[Funland] Nhà giàn trên biển Đông - chiến lược đúng đắn của Việt Nam

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Mình có cái này mà mang ra T/Sa thì hữu ích nhỉ, gọn nhẹ ngon lành quá!

Cận cảnh súng phóng lựu Carl Gustav công phá mục tiêu



TPO - Súng phóng lựu không giật Carl Gustav được coi là loại súng chống tăng, diệt hỏa điểm đa năng có tính năng tốt, hiện được trang bị trong quân đội khoảng 40 quốc gia.
Carl-Gustav (tên đầy đủ shvedckoe Granatgevär m/48 Carl Gustaf) ban đầu được phát triển tại tập đoàn Carl Gustav STADS Gevärsfaktori (Thụy Điển).
Carl Gustav có cỡ nòng rãnh xoắn 84 mm, khác với những súng phóng lựu nòng trơn (giữ đường bay thẳng bằng đạn có cánh ổn định).
Do nòng có rãnh xoắn, đạn phóng ra quay quanh trục, nên súng phóng lựu này có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, dùng chống tăng, chống thiết giáp, phá hủy các công trình quân sự và sát thương sinh lực.
Tốc độ bắn khá nhanh 6 phát/phút. Kính ngắm quang học của Carl-Gustav có độ phân giải 2x, trường nhìn 17 độ.
Nhóm hỏa lực sử dụng súng này gồm 2 người. Khi nạp đạn thông thường vào đuôi súng, xạ thủ phải tháo đai khớp.
Súng Carl-Gustav có thể bắn 100 phát mới phải bảo dưỡng.
Hiện Carl Gustav STADS Gevärsfaktori đang tiến hành sản xuất loại đạn nhiệt 655 CS cho Carl Gustav.
Với khối lượng giảm còn 4,8kg, và thêm thêm nhiều tính năng hiện đại mới, 655 CS được cho là cải tiến quan trọng giúp Carl Gustav tăng khả năng thâm nhập và phá hủy các mục tiêu.

Loại đạn 655 CS có vận tốc 205m/s, tầm hoạt động 300 mét, có thể xuyên thép dày 500 mm ở khoảng cách 9-20m.

Theo Vpk


http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/can-canh-sung-phong-luu-carl-gustav-cong-pha-muc-tieu-670784.tpo
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Loại này dùng chống tăng là chính, em thấy mang ra TS không hiệu quả lắm vì tầm bắn có 300m.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
TQ muốn đánh chiếm đảo Thị Tứ làm bàn đạp kiểm soát toàn bộ Biển Đông

Nguyễn Hường 14/01/14 07:32
(GDVN) - Nếu Trung Quốc chiếm được đảo này và xây dựng lực lượng không quân, hải quân bất hợp pháp ở đó, họ sẽ dễ dàng kiểm soát (trái phép) toàn bộ Biển Đông.


Trong bối cảnh rộ lên thông tin cho rằng Trung Quốc đã lên kế hoạch đánh chiếm bất hợp pháp đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) bằng vũ lực trong năm 2014, tờ China Daily Mail đã đưa ra các lý do cho thấy tin đồn này cũng có các cơ sở thực tế để trở thành hiện thực.
Tàu đổ bộ Trung Quốc đã từng nhòm ngó đảo Thị Tứ, Trường Sa.Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo này hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp). Đây là đảo lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa với diện tích 37 ha và có ý nghĩa chiến lược lớn đối với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc muốn kiểm soát một phần rộng lớn của Biển Đông.


Do đảo Thị Tứ nằm gần giữa đường lưỡi bò nên nếu Trung Quốc chiếm được đảo này và xây dựng lực lượng không quân, hải quân bất hợp pháp ở đó, họ sẽ dễ dàng kiểm soát (trái phép) toàn bộ Biển Đông, cả bầu trời và mặt biển.


Đảo Ba Bình là hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa và vốn là một lựa chọn tốt hơn trong tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh. Tuy nhiện, hiện đảo này đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. Trong khi đó, Bắc Kinh đến nay vẫn chưa có triển vọng trong việc thống nhất giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan nên việc tấn công đánh chiếm đảo Thị Tứ do Philippines đang kiểm soát là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay.


Sắm một tàu sân bay lớn nhất thế giới Ford có giá khoảng 12,8 tỉ USD, nhưng boong tàu hạn chế. Trong khi đó, một căn cứ không quân được thiết lập trên đảo Thị Tứ sẽ lớn hơn hàng chục lần và rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó không thể chìm và có tuổi thọ rất dài.
Tờ báo đã bày tỏ nuối tiếc khi cho rằng Philippines có thể hưởng lợi rất nhiều nếu Mỹ đã xây dựng một căn cứ không quân ở đó để tạo điều kiện cho kế hoạch chuyển hướng trục chiến lược của Mỹ sang châu Á đối phó với Trung Quốc, nhưng điều đáng tiếc là Philippines đã bỏ lỡ điều này khá lâu.
Chuỗi đảo thứ nhất (đường màu đỏ), bao gồm Biển Đông với tên gọi quốc tế là South China Sea và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có tên gọi quốc tế Paracel, Spratly.Một lợi thế cho Trung Quốc một khi đánh chiếm được đảo Thị Tứ là nếu Mỹ và Nhật Bản điều một số máy bay và tàu chiến đến khu vực gần Philippines, Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó với chúng.


Tờ Star Manila hôm 5/1 đưa tin , Eugenio Bito-onon Jr, Thị trưởng của thị trấn Kalayaan do Philippines lập ra để "quản lý" một phần của quần đảo Trường Sa mà Manila yêu sách chủ quyền, gần đây đã khẳng định rằng lực lượng vũ trang Philippines đã triển khai quân đội đến đảo Thị Tứ.


Laude nói rằng Không quân đã được triển khai đến đảo Thị Tứ. Ông nói thêm rằng việc mở rộng bành trướng bá quyền của Trung Quốc trong Biển Đông tiếp tục gây áp lực lên Philippines, và Hải quân Philippines cũng đã đóng quân trong khu vực để bảo vệ các đảo.


Theo China Daily Mail, một chuyên trang về quân sự tại Trung Quốc, đánh chiếm (bất hợp pháp) đảo Thị Tứ chỉ là một phần của chiến lược lâu dài của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy chính sách phá vỡ "chuỗi đảo thứ nhất" do Mỹ và đồng minh châu Á-Thái Bình Dương hợp sức tạo thành. Wikipedia cũng đã giải thích về tầm quan trọng chiến lược của "chuỗi đảo thứ nhất" đối với Trung Quốc.


"Chuỗi đảo thứ nhất" là chuỗi quần đảo lớn nằm ngoài bờ biển lục địa Đông Á. Chủ yếu bao gồm các quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, phía bắc Philippines, Borneo, kéo dài từ bán đảo Kamchatka đến bán đảo Mã Lai. Chuỗi đảo này có 4 điểm quan trọng: Đầu là Hàn Quốc, đuôi là Philippines, "khóa" là Đài Loan, "trọng tâm" là Nhật Bản.


"Chuỗi đảo thứ nhất" có ý nghĩa quan trọng trong học thuyết quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc xem việc chuỗi đảo thứ nhất là khu vực phải an toàn và vô hiệu hóa từ các căn cứ của Mỹ, máy bay và các nhóm tàu ​​sân bay. Trong trường hợp phải tự vệ, nó có ý nghĩa chiến thuật phải mở ra một cuộc tấn công phủ đầu chống lại kẻ thù.


Mục đích của học thuyết này là phong tỏa Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông trong một vòng cung chạy từ các quần đảo Aleutian ở phía bắc tới đảo Borneo ở phía nam. Theo báo cáo của các cố vấn CSBA và RAND của Mỹ, vào năm 2020, Trung Quốc sẽ thúc đẩy các phương tiện để đạt được chính sách "chuỗi đảo thứ nhất"./.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/TQ-muon-danh-chiem-dao-Thi-Tu-lam-ban-dap-kiem-soat-toan-bo-Bien-Dong-post137225.gd


Nếu TQ làm thật thì VN ta chắc cũng phải đau đầu đây! Thực lực Phi quá yếu để giữ đảo này. Nếu Mỹ quyết ko can dự hay phòng ngừa sớm mà TQ cứ làm tới thì Phi mất đảo chắc. Việc báo chí nó tung tin là thăm dò để có bước tiếp theo đây.
 

uytin

Xe container
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-297940
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
6,330
Động cơ
390,711 Mã lực
cụ cho một tấm hình cho thêm phần sinh động
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bây giờ thì chỉ mong ông phi cố gắng giữ đảo Thị Tứ để không lọt vaog tau trung cẩu thoai.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,484 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bây giờ thì chỉ mong ông phi cố gắng giữ đảo Thị Tứ để không lọt vaog tau trung cẩu thoai.
Trung quốc chưa dám làm trong bối cảnh này đâu. Nó sẽ đợi khi có một cuộc khủng hoảng nào đó xảy ra, nơi mà quyền lợi của Mỹ sát sườn bị ảnh hưởng và khi đó sẽ mặc cả hoặc/ và tận dụng để chiếm đánh.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
TQ võ mồm đấy ạ. Chả ai để cái đảo ấy cho TQ chiếm.
Nó chớp nhoáng ra tay trong vài giờ là xong thì sao hả kụ? Tất nhiên sẽ có khủng hoảng ngoại giao nhưng có thể lắm chứ, nó ẫ từng nổ pháo thì giờ thêm phát nữa có j là ko dám?
Ko biết sao năm xưa vnch ko chiếm giữu hòn đảo to nhất này mà lại để đến tận 1971 cho Phi chiếm các kụ nhỉ?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nó chớp nhoáng ra tay trong vài giờ là xong thì sao hả kụ? Tất nhiên sẽ có khủng hoảng ngoại giao nhưng có thể lắm chứ, nó ẫ từng nổ pháo thì giờ thêm phát nữa có j là ko dám?
Ko biết sao năm xưa vnch ko chiếm giữu hòn đảo to nhất này mà lại để đến tận 1971 cho Phi chiếm các kụ nhỉ?
Em nghĩ lúc đó vẫn có bàn tay của mẽo nhúng vào.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Nó dứ vài lần chắc sẽ đánh 1 lần khi có cơ hội. VN mình thì các leader cao nhất chịu khó tư duy mà tìm ra con đường đổi mới, phát triển nhanh kinh tế để có tiền và nền khkt đảm bảo TQ ko bao h lấn đc Tsa và biển thì may phúc, bằng ko chả mấy đi tắm biển cũng ngửi khói hải giám chúng nó.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,674
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Chúng ta sẽ đòi lại những gì chúng ta bị chiếm, chỉ cần có thời cơ và điều kiện chín muồi.
 

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,084
Động cơ
505,934 Mã lực
Luôn chúc các chiến sĩ trên nhà giàn sức khoẻ, niềm tin và nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của tổ quốc.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
VN mua lấy đôi cặp này thả vào Cam Ranh và Trường Sa cũng tốt đây nhỉ


Nga triển khai 2 tàu hộ tống tên lửa tàng hình tối tân




theo Vnmedia | 15/01/2014 09:46 Chia sẻ:
"Hai tàu hộ tống tên lửa mới đã hoàn tất thử nghiệm và sẽ được đưa vào biên chế của Đội tàu Caspian trong quý đầu của năm nay" - Quân khu miền Nam nước này hôm 13/1 cho biết.

Hai chiếc tàu này mang tên Grad Sviyazhsk và Uglich, là chiếc tàu hộ tống lớp Buyan-M thứ 1 và thứ 2 thuộc Dự án 21631, phiên bản nâng cấp của lớp Buyan thuộc Dự án 21630. Tàu hộ tống lớp này được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Almaz có trụ sở tại St Petersburg.
Tàu hộ tống lớp này có trọng lượng giãn nước 949 tấn và tốc độ tối đa đạt 25 hải lý/giờ. Lớp tàu hộ tống này được phủ một lớp sơn đặc biệt giúp tàu có khả năng tàng hình trước các hệ thống radar của đối phương và có khả năng cơ động cao.
Vũ khí tấn công chủ lực của tàu hộ tống Buyan-M là 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M54 Kaliber (NATO gọi là SS-N-27) đặt trong các ống phóng thẳng đứng. Tên lửa này có tầm bắn đạt tới 300km.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị 1 bệ phóng tên lửa phòng không, với 12 đạn tên lửa Igla-1M (3M-47 Gibka) sẵn sàng chiến đấu. Tên lửa Igla-1M có thể tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu trên không trong cự li tới 15km.
Tàu hộ tống Buyan-M sử dụng pháo hạm 100mm A-190 có thiết kế góc cạch, tăng khả năng tàng hình trước radar cho tổng thể con tàu. Pháo A-190 đạt tầm bắn hiệu quả 23km, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Đặc biệt, để chống lại các mối đe dọa tên lửa chống hạm của đối phương, Buyan-M sử dụng tổ hợp phòng thủ tầm gần 12 nòng 30mm AK-630M-2 Duet, pháo có tốc độ bắn lên tới 10.000 phát/phút.
Tàu hộ tống lớp Byuan được thiết kế đặc biệt để hoạt động hiệu quả trong các vùng nước nông, nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong vùng biển Caspan, nơi tiếp giáp với nhiều cửa sông trong khu vực.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Mua con này về lắp đạn tên lửa của việt nam đang sản suất theo giấy phép của Nga cũng được, nhưng sao tốc độ con này thấp thế nhể, nhõn 25 hải lý / giờ?
 

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,084
Động cơ
505,934 Mã lực
Mua con này về lắp đạn tên lửa của việt nam đang sản suất theo giấy phép của Nga cũng được, nhưng sao tốc độ con này thấp thế nhể, nhõn 25 hải lý / giờ?
Chắc nó tàng hình rồi nên không cần chạy nhanh làm gì Cụ à! Cứ thế mà táng thôi
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
VN mua lấy đôi cặp này thả vào Cam Ranh và Trường Sa cũng tốt đây nhỉ


Nga triển khai 2 tàu hộ tống tên lửa tàng hình tối tân




theo Vnmedia | 15/01/2014 09:46 Chia sẻ:
"Hai tàu hộ tống tên lửa mới đã hoàn tất thử nghiệm và sẽ được đưa vào biên chế của Đội tàu Caspian trong quý đầu của năm nay" - Quân khu miền Nam nước này hôm 13/1 cho biết.

Hai chiếc tàu này mang tên Grad Sviyazhsk và Uglich, là chiếc tàu hộ tống lớp Buyan-M thứ 1 và thứ 2 thuộc Dự án 21631, phiên bản nâng cấp của lớp Buyan thuộc Dự án 21630. Tàu hộ tống lớp này được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Almaz có trụ sở tại St Petersburg.
Tàu hộ tống lớp này có trọng lượng giãn nước 949 tấn và tốc độ tối đa đạt 25 hải lý/giờ. Lớp tàu hộ tống này được phủ một lớp sơn đặc biệt giúp tàu có khả năng tàng hình trước các hệ thống radar của đối phương và có khả năng cơ động cao.
Vũ khí tấn công chủ lực của tàu hộ tống Buyan-M là 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M54 Kaliber (NATO gọi là SS-N-27) đặt trong các ống phóng thẳng đứng. Tên lửa này có tầm bắn đạt tới 300km.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị 1 bệ phóng tên lửa phòng không, với 12 đạn tên lửa Igla-1M (3M-47 Gibka) sẵn sàng chiến đấu. Tên lửa Igla-1M có thể tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu trên không trong cự li tới 15km.
Tàu hộ tống Buyan-M sử dụng pháo hạm 100mm A-190 có thiết kế góc cạch, tăng khả năng tàng hình trước radar cho tổng thể con tàu. Pháo A-190 đạt tầm bắn hiệu quả 23km, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Đặc biệt, để chống lại các mối đe dọa tên lửa chống hạm của đối phương, Buyan-M sử dụng tổ hợp phòng thủ tầm gần 12 nòng 30mm AK-630M-2 Duet, pháo có tốc độ bắn lên tới 10.000 phát/phút.
Tàu hộ tống lớp Byuan được thiết kế đặc biệt để hoạt động hiệu quả trong các vùng nước nông, nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong vùng biển Caspan, nơi tiếp giáp với nhiều cửa sông trong khu vực.
Chú này thua xa họ Sigma mà nhà mềnh mua của Hà Lan ..
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top