giờ.
Được biết, từ tháng 2.1954, Trung Quốc đã ký với Liên Xô một bản giao ước về việc chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến của Liên Xô, và phía Liên Xô đã cử hơn 30 chuyên gia tới Trung Quốc để chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Từ tháng 12.1954, Liên Xô đã vận chuyển nhiều thiết bị, phần thân của loại tàu săn ngầm này qua đường Mãn Châu vào Trung Quốc và vận chuyển tới Thượng Hải bằng đường sắt. Việc đóng tàu chính thức bắt đầu từ tháng 1.1955 tại xưởng đóng tàu ở Thượng Hải và Đại Liên, tới tháng 4.1955, tàu chính thức được hạ thủy. Từ năm 1954 - 1957, Trung Quốc sản xuất được 14 loại tàu săn ngầm này, trong đó 6 chiếc được phục vụ cho đại đội 73 ở căn cứ Ngọc Lâm tại Hải Nam.
Tàu lớp 6604 có khá nhiều phiên bản: tàu săn ngầm, tàu hộ vệ, tàu tuần tra…, theo tư liệu báo chí phương Tây. Tới nay, các loại tàu này đều đã “về hưu” do tuổi đời quá cao và thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu.
"Lết" vào cuộc chiến
Theo báo chí Trung Quốc, từ năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon do muốn giành thắng lợi ở cuộc bầu cử, đã quyết định rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Trước khi rút, Nixon đã ra lệnh để lại thiết bị quân sự tối tân cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, coi như chút trách nhiệm cuối cùng dành cho đồng minh thân thiết. Lúc đó hải quân miền Nam Việt Nam được trang bị hơn 10 tàu chiến tối tân của Mỹ với các trang thiết bị vượt xa hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Vì vậy ông Thiệu đã không hề sợ hãi Trung Quốc.
Báo chí đại lục cho rằng từ tháng 8.1973, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cử nhiều binh lính tới đóng tại nhiều đảo và rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Còn tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên hòn đảo có cùng tên gọi (Hoàng Sa).
Mao Trạch Đông sớm phán đoán tình hình trên, nên đầu năm 1972, đã hạ lệnh triệu tập 3 bộ (gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông) và 4 bên (gồm quân khu Quảng Châu, Hải quân, Cục thông tin Bộ Ngoại giao, Cục Thủy sản Bộ giao thông) cùng nhóm họp để giải quyết vấn đề mà phía Trung Quốc gọi là “phòng bị cho Hoàng Sa”. Tất cả các bộ ngành trên đều có mối liên quan mật thiết tới vấn đề Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông đã yêu cầu “phòng ngự Hoàng Sa phải đạt tiêu chuẩn cao, theo kiểu một pháo đài bất khả xâm phạm mình đồng da sắt”. Một quyết định quan trọng trong cuộc họp được đưa ra là việc xây dựng trên đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) thuộc Hoàng Sa của Việt Nam cơ sở hạ tầng để có thể đón tàu hàng ngàn tấn và máy bay phản lực, đồng thời huy động 74 đại đội tàu săn ngầm, tàu đổ bộ tới đóng ở đây, để đảo Phú Lâm được xây dựng thành một cứ điểm quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc cũng phái nhiều ngư dân, dân binh đánh đuổi đội lính Việt Nam ở đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, tới đầu năm 1974, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong toàn bộ. Việc điều động 74 đại đội và tấn công Hoàng Sa vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc ngày một già cỗi, cũ kỹ.
Công tác tình báo hải quân cũng bị tác động không nhỏ. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm vốn đặt một trạm tình báo chịu trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin tình báo của hải quân miền Nam Việt Nam. Nhưng trạm này đã ngưng hoạt động trong khoảng năm 1970, khiến hải quân Trung Quốc không tài nào nắm bắt được kịp thời hướng hành động của hải quân miền Nam Việt Nam. Công tác chuẩn bị tiền kỳ cho chiến trận của hạm đội tại biển Đông cũng vì vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị động. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm phải dựa vào lời tường thuật của các ngư dân để tìm hiểu tình hình Hoàng Sa.
Mãi tới ngày 14.1.1974, căn cứ Ngọc Lâm mới lần đầu tiên thu thập được thông tin về tình hình Hoàng Sa thông qua kênh chính thống. Cũng ngày đó, hạm đội Nam Hải nhận được tin báo rằng tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam đang hoạt động về phía đông ở vịnh Cam Ranh và thành phố Đà Nẵng, có khả năng sẽ tới Hoàng Sa, nên lệnh cho căn cứ Ngọc Lâm tổ chức một chuyến tuần tra Hoàng Sa, cùng các tàu đánh cá đối phó với quân đội miền Nam Việt Nam.
Lúc này, lãnh đạo của căn cứ hải quân Ngọc Lâm và các cấp đang ở Trạm Giang để tham gia hội nghị tập huấn quân sự thường niên của Hạm đội Nam Hải. Chỉ có phó tư lệnh căn cứ Ngọc Lâm là Ngụy Minh Sâm và Hồ Sinh Huy đều ở lại căn cứ. Độ nhạy bén nghề nghiệp đã khiến hai người sớm đánh hơi thấy mùi chiến tranh tiềm ẩn. Vì vậy công tác chuẩn bị đã được triển khai, hai người sớm phân chia trách nhiệm, họ Ngụy sẽ ra biển chỉ huy, họ Hồ sẽ ở nhà giữ căn cứ.
Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.
Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.
Ngọc Bi
 
Chỉnh sửa cuối:

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Mong cu Phi giữ đc mấy cái nó đang có chứ nó mất thì cũng là tin ko hay với vn chút nào


http://soha.vn/quan-su/trung-quoc-cong-bo-anh-tau-chien-vay-chat-bai-co-may-truong-sa-20140120133828643.htm



Trung Quốc công bố ảnh tàu chiến vây chặt bãi Cỏ Mây, Trường Sa




Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ | 20/01/2014 14:04 Chia sẻ:
(Soha.vn) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đăng tải những hình ảnh tàu hải quân nước này bao vây Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Vào tháng 5/1999, Hải quân Philippines đã dùng tàu đổ bộ cỡ lớn BRP Sierra Madre (LT-57) tràn lên Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đóng phi pháp tới tận ngày nay.
Những bức ảnh này được chụp từ tháng 8 năm 2013 tức là khoảng thời gian căng thẳng được đẩy lên cao nhất giữa Trung Quốc và Philippines tại khu vực này.













Toàn cảnh bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Bạn Phi quả này gay quá
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top