Luồng gần cửa sông Bạch Đằng thực tế cốt luồng cũng chả sâu lắm đâu cụ ơi. Khi triều kiệt thì độ sâu tầm chỉ tầm 3m đổ lại (thời bây giờ có nạo vét rồi mà đợt trước cốt luồng vào nhà máy đóng tàu Phà rừng có 0.8m, tức là ngang ngực người lớn thôi), còn triều thay đổi từ 1.5m - 3.3m. Theo như tìm hiểu cọc thường dài từ 2-3m mà phần ngập trong nước đã từ 0.5-1.5m rồi, tức là nhô từ đáy chỉ khoảng 1.5-2m thôi. Cọc vót nhọn 2 đầu, đầu tiên cắm 1 đầu xuống bùn rồi dùng phương thức lắc cọc hoặc buộc ống tre ngang để người leo lên nhún lắc, bùn mềm nên xuống khá dễ, dân miền biển cũng đã làm thí nghiệm rồi. Mà tàu thuyền ngày xưa vỏ gỗ, to nhất cũng chỉ tầm 1-200 tấn, mớn khoảng 2m, Lúc triều lên 3m thì tàu vào thoải mái, chỉ khi triều xuống thì mớn tàu sẽ chạm cọc gỗ, lại thêm tác dụng của dòng chảy ra biển thì tàu phi vào cọc càng nhanh, mắc kẹt hoặc thủng tàu luôn. Lực triều cũng mạnh phết đấy cụ ạ, tàu em sang bên Chittagong, Bangladesh nằm ngoài vùng neo mà khi triều xuống, nước chảy từ sông ra biển tốc độ 4-6 knots luôn, tàu thả neo rồi mà trôi vèo vèo. Còn vụ bị cọc sắt thì em nghĩ là tự sướng, sắt còn không đủ làm công cụ lấy đâu ra hàng đem đi đúc thành nón để bịt, bản thân gỗ lim vót nhọn cũng rất chắc chắn rồi, mà khi cắm cọc các cụ đã cắm chéo hướng vào phía trong, triều xuống tàu trôi đâm vào cọc khác gì búa đóng đinh, càng đâm thì gỗ càng cắm sâu vào bùn.