[Funland] NGƯT Trần Chút cho là triển khai rộng rãi tài liệu Tiếng Việt 1 của GS Đại vi phạm NQ 40/QH

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Cụ đọc lại còm #54 của em nhé
Thế theo cụ cái sgk gọi là công nghệ GD ấy có theo khung nào? TỪ bao giờ?
Và lưu ý cho cụ là hiện nay mới áp dụng cho cấp trung học, cao đẳng và đại học nhé. Cấp phổ thông vẫn thống nhất 1 bộ SGK. Cái "thực nghiệm" kia là sản phẩm chủ quan của 1 số vị, dạng đứa con hờ
Theo em cái quy trình đó hơi cũ rồi. Bây giờ theo cái mới thì chương trình khung là do NN quản, biên soạn. Còn SGK thì phải đáp ứng chương trình khung và do ai làm cũng được, miễn là được một hội đồng duyệt. Theo em quan điểm này là OK vì cả nước một bộ SGK là vô lý, dẫn đến độc quyền, năm nào cũng in lại sách SGK, SGK cũ bỏ đi là vô cùng lãng phí (ngày trước còn dùng được 2-3 khóa đến khi rách mới bán đi).
Cụ Trần Chút nói đúng quá còn gì
chương trình khung của cấp phổ thông, trc đây Bộ phải trình Quốc hội chứ có phải ai muốn in dạy thế nào được đâu.
thí điểm với thực nghiệm thì phải có thời hạn chứ bôi ra mãi là lách luật và phạm luật.
Còn về mặt chuyên môn thì chuyên gia ngôn ngữ học nhận xét là quá chuẩn rồi.
Em thật chứ k phải con rể của cả thì người ta dẹp lâu rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

kvboto

Xe container
Biển số
OF-405256
Ngày cấp bằng
17/2/16
Số km
8,081
Động cơ
294,832 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ông ếch nào cũng muốn sách mình được in, được bán, còn lại đám con trẻ mới nứt mắt tập tễnh vào trường bị đem ra làm thí nghiệm mấy cái trò đánh vần, đọc viết, vớ vẩn,... để rồi đến lớp 2-3 đầu ra thì cũng chỉ là biết đọc biết viết thôi, cần éo gì nhiều cách học phát âm, học đọc, học viết,... Cả nước chỉ nên dùng 1 bộ sách dạy học đánh vần, học đọc, học viết,... cho chuẩn tắc, thống nhất toàn quốc khi học ngôn ngữ tiếng việt của trẻ lớp 1 thôi.

Ông nào giỏi đi mà viết sách khoa học, nghề nghiệp từ trung cấp nghề trở lên đến đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, nghiên cứu khoa học giúp ích cho đời sống, công nghệ, công nghiệp ý,...

Đang có sự nhầm lẫn, đánh lộn con đen 2 phạm trù:

1. Phạm trù cách thức dạy và học đánh vần, học đọc, học viết cho trẻ lớp 1: có 2 cách dạy và học là (i) theo cách đang áp dụng đại trà và (ii) theo cách Công nghệ giáo dục của GS Đại

2. Phạm trù tổ chức trường, lớp học:
- Trường công: số học sinh/1 lớp đông, có đánh giá chấm điểm, thi đua, học sinh rèn nề nếp theo y/c cầu của cô giáo và nhà trường,...
- Trường thực nghiệm: số học sinh/1 lớp ít, cơ sở vật chất tốt hơn, không có đánh giá chấm điểm, thi đua, học sinh được tự do theo ý muốn cá nhân hơn,...

Như vậy, việc giải thích, bàn luận, kể cả GS Đại thì cũng chỉ nên là ở khía cạnh phạm trù (1) là khoa học và sự cần thiết, hiệu quả,... của việc dạy và học đánh vần, học đọc, học viết môn tiếng việt cho trẻ lớp 1,... thuần túy.

(Cuối tháng 8, video cô giáo hướng dẫn cách phát âm chữ cái c/k/q đều đọc là /cờ/ gây xôn xao dư luận vì khác phương pháp được dạy đại trà cho học sinh. Cách đánh vần đó là theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên và Bộ Giáo dục cho phát hành)

Đừng lấy phạm trù (2) tổ chức trường lớp học ra để giải thích cho phạm trù (1) vì nó khập khiễng, không cùng mặt bằng và phạm trù so sánh, đánh giá.

Đôi lúc GS Đại lấy phạm trù (2) giải thích, bao biện cho phạm trù (1) trong khi dư luận xã hội tranh luận đang là ở phạm trù (1). Rõ ràng, người cha đang nuông chiều vơ vào bao biện cho con đôi lúc có phần nhầm lẫn mù quáng,...

https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-...-gia-lai-sach-cong-nghe-giao-duc-3807500.html
 

Matizkavt

Xe buýt
Biển số
OF-86013
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
643
Động cơ
913,792 Mã lực
Đây, nghị quyết đây: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-quyet-40-2000-NQ-QH10-doi-moi-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-47231.aspx

Bác nào tinh mắt tìm hộ em xem chỗ nào nói rằng "Quốc hội xác định chỉ có một chương trình và một sách giáo khoa".

Em cảm ơn và hậu tạ.

P/S em sợt cả cái trang kể trên mà nó ra duy nhất một từ "một", mà nó lại nằm trong cụm từ "một số vấn đề sau". Thế mí đau.
Em mạn phép có ý kiến với cụ:
Nghị quyết 40 có đoạn: "Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục";
Luật giáo dục có hiệu lực tại thời điểm ra đời Nghị quyết 40 tại Khoản 2, Điều 25 quy định: "2. Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác".
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,003
Động cơ
857,585 Mã lực
Em mạn phép có ý kiến với cụ:
Nghị quyết 40 có đoạn: "Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục";
Luật giáo dục có hiệu lực tại thời điểm ra đời Nghị quyết 40 tại Khoản 2, Điều 25 quy định: "2. Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác".
Cảm ơn bác đã có ý kiến. Bác chưa thể nhận được hậu tạ của em vì:

Sử dụng thống nhất sách giáo khoa không phải là chỉ sử dụng một loại sách giáo khoa.



Bác đọc đoạn sau đây thì bác thấy thêm căn cứ để khẳng định là không vi phạm NQ:

+ Căn cứ chương trình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tổ chức biên soạn các sách giáo khoa.

+ Các Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa tiến hành thẩm định các sách giáo khoa (gồm một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và các sách giáo khoa khác do tổ chức, cá nhân biên soạn); Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa.


Trân trọng!

p/s: Có cái ông gì gì đấy mới đăng đàn khẳng định gì gì đấy. Mà ông ấy chính là chủ tịch Hội đồng thẩm định cái sách có cái ô vuông đấy.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Nhà giáo Trần Chút ko nên quy kết như vậy vì ông không hiểu luật và ông ko phải luật sư. Luật hay nghị quyết của QH cùng quy định về một vấn đề thì cái nào ban hành sau có hiệu lực áp dụng. Từ năm 2000 đến nay đã có nhiều nghị quyết và cả Luật Giáo dục quy định về chương trình và sách giáo khoa. Chúng ta đang hướng đến một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa.
Cụ Chút thắc mắc là giai đoạn 8 năm từ giờ kể về trước, khi cái văn bản kia về 1 bộ sách vẫn còn hiệu lực ạ.
Kể ông nào nghĩ ra cái ầm ĩ này để quên cái thay điểm cũng tài
 

Z8ABS

Xe đạp
Biển số
OF-571988
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
12
Động cơ
143,490 Mã lực
Tuổi
38
Công nhận chủ đề ngôn ngữ này hót thật. Không biết bao nhiêu thớt rồi...
Ai cũng tưởng mình là người Việt nói tiếng Việt hiểu tiếng Việt nên mỗi người tranh nhau nói một chút, thật ra tiếng nào cũng khó, đa số người Việt chỉ dừng lại ở mức dùng được tiếng Việt thôi, dùng mà còn sai nữa chứ đừng nói hiểu
 

francis.castanie

Xe tăng
Biển số
OF-442184
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
1,406
Động cơ
220,090 Mã lực
Em đọc tâm thư của vị GS này rồi, ông là con rể ông Lê Duẩn, ông bảo ông là KH không vì tiền: bé có bố mẹ nuôi, lớn lên có vợ nuôi, giờ già con nuôi...
Em lười không đọc đoạn thanh minh thanh nga của lão này, NẾU, thực sự đúng như cụ nói, MỘT KẺ TỪ BÉ ĐẾN LỚN ĐỀU ĂN BÁM thì làm gì có quyền dạy dỗ người khác!
Thân.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,621 Mã lực
Em lười không đọc đoạn thanh minh thanh nga của lão này, NẾU, thực sự đúng như cụ nói, MỘT KẺ TỪ BÉ ĐẾN LỚN ĐỀU ĂN BÁM thì làm gì có quyền dạy dỗ người khác!
Thân.
Nhu cầu con người có nhiều loại! Hạ đẳng chỉ quan tâm đến ăn uống đụ ị thôi! Và nhu cầu cơ bản hạ đẳng cần nhiều nhất!
 

francis.castanie

Xe tăng
Biển số
OF-442184
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
1,406
Động cơ
220,090 Mã lực
Nhu cầu con người có nhiều loại! Hạ đẳng chỉ quan tâm đến ăn uống đụ ị thôi! Và nhu cầu cơ bản hạ đẳng cần nhiều nhất!
Haiz, có vẻ như thế. Đến nhu cầu cơ bản mà cũng phải ngồi há mồm thì ....
Cơ mà trộn lẫn ăn với ị vào một nồi như thế thì ... đến con vật cưng nhà mình nó cũng không chịu ăn.
 

Chaukga

Xe container
Biển số
OF-1616
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
5,827
Động cơ
1,659,373 Mã lực
Em lười không đọc đoạn thanh minh thanh nga của lão này, NẾU, thực sự đúng như cụ nói, MỘT KẺ TỪ BÉ ĐẾN LỚN ĐỀU ĂN BÁM thì làm gì có quyền dạy dỗ người khác!
Thân.
Đọc cho hết thì nó còn đoạn này nữa: "luôn có người chăm lo cho tôi để tôi yên tâm làm khoa học"
http://kenh14.vn/gs-ho-ngoc-dai-ngo-bao-chau-khong-phai-hoc-tro-toi-tu-hao-nhat-ma-la-mot-cau-sua-xe-20180910214109893.chn
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,320
Động cơ
207,048 Mã lực
Ông này nói sai. Nghị quyết này không nói gì về vấn đề 01 chương trình, 01 bộ SGK cả. Chỉ nói về việc chương trình phải thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng. Vì nghị quyết này rất ngắn nên em sẽ đăng lên đây:


NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCăn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Luật giáo dục;
Sau khi xem xét Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ

Tán thành đề nghị của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.

Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.

II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn trương để đạt được các mục tiêu nêu trên; lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004-2005; đến năm học 2006-2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1- Giao Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; hàng năm báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả và tiến độ thực hiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm huy động, tập hợp các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục an hiểu, có kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thí điểm, thẩm định chương trình, sách giáo khoa mới và hướng dẫn áp dụng đối với các địa bàn khác nhau; xây dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông; đổi mới chương trình đào tạo ở các trường, các khoa sư phạm; tổ chức bồi dưỡng để giáo viên có đủ khả năng giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới; chỉ đạo địa phương xây dựng, phát triển các trường trung học phổ thông kỹ thuật bảo đảm để học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, biên chế, xây dựng chính sách đối với giáo viên để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở địa phương; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật giáo dục; tiến hành nâng cấp và xây dựng trường, lớp, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,320
Động cơ
207,048 Mã lực
Em mạn phép có ý kiến với cụ:
Nghị quyết 40 có đoạn: "Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục";
Luật giáo dục có hiệu lực tại thời điểm ra đời Nghị quyết 40 tại Khoản 2, Điều 25 quy định: "2. Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác".
Nó chỉ quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục, nó không bảo phải quán triệt các cái khác. Trích luật giáo dục 1998:
Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

3. Nội dung, phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục; chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, giáo trình. Chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cấp học và từng trình độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định và tính thống nhất.
Đấy là chưa nói đến khái niệm thống nhất. Trong NQ 40, thống nhất được hiểu như sau: Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,621 Mã lực
Nó chỉ quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục, nó không bảo phải quán triệt các cái khác. Trích luật giáo dục 1998:
Đấy là chưa nói đến khái niệm thống nhất. Trong NQ 40, thống nhất được hiểu như sau: Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.
Hóa ra nhà giáo ưu tú cũng chứa bã đậu rồi! Chán thật! Nhiều người không be toáng thì không ai biết ngu. Đến khi be toáng mới lòi ra cái dốt!
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
6,003
Động cơ
857,585 Mã lực
Em lười không đọc đoạn thanh minh thanh nga của lão này, NẾU, thực sự đúng như cụ nói, MỘT KẺ TỪ BÉ ĐẾN LỚN ĐỀU ĂN BÁM thì làm gì có quyền dạy dỗ người khác!
Thân.
Thưa bác, em chả bênh ông nào cả nhưng lấy một câu bông đùa của một người để mỉa mai người đó thì không hay chút nào.
 

uocmovietnam

Xe tải
Biển số
OF-137078
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
221
Động cơ
369,827 Mã lực
Luật nào mà luật sau ra thì luật trc mất tác dụng???? Luật rừng cũng k thế. Toàn phán bừa
Chương trình gì mà 1 ct nhiều bộ sách, chúng ta nào đang hướng tới, ta của thím chúng ta nào. THím có biết quy trìnhnhđểe ra 1 bộ SGK nhưnhu nào kmà bảo 1 ctnhiều bộ sách
Cụ đọc cho chính xác nhé, em nói là nếu các luật cùng quy định về một vấn đề thì luật ban hành sau có hiệu lực áp dung. Đấy là nguyên tắc của pháp luật. Còn việc một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất có thể cho phép có nhiều bộ sách giáo khoa là xu hướng văn minh. Xin trích Điều 29 dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) đang trình QH: Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi cả nước; phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông phải được tổ chức thực nghiệm trước khi ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Sách giáo khoa gồm sách in, sách giáo khoa điện tử và học liệu.

Mỗi môn học có thể có nhiều sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập.

Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được Hội đồng cấp tỉnh thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Nhà giáo mà phát ngôn hàm hồ, vô căn cứ thế này, trách nào xã hội với cộng đồng mạng nó loạn như lên đồng.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Cụ đọc cho chính xác nhé, em nói là nếu các luật cùng quy định về một vấn đề thì luật ban hành sau có hiệu lực áp dung. Đấy là nguyên tắc của pháp luật. Còn việc một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất có thể cho phép có nhiều bộ sách giáo khoa là xu hướng văn minh. Xin trích Điều 29 dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) đang trình QH: Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi cả nước; phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông phải được tổ chức thực nghiệm trước khi ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Sách giáo khoa gồm sách in, sách giáo khoa điện tử và học liệu.

Mỗi môn học có thể có nhiều sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập.

Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được Hội đồng cấp tỉnh thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Làm gì có luậtnào mà luật ra sau và luật trc cùng 1 vấn đề hả thánh chém, ra sau thì nó sẽ có câu là quy định trc k còn hiệu lực, quy định này thay chonquy định ngày xyz
nhiều trường hợp do dốt chúng nó dẫm chân lên nhau văn bản sau đá văn bản trước là thường và cãi nhau như mổ bò éo biết theo cái nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top