Đây là huyền sử:
Viêm Đế Thần Nông là 1 trong 3 tổ tiên của người Trung Quốc (hai vị còn lại là Nữ Oa và Phục Hy) và cũng là tổ tiên của Bách Việt.
Theo Đế vương thế kỷ và Sử Ký - Bổ Tam Hoàng bản kỷ thì Thần Nông thị có chín người lần lượt làm vua:
1. Viêm Đế Thần Nông
2. đế Lâm Khôi (帝临魁) tức đế Đồi (con Viêm đế)
3. đế Thừa (帝承) con đế Lâm Khôi
4. đế Minh (帝明) con đế Thừa - Ông nội của Lạc Long Quân
5. đế Trực (帝直) con đế Minh
6. đế Ly (帝釐) tức đế Nghi (con đế Trực - sách Thông giám ngoại kỷ nói là con đế Minh mà không có đời đế Trực) - Bố của Âu Cơ
7. đế Ai (帝哀) tức đế Lai (con đế Ly)
8. đế Khắc (帝克) con đế Ai
9. đế Du Võng (帝榆罔) con đế Khắc
Tại Việt Nam thì Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương".
Theo Đại Việt sử ký toàn thư:
"Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua."