[Funland] Nguồn gốc của một số nhân vật lịch sử của Việt Nam

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,696
Động cơ
1,815,248 Mã lực
Cụ chủ cop pet thiệt dã man:((
Gần bằng vị giáo chủ gì chuyên cop pết Phật pháp ý nhể
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1 lèo từ đầu đến cuối không ngắt dòng, không chia mục, em nhìn mà em ngán luôn chả muốn đọc :(
 

Sheldon

Xe tăng
Biển số
OF-343422
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
1,158
Động cơ
279,325 Mã lực
Vãi lều copy and paste :))
 

hongtv.ho

Xe máy
Biển số
OF-391394
Ngày cấp bằng
10/11/15
Số km
94
Động cơ
237,840 Mã lực
Tuổi
43
Cụ nào tóm tắt lại cho cụ dưới tiết kiệm ít thời gian^^
 

7663A18

Xe điện
Biển số
OF-17175
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
2,061
Động cơ
526,704 Mã lực
đọc cho vui thôi ạ, không phải từ chính sử.
trong tài liệu có quá nhiều từ "tương truyền", "có thể" .....
tóm lại là toàn phán đoán thôi ạ, không có cứ liệu xác đáng.
cũng tại sử nhà ta bị quân Minh đốt hết mất rồi, biết làm sao được.
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Khổ quá, cụ ấy vào đây ko phải với mục đích bán hàng
Em biết là như thế.
Nhưng copy rồi paste 1 phát như #1 thì có khác gì úp cả cái xô nước vào mặt không cụ?
Mà cụ có đọc nội dung #1 không ạ?
 

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
4,350
Động cơ
529,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Em biết là như thế.
Nhưng copy rồi paste 1 phát như #1 thì có khác gì úp cả cái xô nước vào mặt không cụ?
Mà cụ có đọc nội dung #1 không ạ?
---------------------------

cụ Bố già khó tánh quá...cụ xin tí đất chia sẻ với các cụ of nào mê lịch sử thôi.

E đã quote rõ rồi là cụ nào muốn xem bản đẹp thì vào link pdf ở dưới ( cuối cùng của post 1) mà.

E thấy tài liệu hay , mải đọc ko có thời giờ ngắt câu ngắt đoạn mong các cụ OF thông cảm.

P.S : một số cụ e nghĩ chả quan tâm đâu tài liệu này nói gì đâu nhưng lại thích bắt bẻ e về mặt trình bầy...kể cũng hài
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
---------------------------

cụ Bố già khó tánh quá...cụ xin tí đất chia sẻ với các cụ of nào mê lịch sử thôi.

E đã quote rõ rồi là cụ nào muốn xem bản đẹp thì vào link pdf ở dưới ( cuối cùng của post 1) mà.

E thấy tài liệu hay , mải đọc ko có thời giờ ngắt câu ngắt đoạn mong các cụ OF thông cảm.

P.S : một số cụ e nghĩ chả quan tâm đâu tài liệu này nói gì đâu nhưng lại thích bắt bẻ e về mặt trình bầy...kể cũng hài
:D Xin lỗi cụ!

cụ bỏ qua cho em nhé :D
 

TungWed

Xe hơi
Biển số
OF-191719
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
118
Động cơ
330,500 Mã lực
Em đoán là cụ chủ chẳng đọc đâu :D
 

Tu ky

Xe điện
Biển số
OF-333632
Ngày cấp bằng
6/9/14
Số km
2,332
Động cơ
306,743 Mã lực
Mờ hết cả mắt rùi. Cám ơn cụ chủ
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Xin phép cụ oto2banh1618

Em copy của cụ và paste lại như sau :

Nguồn gốc 9 vị Vua Chúa trong lịch sử Việt Nam


1. Nguồn gốc Mai Hắc Đế (?-722)


Việt điện u linh viết Mai Thúc Loan có cha họ Mai, mẹ họ Vương.

Nhưng truyền thuyết dân gian địa phương lại kể mẹ ông vốn là người làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, không chồng mà chửa, bỏ làng tới thôn Ngọc Trừng, huyện Nam Đàn, Nghệ An sinh con ở đó, mang họ Mai là họ mẹ.

Việt sử lược thời Trần không nói gì về cuộc khởi nghĩa của ông.

Toàn thư thời Lê nói đến, nhưng lại gọi ông là “tướng giặc”.

Điều đó khiến nhà sử học Mỹ K. Taylor (1983: 192) ngờ rằng các sử gia Đại Việt đã coi Mai Thúc Loan là “người dị tộc”. Một số nhà sử học thời nay đoán ông có “bố Chăm -mẹ Việt” nên mới có nước da đen như người Chăm, mang họ mẹ như người Chăm (Trần Quốc Vượng 1996:426).

Tạ Chí Đại Trường (2009 a: 106) cũng nghĩ vậy khi coi việc ông xưng danh hiệu Mai Hắc Đế là “một hành vi có ý thức” của người “mang màu da rạm nắng của dân hải đảo”, coi sự ủng hộ của các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân…đối với ông chứng tỏ “sự đồng cảm của những tập hợp tương tự” (tức người cùng tộc và có màu da rạm nắng).

Tôi sẽ chứng minh ở đây Mai Thúc Loan gốc là người Lê ở đảo Hải Nam, nhưng có cội nguồn xa hơn là người Mân Phúc Kiến.

Sách Văn hiến thông khảo thời Nguyên viết: người xứ Mân (Phúc Kiến) thường đi thuyền chở hàng hóa xuống xứ Lê (đảo Hải Nam), nhiều người ở lại làm ruộng không trở về nữa (tức sau đó trở thành người Lê).

Việt điện u linh viết mẹ Mai Thúc Loan họ Vương. Đó chính là họ phổ biến của người Lê ở đảo Hải Nam và là họ tương ứng với họ Ông-một trong 4 họ của hoàng tộc Chăm (Phụ lục 4D).

Hiện người Lê ở vùng ven biển đảo Hải Nam vẫn nói tiếng Mân Nam. Ở phía Nam đảo có một phương ngữ Mân gọi là tiếng Mại. Trong tiếng Chăm ở đảo Hải Nam, tức tiếng của di dân Chăm gốc Lê, các nhà ngôn ngữ cũng thấy có một lớp từ cổ thuộc về tiếng Mại. Họ Mai của Mai Hắc Đế chắc có gốc từ tên gọi nhóm Mại đó.

Từ thời Hán, nhiều nhóm Lê đã đến vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh, trong đó có tổ tiên Mai Thúc Loan.

Sau khi cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan thất bại năm 722, họ hàng và quân tướng của ông là người Lê đã di tản vào Bình-Trị-Thiên và dần làm chủ nước Champa từ thế kỷ 9 (Phụ lục 4B, 4D).

Một số nhóm ở lại, là tổ tiên của người Đản Nãi, Cử Long thường “làm phản” ở thời Đinh-Tiền Lê và đến thời Lý mới bị đánh dẹp

Mối quan hệ Champa-Đại Việt từ thời Tiền Lê đã nổi bão bùng sóng gió. Vào thời Trần, quan hệ hai nước bỗng có một thời trăng mật khi năm 1301, Trần Nhân Tôn đi thăm Champa 9 tháng, đến năm 1306 gả công chúa Huyền Chân cho Chế Mân để có được của hồi môn là hai châu Ô, Lý.

Nhưng thời đó qua mau và trong vòng gần 30 năm sau (1361- 1390), Champa đã nhiều lần đánh phá Đại Việt, người Chăm thực sự là “giặc” với người Việt.

Thời Ngô Sĩ Liên viết Toàn Thư cũng là thời xung đột Việt-Chăm nổ ra liên miên, nên đương nhiên với ông, người Chăm là “giặc”.

Có lẽ, dựa vào một sử liệu nào đó nay đã mất, các sử gia nhà Trần và nhà Lê biết Mai Thúc Loan là người Chăm, từ đó có sự phân biệt đối xử mà với chúng ta ngày nay là bất công với ông. Việc sử nhà Trần bỏ qua Mai Thúc Loan có vẻ cũng có liên quan đến việc nhà Trần buộc những người trong hoàng tộc Trần từng đầu hàng giặc Nguyên đổi sang họ Mai
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
2. Nguồn gốc Phùng Hưng (?-791). (1)


Theo Toàn Thư, Phùng Hưng là người Đường Lâm, huyện Phúc Lộc, Giao Châu.


Việt Điện U linh viết: họ Phùng truyền đời làm Quan lang của người Di châu Đường Lâm.


Nhà sử học Lê văn Lan, dẫn văn bia Quảng Bá cho biết cụ thể hơn: Phùng Hưng là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người đã từng dự tiệc ở cung vua Đường Cao Tổ; là con của Phùng Hạp Khanh, người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, sau về quê trở nên giàu có, trong nhà có hàng ngàn nô tỳ.


Phùng Tói Cái từng dự tiệc ở cung vua Đường, tức ông phải là quan lớn hay người đỗ đạt cao, kiểu như Khương Công Phụ, người xứ Thanh, đỗ tiến sĩ và làm quan cho nhà Đường đến chức tể tướng.

Nếu văn bia Quảng Bá viết đúng, Phùng Hưng là dòng dõi “danh gia vọng tộc”.

Vậy họ Phùng có nguồn gốc thế nào?

May mắn, Schafer (1967:61-69) cho chúng ta biết: vào đầu thế kỷ 7, sau khi nhà Đường thống trị Lĩnh Nam, các cuộc khởi nghĩa của cư dân bản địa nổ ra chủ yếu ở Ung Châu và Dung Châu, nhất là ở vùng ven biển giữa Quảng Châu và Hà Nội. Đóng vai trò nổi bật trong các cuộc kháng chiến đó là hai bộ tộc Ninh và Phùng với các thủ lĩnh họ Ninh và họ Phùng.

Họ Phùng có ông tổ người phương Bắc và bà tổ là con gái một thủ lĩnh bản địa phương Nam. Đó là một dòng họ có thế lực ở vùng ven biển phía Tây Quảng Châu với Phùng Áng là viên quan lớn cuối cùng của nhà Tùy ở Quảng Đông.

Trong số lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa chống Đường của người Lĩnh Nam có một loạt người họ Phùng như Phùng Huyên ở vùng ven biển Liêm Châu (từ năm 623), Phùng Lân ở Quảng Châu (từ năm 728), Phùng Sùng Đạo (từ năm 769) và hai anh em Phùng Hưng, Phùng Hãi ở Bắc Việt Nam (từ năm 791).

Như vậy, họ Phùng của Phùng Hưng đúng là một dòng họ lớn và mạnh của người Bách Việt ở Lĩnh Nam (bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam). Họ Phùng có gốc từ tên bộ tộc Phùng.

Vậy bộ tộc Phùng là bộ tộc nào?

Cũng theo Schafer: Phùng trong tiếng Hoa Trung đại có âm Byung. Dễ thấy, Byung tương ứng với Bùng trong tiếng Việt. Theo Trần Quốc Vượng (1997:97), quê của Phùng Khắc Khoan hay Trạng Bùng là Phùng Xá, còn gọi là làng Phùng hay làng Bùng.

Cả một vùng rộng lớn từ Đan Phượng (hay Đan Phụng) đến Phúc Thọ, quê Phùng Hưng đều có tên chung là Phùng.

Chamberlain (1998 a) đã kết nối họ Phùng của Phùng Hưng với tên gọi Phong trong Phong Châu, nơi có nhiều người Mường.

Ông cho rằng, thời Tấn, Phong Châu có tên là Tân Xương, nhưng Phong có thể là một địa danh cổ do các biến thể của nó được bảo tồn trong tên gọi Pọng của một số nhóm Việt-Mường, Thái, Khmu ở Nghệ-Tĩnh và Lào;

trong họ Phùng của Phùng Hưng;

trong tên Souvana Khamphong -ông nội vua Phạ Ngừm ( vị vua đầu tiên của nước Lào);

trong tên Pra Khaphung- vị thần bảo hộ cho nước Sukhothai (một nước cổ của người Thái ở Thái Lan).v.v.

Tuy nhiên, Chamberlain thừa nhận, với ông ” nguồn gốc thực sự của từ Phùng vẫn là một bí ẩn”.

Ferlus (1996:20) cũng nhận thấy mối liên hệ họ hàng giữa Pọng/Phọng, tên gọi một nhóm Việt-Mường ở Tương Dương (Nghệ An) và ở Lào với Pọng, từ chỉ một đơn vị hành chính dưới mường của người Thái Đỏ ở Thanh Hóa; với Mường Pọng, tên gọi vùng núi Miến Điện và cả nước Miến Điện từ người Thái Đen và Thái Trắng.

Ông đoán từ gốc của Pọng là blong nhưng không rõ nghĩa gốc của nó ra sao.

Giờ đây, tôi có thể chỉ ra cả từ gốc và nghĩa gốc của tất cả các từ nêu trên.

Chúng đều là các từ thuộc Họ Từ Người và vì thế có gốc từ một tên tự gọi tộc người có nghĩa Người.

Đó chính là tên gọi Mon/Môn với các biến thể Bùng/Pọng/ Phong/ Phùng.v.v.
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
2. Nguồn gốc Phùng Hưng ( ?-791) (2)

Tên gọi Mường Pọng chỉ miền núi hay nước Miến Điện bắt nguồn từ việc người Môn là một tộc người miền núi nhưng có vai trò quan trọng ở Miến Điện. Như vậy, bộ tộc Phùng của Phùng Hưng là một nhóm Mon-Mường gốc Mân.


Theo Toàn Thư, Phùng Hưng sau khi chết được tôn là Bố Cái Đại Vương, được lập đền thờ và thường hiển linh, là vị thần đã âm phù cho Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng.


Em Phùng Hưng là Phùng Hãi là người có sức khỏe phi thường và có tài đi thuyền (đưa một chiếc thuyền con chở nghìn hộc đi hơn 7km). Vị thần phù hộ cho Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông thường là một vị thần sông nước. Tài đi thuyền của Phùng Hãi cho thấy hai anh em họ Phùng có gốc là dân vùng ven biển.


K. Taylor (1972:208) nhận xét: thời Phùng Hưng là thời Bắc Việt Nam có buôn bán đường biển rất phát triển. Điều này một phần do trước đó, vai trò của Quảng Châu như một hải cảng chính ở biển Đông đã bị sa sút. Nguyên nhân chính là sự nhũng nhiễu của quan lại Quảng Châu đã khiến các lái buôn nước ngoài xa lánh, thậm chí vào năm 758, người Ả Rập và Ba Tư ở đó đã nổi dậy giết quan quân ở đó.


Năm 792, thái thú Quảng Châu đã phải thừa nhận:” Gần đây, các thuyền buôn với hàng hóa quí hiếm đã đột nhiên chuyển sang Giao Chỉ”.


Chúng ta sẽ thấy sự phát triển của thương mại biển vào thời Trần và thời Mạc có liên quan chặt chẽ tới việc hai họ Trần, Mạc có gốc Đản- Mân.


Sự phát triển của thương mại biển thời Phùng Hưng chắc cũng vậy. Như đã nêu, họ Phùng là một dòng họ có thế lực ở vùng ven biển phía Tây Quảng Châu, cũng là nơi dấy nghiệp của họ Trần và họ Mạc.


Vấn đề quê gốc của Phùng Hưng- Đường Lâm hay Phúc Lộc ở đâu là một vấn đề từng gây tranh cãi.


Giờ đây, quan điểm coi Đường Lâm ở vùng núi Thanh-Nghệ đã được khẳng định. Điều này cũng phù hợp với điều văn bia Quảng Bá ghi thân phụ Phùng Hưng đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan-một người Lê gốc Mân và với ghi nhận của Chamberlain về một loạt điểm tương đồng giữa cuộc đời Phùng Hưng với cuộc đời của vị anh hùng Chương Han, nhân vật chính của một sử thi phổ biến ở người Khmu, Lào và Thái Đen.


Cho tới thời Lý, họ Phùng vẫn là một thế lực quan trọng với các nhân vật như sứ giả Phùng Chân sang Tống (1014),
tướng Phùng Luật, người đã cùng với Điện Tiền chỉ huy sứ Đinh Lộc mưu làm phản (1041),
tướng Phùng Trí Năng cầm quân đi đánh Ai Lao (1048),
Thái phó Phùng Tá Chu, người thuyết phục Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (1225) và sau đó được nhà Trần cử đi trấn thủ Nghệ An.
Xét một loạt các bằng chứng nêu trên, chúng ta có thể xác định: Phùng Hưng có dòng dõi họ Phùng, gốc là người Mân Quảng Đông. Đúng như Chamberlain xác định, khi Phùng Hưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa dành độc lập thắng lợi, ông đã đưa họ hàng ra lập quê mới ở Sơn Tây với tên quê cũ Phúc Lộc-Đường Lâm, từ đó để lại một vùng đất Phùng/Bùng cùng với một quan niệm Đường Lâm-đất hai vua.
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
4,626
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
3. Nguồn gốc Đinh Bộ Lĩnh (924-979).


Theo Toàn Thư, Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư, Ninh Bình, con Đinh Công Trứ, thứ sử châu Hoan nhưng mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm.


Chúng ta có một loạt dấu hiệu cho thấy họ Đinh có gốc từ người Đản Quảng Đông.


Trần Quốc Vượng (2002:511) nêu hai sự kiện: năm 970, Đinh Tiên Hoàng sai sứ qua biển sang Quảng Châu giao hảo với nhà Tống; năm 972, Đinh Liễn, con trai Đinh Tiên Hoàng, sau khi đi sứ Tống về, được phong làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ (Vị Vua Giữ Yên Biển).


Lưu ý: từ quân cũng chỉ vua nhưng ở cấp độ thấp hơn vương.

Nêu ra hai sự kiện trên, Trần Quốc Vượng muốn nhấn mạnh “cái nhìn hướng về biển” của nhà Đinh. Nhưng chính với cái nhìn đó, họ Đinh đã thể hiện nguồn gốc dân biển của mình.


Trần Quốc Vượng (1997:355) cũng cho hay: cả một dải Ninh Bình-Nam ĐịnhThái Bình mà sử sách ghi là Giao Thủy vốn là một vùng nước lợ thường có trai ngọc. Sông Châu, một nhánh sông Đáy ở Hà Nam, có tên trùng với tên sông Châu- sông Ngọc Trai ở Quảng Đông và thực tế cũng là con sông có nhiều trai ngọc với vỏ trai (sà cừ) dày có 7 màu.


Vùng Vịnh Bắc Bộ nổi tiếng về trai ngọc với câu “Châu về Hợp Phố” và Hợp Phố là một quận của Giao Chỉ, đến cuối thế kỷ 3 mới thuộc về Quảng Châu.


Theo Toàn Thư, Đinh Bộ Lĩnh thủa hàn vi thường đánh cá trên sông Giao Thủy, kéo lưới được viên ngọc khuê to nhưng sứt mất một góc do va vào mũi thuyền. Một truyền thuyết dân gian lại kể, Đinh Bộ Lĩnh hồi nhỏ bị chú đuổi đã tới vùng Giao Thủy đánh cá, mò trai và một hôm đã mò được một viên ngọc.


Trần Quốc Vượng cho rằng đó là ngọc trai chứ không phải là ngọc khuê.


Chúng ta biết, mò trai là một sở trường của người Đản.


Một truyền thuyết khác lại kể: mẹ Đinh Bộ Lĩnh có mang với Thần Nước là một con rái cá, sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Sau dân làng bắt được rái cá, ăn thịt rồi vứt xương đi. Mẹ Đinh Bộ Lĩnh nhặt chỗ xương ấy, gói lại đem về treo ở bếp. Đinh Bộ Lĩnh lớn lên rất khỏe mạnh, thông minh, lại giỏi bơi lặn nên đã đem được bộ xương rái cá -cha mình đặt vào long mạch là miệng một con ngựa đá dưới vực sâu, nhờ đó sau trở thành Hoàng Đế.


Cả sử Việt và truyền thuyết Việt đều nói mẹ của Đinh Bộ Lĩnh họ Đàm. Thủa trẻ vua Đinh đã từng cầm quân đánh nhau với chú của mình, một lần thua chạy qua cầu ở Đàm Gia Loan, cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hiện ra bảo vệ vua nên sợ mà rút chạy…


Khi xưng đế, Đinh Bộ Lĩnh chọn một chỗ đất đẹp ở Đàm Thôn định dựng đô. Nhưng vì đất hẹp, thế không hiểm nên đành đóng đô ở Hoa Lư. Vua Đinh lập 5 hoàng hậu, người đầu tiên có tên là Đan Gia…


Tất cả những điều trên đã hé lộ nguồn gốc Đản của Đinh Bộ Lĩnh, bởi: - Theo Schafer (1967:221) truyền thuyết thời Đường ở Quảng Đông nói rằng đàn bà và trẻ con người Đản là rái cá và gọi người Đản là “Người Rồng”, là con cháu của Giao Long, Ngư Tinh…


Như vậy, truyền thuyết Việt về ông bố rái cá của Đinh Bộ Lĩnh tương ứng với các truyền thuyết trên.


-Trong tiếng Hoa, Đàm, Đan hay Đản đều có âm là Tan, vì thế Đàm Gia=Đan Gia=Đản Gia=Người Đản. Loan nghĩa là vịnh biển, một khúc sông cong, là từ thường gắn với nhiều địa danh ở Quảng Đông-Hồng Kông (ví dụ: các di chỉ Đá Mới Thâm Loan, Đại Loan, Hắc Sa Loan).


Vì thế, các tên gọi Đàm Gia, Đàm Thôn, Đàm Gia Loan đều chỉ một làng của người Đản chuyên nghề đánh cá, mò ngọc trai từ Quảng Đông tới. Đan Gia, tên gọi hoàng hậu đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh khẳng định ông là người Đản nên người vợ đầu tiên cũng là người Đản.


-Việc tên sông Châu ở Hà Nam trùng với tên sông Châu ở Quảng Đông không chỉ thể hiện cả hai sông đều có nhiều ngọc trai mà còn phản ánh mối liên hệ cội nguồn của một nhóm cư dân ở vùng sông Châu-Hà Nam với cư dân sông Châu- Quảng Đông.


-Việc Đinh Bộ Lĩnh có gốc Đản Quảng Đông cũng lí giải mối quan hệ đặc biệt giữa Đinh Bộ Lĩnh và Trần Lãm, một sứ quân trấn giữ cửa Bố Hải (Thái Bình), người cũng có gốc từ vùng ven biển Quảng Đông (theo một thần tích được Trần Quốc Vượng dẫn từ Việt Sử Lược).

Đinh Bộ Lĩnh và con là Đinh Liễn đã đem quân hội nhập với quân của Trần Lãm, sau đó được Trần Lãm trao toàn bộ binh quyền. Trần Thăng, em Trần Lãm sau lại thành rể họ Đinh.


-Cũng theo Schafer (1967:51): họ Ninh của người Ninh là một họ quí tộc lớn đã cung cấp những thủ lĩnh quân sự cho người Lão Nam Bình ở Bắc Quảng Đông. Vào đầu thời Đường, nhà Đường đã chinh phục được vùng đất do người Ninh nắm giữ gọi là Ninh Việt, từ đó tiến đến Bắc Bộ Việt Nam.


Một người họ Ninh được phong làm thứ sử Liêm Châu ở ven biển Quảng Đông. Người Ninh với họ Ninh có lẽ cũng là một nhóm tương tự với người Nông -họ Nông (tức Nùng). Tương truyền, người hai họ Ninh và Nông cũng có liên quan tới Rồng. Như đã nêu, họ Ninh cùng với họ Phùng của Phùng Hưng là hai họ quí tộc lớn của người Việt Quảng Đông từng lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường.


Đào Duy Anh (1994:104) cho biết thêm: họ Ninh đời đời làm thủ lĩnh ở Nam Bình. Cuối thời nhà Trần ở Trung Quốc (557-589), một người họ Ninh là thái thú quận Ninh Việt. Họ Ninh cũng kế tục nhau làm hào trưởng ở vùng của người Man Tây Nguyên ở cả Quảng Đông và Quảng Tây.


Rõ ràng, những gì nói về họ Ninh ở trên tương ứng với điều sử nhà Tống ghi “nhà Đinh nhiều đời là danh gia vọng tộc” và sử Việt viết: cha Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Công Trứ) là thứ sử châu Hoan. Rất có thể, họ Đinh của Đinh Bộ Lĩnh chính là một ngành tách ra từ họ Ninh (tương ứng đ=l=n, chữ Ninh 宁 cũng có bộĐinh 丁)

Xét tổng thể các bằng chứng trên, có thể khẳng định Đinh Bộ Lĩnh có nguồn gốc họ Ninh của người Đản ở Quảng Đông, sau cha ông được bổ làm quan nên tới vùng ven biển Hà-Nam-Ninh. Tên gọi Ninh Bình-quê hương ông có thể có liên hệ cội nguồn tới tên huyện Quân Ninh thời Đường (gồm Ninh Bình và Thanh Hóa nay), là đất của người Ninh gốc Đản-Mân. Đó cũng là vùng đất gốc của người Mường.

Các dòng họ xưa khi tách hay đổi họ thường giữ lấy một bộ hay chữ gốc để ghi nhớ họ gốc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top