Ngoài các yếu tố, gien chủng tộc các kiểu em thấy đa số dân ở các nước xứ lạnh thông minh hơn dân xứ nóng. Có vẻ thời tiết cũng góp phần quan trọng quyết định năng lực tư duy.
Ví dụ em mùa đông cảm thấy đầu óc rất dễ chịu, suy nghĩ rất thích chứ hè ngồi điều hoà cỡ nào cứ ngây ngất ngầy ngật.
Cụ chỉ là đưa ra những nhận xét chủ quan, ko có chứng minh sự liên quan tất yếu của thời tiết đến "thông minh" (trong khi thông minh còn có rất nhiều kiểu thông minh: thông minh thị giác, thông minh toán học, thông minh cảm xúc, ... Ko hiểu cụ nói đến kiểu nào?)
----------
Thôi thì nói thế giới rất rộng, chúng ta có thể nói về
suy nghĩ ngắn hạn của người Việt dưới góc nhìn của Đạo gia: trong lập luận về Khí, có nguyên tắc:
Tượng sinh Ý, Ý sinh Khí.
Tượng ở đây bao gồm Vật tượng và các Hiện tượng. Tượng sinh Ý nghĩa là các biểu tượng và hiện tượng đều gợi lên những Ý niệm trong tâm trí. Màu đỏ gợi nên cảm giác hưng phấn nhiệt thành, hình tròn gợi tưởng sự viên mãn. Đó là các biểu tượng. Ở khía cạnh hiện tượng, sấm sét gợi nên sự giận dữ, mưa xuân gợi cảm giác buồn rầu, tiếng ồn trắng tạo nên sự thư giãn v.v...
Dưới góc nhìn Đạo giáo, nguyên lý Tượng sinh Ý cũng là nền tảng lý luận giải thích tục thờ những Vật Tượng (Totem), và là nền tảng của nhiều tôn giáo.
Vậy thì đời sống xã hội người Việt kiến tạo nên cấu trúc văn hoá, do sự tiếp xúc với những Tượng nào?
- Thứ nhất, địa hình nước ta độ dốc cao, nhiều sông suối. Với địa hình này, việc trị thủy vô cùng khó khăn, từ đó tính định cư khó an ổn. Hiện tượng thiên nhiên ấy kiến tạo nên Ý niệm và kết quả là truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh. Hiện tượng này như đã nói kéo theo tính an cư khó khăn, có thể là gốc rễ tạo nên sự " ngắn hạn" trong văn hoá người Việt.
Sự ngắn hạn này chôn sâu và là cơ sở để dân ta hấp thu tính tiêu cực của tín ngưỡng Đạo giáo nhiều hơn tính tích cực. Cụ thể:
+ Đạo Đức Kinh có ghi: "
Hư kì tâm, thực kì phúc, cường kì cốt" tức là "
tâm trống rỗng không lo nghĩ, bụng no đầy, gân cốt khoẻ mạnh". Ba điều ấy là cái phúc thực sự của dân.
+ Tính ngắn hạn tạo nên sự bất an. Sự bất an là mảnh đất nuôi dương sự tín thờ quỷ thần và các tập tục mê tín.
Không chỉ có yếu tố địa hình, mà khí hậu nóng ẩm lợi cho dịch bệnh và côn trùng, vị trí nhiều gió bão trong năm v.v.. cũng ảnh hưởng tới tính an cư.
Thực tế, Châu Âu phát triển mạnh mẽ, Trung Hoa hay Ấn Độ có nên văn hoá sâu dày cũng phát xuất từ chữ
An, với nền móng là hệ thống đồng bằng rộng lớn và khí hậu thuận lợi (lưu ý là phát triển mạnh mẽ ko có quan hệ tất yếu với ..thông minh - mà cũng chưa biết là thông minh nào
)
Như vậy, hiện tượng tự nhiên sinh ra ý niệm bất an ( Tượng sinh Ý) là
nhân tạo nên
quả là tính ngắn hạn trong cấu trúc văn hoá người Việt.
Đó là yếu tố Thiên tượng, hiện tượng thiên nhiên.
- Thứ 2, về Nhân tượng, vì thiếu đi các đồng bằng lớn nên xa xưa người Việt tạo thành những cụm dân cư nhỏ lẻ. Chỉ với hơn 30km, ngôn ngữ các vùng đã khác nhau và phong tục cũng khác nhau.
Sự xé lẻ này khiến giao lưu văn hoá bị hạn chế, hình thành nên đặc tính Cục bộ.
Ở mặt nào đó, sự cục bộ này phản ánh trong câu "
Phép vua thua lệ làng"… nhưng cũng là căn cớ để văn hoá Việt được bảo lưu phần nào trong nghìn năm Bắc thuộc (xé nhỏ khó cai trị)
- Thứ 3, xét về địa tượng, nước ta nằm trong thế kìm kẹp về địa chính trị. Không thể tiến ra biển, Bắc có Trung Hoa, Tây Tây Nam có Xiêm quấy nhiễu. Loại địa tượng này tạo nên sự thiếu ổn định và không thể tích luỹ nội lực. Gần như trong nghìn năm phong kiến, người Việt chưa từng có được quảng thời gian hoà bình nào quá trăm năm, còn về chiến đấu nhỏ lẻ gây hao hụt thì liên tục.
Địa tượng nói trên tạo nên một hệ quả là tính ổn định chính trị thấp, tài nguyên quốc gia liên tục bị bào mòn, càng củng cố tính ngắn hạn trong văn hoá Việt.
------
Với ba loại thiên địa nhân tượng nói trên, nên đời sống tinh thần người Việt vô cùng chú trọng chữ
An. Bình an như một khao khát cháy bỏng muôn đời.
Và hệ quả tất yếu của ý niệm cầu an, đó là tin thờ quỷ thần, hèn nhát thiếu cực đoan, sống chui còn hơn chết đứng v.v..