[Thảo luận] Ngu kiến giúp giảm ùn tắc giao thông ở thủ đô

chimanhvu1

Xe đạp
Biển số
OF-202660
Ngày cấp bằng
18/7/13
Số km
47
Động cơ
321,770 Mã lực
Tình cờ đọc được bài báo trên vnexpress: "nếu ô tô Việt mà rẻ bằng xe SH thì ra đường chỉ bật máy lạnh mà đọc báo". Ý của tác giả là: Nếu giá xe quá rẻ, lượng xe cá nhân sẽ tăng lên, đường sẽ tắc nhiều hơn. Tuy vậy, lại có ý kiến cho rằng: "nhà em ở miền núi, dù mỗi người sở hữu một xe, đường cũng chẳng tắc được, chỉ vì Thủ Đô mà bắt em phải chịu cảnh giá xe cao thì oan quá".

Nhà cháu chợt có ngu kiến như sau có thể giảm tắc đường mà không ảnh hưởng tới miền núi đồng thời lại đóng góp được cho ngân sách khá khá:

Các cụ cũng biết đấy, nguyên nhân gây tắc đường thì có nhiều trong đó cũng có phần là do có quá nhiều xe ô tô. Vậy phải xử lý ra sao? Hãy nhìn vào các nước bạn!

Ví dụ, ở Singapore, để sở hữu một xe đòi hỏi phải tính đến nhiều thứ: giá xe cao, các loại phí cũng ngất trời. Để nuôi một xe ô tô cũng khủng khiếp lắm, hàng tháng chủ xe phải chịu vô vàn loại phí, nếu tính cả tiền nhiên liệu thì chắc chỉ vài tháng là bằng tiền mua một xe. Bởi vậy mới không tắc đường chứ.

Ở Việt Nam thì sao? Cứ coi như đường xá kém nhiều nước bạn, nhưng nếu tìm cách giảm bớt lượng xe ra đường thì cũng đỡ được phần nào tắc đường tại Thủ Đô. Vậy giảm bằng cách nào? Giải pháp của nhà cháu nếu chợt nghe thì cũng có vẻ hơi cực đoan, nhưng nếu các cụ ngẫm kỹ thấy cũng hay hay đấy:

1. Ở thủ đô: hạn chế sở hữu xe riêng và hạn chế xe riêng ra đường bằng cách tăng các loại thuế và phí về ô tô cực cao, cao ngất ngưởng luôn đi + cấm xe tỉnh lẻ vào thành phố + xây dựng các bãi gửi xe lớn ở ngoại thành + quản lý thật chặt các hãng taxi + tăng tiền phạt vi phạm giao thông lên 10 lần.

2. Ở tỉnh lẻ: khuyến khích sở hữu xe riêng bằng cách giảm các loại phí và thuế xuống thật thấp giúp cho nhà nhà có xe, người người có xe.

Tại sao lại như vậy?

1. Ở thủ đô, thuế và phí cao làm giá xe cũng cao, các cụ muốn sở hữu xe mới phải rụt cổ lại. Các cụ có xe rồi, muốn ra đường sẽ vấp phải các loại phí cao (đơn cử như phí phạt cao khủng khiếp khi vi phạm giao thông hay phí gửi xe tại các bãi xe trong nội thành cao ngất ngưởng chẳng hạn), các cụ này cũng phải rụt cổ lại luôn, thế là hạn chế được ô tô cá nhân ra đường, chỉ đem xe ra đường khi thật sự cần thiết chứ những việc như đi chơi, nhậu nhẹt hay em út thì cứ taxi cho nó lành. Cụ nào lách luật đi đăng ký xe mới ở tỉnh lẻ cho rẻ cũng chẳng ăn thua gì, bởi vào đến ngoại thành là phải gửi xe rồi.

2. Ở các tỉnh lẻ, ô tô chưa nhiều nên khuyến khích người ta mua xe mới bằng cách giảm các loại thuế và phí. Lượng xe nhiều nên lượng tiền đóng cho ngân sách chắc sẽ không giảm. Có việc đến thủ đô cứ việc phi đến cửa ngõ rồi gửi xe, bắt taxi hoặc phương tiện công cộng.


Đến đây, chắc hẳn nhiều cụ sẽ có nhiều phản biện:

1. "tôi ở thủ đô, có nhiều việc quan trọng phải đi trong thành phố, sao đi taxi được?" Vâng, việc chính đáng mời cụ dùng xe cá nhân, tuy vậy cần nắm vững luật giao thông không lại tốn phí, còn những việc không quan trọng nên đi taxi hoặc các phương tiện công cộng khác hoặc là xe đạp cho nó bảo vệ môi trường.

2. "lượng người không đổi, nếu nói như cụ chủ thì thủ đô lại tắc vì taxi". Không phải vậy, khi các phí đầu vào cao, giá vé taxi cũng sẽ cao, ra đường là xót tiền nên ai cần thì mới ra. Lượng xe taxi sẽ tăng, nhưng tổng số ô tô ra đường sẽ giảm hơn trước. Ví dụ như trước đây đi nhậu cũng cưỡi xe, đi cua gái cũng cưỡi xe, đi tầm quất cũng cưỡi xe, đi abc xyz gì đó cũng cưỡi xe, vân vân và vân vân, thì nay cứ taxi hoặc phương tiện công cộng hoặc xe đạp mà chiến hoặc ở nhà cho nó lành chứ ra đường là tốn phí xót lắm. Tổng lượng xe ra đường sẽ giảm do hiệu suất sử dụng xe taxi sẽ cao hơn xe cá nhân, nếu dùng xe cá nhân khi đến điểm làm việc sẽ phải đỗ, còn taxi thì chạy liên tục.

3. "tôi đi việc cơ quan, nếu cứ taxi thì sẽ rất tốn tiền". Không phải vậy, cụ cứ tính mà xem. Các cơ quan, công sở ở thủ đô, đâu phải chỗ nào cũng có chỗ cho cụ đỗ xe mà cụ đi được xe cá nhân. Nếu muốn đi xe cá nhân, cụ phải gửi vào bãi gần nhất rồi bắt xe ôm hoặc taxi đến điểm làm việc, tiền gửi xe cộng tiền xe ôm cũng ngang tiền taxi nếu đi từ đầu.

4. "Nói như cụ chủ thì phí đắt sẽ hạn chế người ra đường, các dịch vụ của thủ đô sẽ giảm, kinh tế sẽ chậm phát triển". Không hẳn thế, dịch vụ nào cần thiết thì nó sẽ phát triển theo quy luật của nó. Có giảm chắc chỉ là các dịch vụ như: nhậu nhẹt hay abc xyz gì đó mà thôi (đi uống được cốc bia mà tiền taxi cũng ngang với tiền bia hay đi abc xyz mà tiền taxi gấp đôi thì cũng ở nhà cho lành). Những dịch vụ này giảm chắc kinh tế thủ đô cũng không ảnh hưởng nhiều

5. "Hạn chế xe ô tô cá nhân sẽ tăng lượng xe máy". Điều này cũng chẳng sao, miễn là giảm tắc đường, một người ngồi trên một xe gắn máy sẽ tốn ít diện tích hơn một người ngồi trên một ô tô. Còn những ô tô chở đủ 4 người có nhiều không?

6. "Lượng xe gắn máy tăng sẽ làm tăng tai nạn giao thông". Cũng không hẳn vậy, mức phạt vi phạm giao thông tăng cao, người dân sẽ ý thức hơn, tai nạn sẽ giảm. Dù sao thì hai xe máy va vào nhau thương vong cũng nhẹ hơn là xe máy va vào ô tô.

7. "Chi phí cao nên chỉ người giàu mới sở hữu được ô tô, còn người có thu nhập trung bình thì khó". Đúng vậy, điều này phải chấp nhận thôi, vì sự phát triển chung mà. Còn người giàu, nhiều tiền thì cứ mua nhiều ô tô vào, thuế và phí nộp vào ngân sách sẽ càng nhiều.

8. "Giải pháp này có gì mới đâu, mấy ông ngồi phòng máy lạnh nghĩ ra lâu rồi". Xin thưa, có mới đấy ạ, ngu ý của nhà cháu chủ yếu đánh vào thuế và các loại phí thật cao ở thủ đô.

Chắc sẽ còn nhiều phản biện nữa? Nhà cháu chỉ tạm nghĩ được thế thôi.

Tóm lại giải pháp trên sẽ giúp giảm lượng xe ra đường ở thủ đô, giảm ùn tắc giao thông, giảm các tệ nạn xã hội, tăng sở hữu xe ở các tỉnh lẻ, giúp cho các tỉnh tiến kịp thủ đô. Nguồn thu ngân sách không giảm thậm chí tăng.

Giải pháp trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới từng cá nhân. Nhưng vì sự phát triển chung của xã hội, thiết nghĩ mỗi con người cần phải bớt đi lợi ích cá nhân một chút. Nếu ai cũng đem lợi ích cá nhân để so sánh thiệt hơn thì kết cục sẽ chẳng khác câu chuyện Hai con dê đi qua một cái cầu. Vác ô tô ra đường chắc cũng chỉ để bật máy lạnh đọc báo mà thôi.

(Vì là ngu ý mong các cụ chém nhẹ tay!)


UP DATE!

Haiza! Mới có ngày chủ nhật mà các cụ chém nhà cháu tơi tả luôn. Có nhiều đao lớn quá, nếu đỡ hết đao của các cụ thì chắc nhà cháu cũng ngỏm củ tỏi mất rồi. Thôi xin mạn phép được tổng hợp và đỡ đao của các cụ ngay trên phần update này vậy.

Nhà cháu thấy ở đây, đa phần ý kiến của các cụ là chửi nhà cháu ngu rồi siêu ngu, rồi thế nọ thế kia, vâng nhà cháu xin nhận hết. Tuy nhiên theo nhà cháu nghĩ, các cụ nên nhìn nhận một cách thấu đáo xem thủ đô của chúng ta đang ở hoàn cảnh thế nào? Có giải pháp thì thực tế nhất và nhanh nhất để giải quyết tình trạng giao thông mà ít ảnh hưởng nhất tới kinh tế và cuộc sống nói chung của đại bộ phận người dân hay không? Nếu các cụ chỉ biết than vãn về cơ chế, về chế độ, hay đòi hỏi cái nọ cái kia mà không nghĩ được những giải pháp có tính thực tế thì cả nhà cháu và các cụ chỉ còn nước vượt biên thôi.

Nếu nhìn rộng thì là quy mô một quốc gia, một thành phố, còn nếu nhìn hẹp lại có thể sẽ giống một công ty hay một cơ quan. Nhà cháu lấy ví dụ, ở một cơ quan nọ, có một nhân viên mới, khi vào làm việc nhìn đâu cũng thấy bất cập, nhìn đâu cũng thấy khó khăn, trong khi đó những nhân viên cũ lại thấy rất bình thường, vẫn phát triển tốt. Cậu nhân viên mới này lúc nào cũng chỉ biết than vãn và đòi hỏi, rốt cuộc sau một thời gian cậu ấy tự phải đào thải chính bản thân mình bằng cách bỏ việc. Tại sao vậy? Tại sao những nhân viên cũ vẫn làm việc được bình thường, vẫn phát triển tốt, có phải họ không nhìn thấy những cơ chế bấp cập hay những điều tồn tại cố hữu của cơ quan mình? Câu trả lời là không. Họ thừa sức nhận ra những điều đó. Nhưng có điều họ biết chấp nhận nó, họ nghĩ rằng ở đâu cũng thế thôi, mỗi cơ quan, đơn vị đều có những trở ngại riêng, điều quan trọng là phải biết rằng: "môi trường làm việc của mình chỉ có thế thôi, đừng đòi hỏi, kêu ca mà hãy đưa ra giải pháp thiết thực, nếu không chỉ còn cách tìm việc khác". Liệu ai cũng có đủ dũng khí để tìm việc khác? Tìm đến bao giờ mới thấy hợp, hay là anh đứng lên tự làm chủ? Có đủ dũng khí không?

Thôi, lan man nhiều quá, quay lại câu chuyện ở đây, nhà cháu thấy khá nhiều ý kiến của các cụ than vãn về cơ chế về cái lọ cái chai. Giải pháp cũng có nhiều nhưng theo nhà cháu nghĩ cũng có phần chưa được thực tế lắm, cụ thể nhà cháu xin được tóm tắt lại các ý và phản biện như sau:

1. KÊU CA, THAN VÃN:

- "Ôi giời, cơ chế này có mà phương án lên giời, cứ để nó phát triển theo quy luật tự nhiên thôi" --> Không biết cụ nào, nhưng nếu nghĩ thế này thì buông xuôi mất rồi, cứ để tự nhiên thì còn bạo loạn hơn Syria thôi.

- "Cấm đoán, rồi tăng phí, tăng giá xã hội phát triển sao nổi?" --> Vâng, cứ thấy mấy từ như "cấm" hay "tăng" thì ai cũng sợ hết các cụ ạ. Tuy nhiên, khi không còn cách nào khác thì buộc phải cấm, phải tăng. Phải chấp nhận hy sinh những cái nhỏ để giải quyết cái lớn.

- "Tăng mức phạt lên mười lần thì chỉ có chết dân nghèo thôi, xxx thì ngày càng béo" --> Không chết đâu các cụ ạ, tăng mức phạt sẽ giúp các cụ chấp hành tốt luật lệ giao thông. Nộp phạt một lần là sợ ngay, phải lo đọc luật ngay. XXX cũng không béo lên đâu, mức phạt cao nên ai cũng phải xót, ai cũng phải nắm vững luật, ai cũng cãi xxx giỏi như cụ Lý trên OF này thì xxx có mà đói dài.

- "xxx chỉ nhăm nhăm bắt dân lành, có lo giải quyết giao thông đâu" --> Vâng, cái này đúng, nhưng dân lành phải cố học thuộc luật, đừng than vãn do đường xá kém hay cái lọ cái chai, hãy học cụ Lý trên diễn đàn này.

- "Phương án của cụ chủ đúng là ngu kiến, mà cũng chẳng có gì mới" --> Vâng xin mời cụ có sáng kiến mới

2. GIẢI PHÁP

- "Chỉ có ngu thì mới cấm và tăng, sao không nghĩ cách mở rộng đường xá đi" --> Xin thưa với cụ, cái này ai cũng nghĩ ra được hết, nhưng không thể làm nhanh được ở Hà Nội. Cụ thử nghĩ ở HN thì mở rộng kiểu gì? Hà Nội đã thiết kế theo tư duy cũ, mở rộng đường xá sao mà nhanh nổi? Mở rộng đường mà cắt của nhà cụ một nửa đất rồi lãi cãi nhau về đền bù đến đời nào mới xong? Kinh phí đền bù ở đâu ra?

- "Xe máy đi lung tung, phải cấm xe máy, ô tô đi luôn xếp hàng, chỉ ùn chứ không tắc"  Đúng, xe máy là đi lung tung nhất, nhưng theo nhà cháu muốn xe máy hết đi lung tung, cứ phạt nặng vào. Tại sao ô tô lại đi đúng luật hơn xe máy? Bởi vì mức phạt của ô tô cao hơn xe máy, thế thôi. Mà kể cả ô tô có đi đúng, Hà Nội toàn ô tô không có xe máy thì ô tô vẫn cứ xếp hàng dài dài, chỉ ùn thôi nhưng ùn vài giờ các cụ chịu nổi không? Do vậy, vẫn phải tìm cách hạn chế lượng ô tô trên đường các cụ ạ. Phải cần thiết thì mới đi, chứ cứ vác ra cho oai thì tắc là cái chắc.

- "Sao không tìm cách phát triển giao thông công cộng?": Cái này cũng khó các cụ à, nếu các phương tiện giao thông công cộng vẫn là xe buýt thì không thể phát triển được, hoặc nếu phát triển tàu điện ngầm thì lại càng bất khả với điều kiện ở Hà Nội. Theo mô hình của nhà cháu sẽ lấy Taxi làm phương tiện công cộng. Dù sao thì tư nhân quản lý vẫn hơn nhà nước quản lý.

- "Sao không cải thiện ý thức của người tham gia giao thông?" --> Cải thiện bằng mồm khó lắm các cụ ơi, theo nhà cháu là cứ phải quân phiệt, cứ đánh vào cái dạ dày của ông là ông phải ngoan hết. Phạt vài lần là phải thành Ofer ngay thôi.

- "Quy hoạch lại thành phố, chuyển cơ quan, nhà máy, trường học ra khỏi thành phố, thay đổi phương thức sinh hoạt..." --> Vâng cái này đúng, ai cũng có thể nghĩ ra được, nhưng để thực hiện thì lâu lắm. Thực hiện xong thì mỗi ngày các cụ cũng phải đọc báo vài tiếng trên xe đã bật máy lạnh.

Vâng, mỏi tay quá! Túm lại ý tưởng của nhà cháu là: Hoàn cảnh của Thủ Đô đã như vậy rồi, không nên nói câu giá như, mà phải hiểu dựa trên điều kiện như vậy thì giải quyết ra sao? Nhà cháu vẫn nghĩ, các bác lãnh đạo của Hà Nội thực hiện "cấm" và "tăng" sẽ dễ và nhanh hơn nhiều thực hiện những phương án mà các cụ đã nghĩ ra. Do vậy nếu "cấm" và "tăng" mà giải quyết được nhanh tình trạng giao thông ở Hà Nội thì hãy chấp nhận nó. Mỗi người hy sinh một chút vì sự phát triển chung mà thôi.

Nhà cháu đang giơ đầu đợi chém!
 
Chỉnh sửa cuối:

MIT-ONE

Xe điện
Biển số
OF-98741
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
2,283
Động cơ
420,680 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG.HÀ NỘI
Ủn cho ý kiến của cụ

1 Riêng HN, TP HCM cấm người có ô tô xe máy đăng ký HỘ khẩu và cư trú trong TP
2 Những ai muốn sử dụng xe may phải cư trú cách TP ít nhất 50 Km, ô tô cách tối thiểu 100 Km
.......
Để e nghĩ tiếp rồi báo cáo cụ ...
 

EyeStorm

Xe điện
Biển số
OF-39110
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
2,818
Động cơ
497,610 Mã lực
Nơi ở
Lang thang ^^
100 cái ô tô không gây tắc đường bằng 100 cái xe máy :) :) :)
Chưa kể đến xe đạp điện vs xe bus :D :D :D
Ví dụ đơn giản:
- Giờ cao điểm, đường Láng - 1 chiều, đèn đỏ, có 1 anh bus đứng hàng đầu làn trái, 1 anh bus khác cũng vừa trờ tới. Như người khác, đỗ nối đuôi nhau đi để 4b và 2b còn có chỗ thở! Không! Bố đỗ mie bên cạnh đấy, đèn xanh bố đi luôn! Ờh... làm gì nhau? Thế thì xe máy vs làn rẽ phải người ta trèo lên đầu nhau mà đi àh?

- Vẫn giờ cao điểm, ngã tư Lê Duẩn - Giải Phóng. Đèn đếm ngược lâu ơi là lâu... phía trên xe đỗ chờ đèn đến là nghiêm túc. 1 số lớn 2b đíu chịu được, phi mia sang làn bên kia, hướng Giải Phóng về Lê Duẩn (chỗ góc cổng công viên ý ạ), loi ngoi lên đầu, tắt máy, chống chân... chờ đèn đỏ! Thế thì chiều kia đang yên đang lành mất bố nó nửa đường, không tắc mới lạ!
 

chimanhvu1

Xe đạp
Biển số
OF-202660
Ngày cấp bằng
18/7/13
Số km
47
Động cơ
321,770 Mã lực
Cụ định ban chiếu dời đô lần nữa à?
Ủn cho ý kiến của cụ

1 Riêng HN, TP HCM cấm người có ô tô xe máy đăng ký HỘ khẩu và cư trú trong TP
2 Những ai muốn sử dụng xe may phải cư trú cách TP ít nhất 50 Km, ô tô cách tối thiểu 100 Km
.......
Để e nghĩ tiếp rồi báo cáo cụ ...
 

chimanhvu1

Xe đạp
Biển số
OF-202660
Ngày cấp bằng
18/7/13
Số km
47
Động cơ
321,770 Mã lực
Hehe, cái này khỏi lo cụ ạ. Mức phạt tăng gấp 10 lần, bố bảo mấy bác 2b cũng như xe buýt chẳng dám phạm luật. Cứ lôi mấy bác vào phạt làm gương là té khói hết
100 cái ô tô không gây tắc đường bằng 100 cái xe máy :) :) :)
Chưa kể đến xe đạp điện vs xe bus :D :D :D
Ví dụ đơn giản:
- Giờ cao điểm, đường Láng - 1 chiều, đèn đỏ, có 1 anh bus đứng hàng đầu làn trái, 1 anh bus khác cũng vừa trờ tới. Như người khác, đỗ nối đuôi nhau đi để 4b và 2b còn có chỗ thở! Không! Bố đỗ mie bên cạnh đấy, đèn xanh bố đi luôn! Ờh... làm gì nhau? Thế thì xe máy vs làn rẽ phải người ta trèo lên đầu nhau mà đi àh?

- Vẫn giờ cao điểm, ngã tư Lê Duẩn - Giải Phóng. Đèn đếm ngược lâu ơi là lâu... phía trên xe đỗ chờ đèn đến là nghiêm túc. 1 số lớn 2b đíu chịu được, phi mia sang làn bên kia, hướng Giải Phóng về Lê Duẩn (chỗ góc cổng công viên ý ạ), loi ngoi lên đầu, tắt máy, chống chân... chờ đèn đỏ! Thế thì chiều kia đang yên đang lành mất bố nó nửa đường, không tắc mới lạ!
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,377
Động cơ
572,092 Mã lực
Cụ là đệ a # ah, lần sau có dịp tháp tùng a # đến dự án e thì ới e 1 tiếng nhá :-??
 

xe than

Xe tăng
Biển số
OF-55202
Ngày cấp bằng
18/1/10
Số km
1,928
Động cơ
469,160 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Công nhậ ngu kiến,sao không nêu mấy thằng quan tham hốc in ít thôi,làm đường to ra,làm tàu điên ngầm,phát triển phương tiện công cộng,cấm xe ngoại tỉnh thì xe hn đi các tỉnh nó tha chắc.
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,780
Động cơ
269,119 Mã lực
Ngu nhất là đem so với Singapore. Sao không so với Mỹ ?

Bên đấy đất nó bé không thể to ra được nữa nên đành phải hạn chế.

Cùng với việc tăng số lượng xe, có 2 phản ứng:
- Ngu hạ sách: Cấm, bóp, hạn chế, tăng thuế phí, nói chung là kìm hãm.
- Khôn thượng sách: mở rộng đường sá, hạ giá bất động sản, tăng diện tích nhà ở + giao thông động và tĩnh, thay đổi cách thức sinh hoạt, sử dụng phương tiện.
 

giacmoxe4

Xe điện
Biển số
OF-40858
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
3,928
Động cơ
503,328 Mã lực
Gọi là "ngu kiến" quả không sai.Bây giờ là thời nào rồi mà còn đòi "ngăn sông,cấm chợ".%-(
 

oilsupply

Xe tải
Biển số
OF-24067
Ngày cấp bằng
12/11/08
Số km
234
Động cơ
494,453 Mã lực
em thì đề nghị dời cái thủ đô ngàn năm vật vã lên mạn Tây nguyên cho nó rộng rãi. Đất rộng, người thưa, vị trí chiến lược bla bla...Lên đó các cụ tha hồ mà sắm xe chạy cho đã đời
 

phv

Xe tải
Biển số
OF-28165
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
247
Động cơ
486,780 Mã lực
100 cái ô tô không gây tắc đường bằng 100 cái xe máy :) :) :)
Chưa kể đến xe đạp điện vs xe bus :D :D :D
Ví dụ đơn giản:
- Giờ cao điểm, đường Láng - 1 chiều, đèn đỏ, có 1 anh bus đứng hàng đầu làn trái, 1 anh bus khác cũng vừa trờ tới. Như người khác, đỗ nối đuôi nhau đi để 4b và 2b còn có chỗ thở! Không! Bố đỗ mie bên cạnh đấy, đèn xanh bố đi luôn! Ờh... làm gì nhau? Thế thì xe máy vs làn rẽ phải người ta trèo lên đầu nhau mà đi àh?

- Vẫn giờ cao điểm, ngã tư Lê Duẩn - Giải Phóng. Đèn đếm ngược lâu ơi là lâu... phía trên xe đỗ chờ đèn đến là nghiêm túc. 1 số lớn 2b đíu chịu được, phi mia sang làn bên kia, hướng Giải Phóng về Lê Duẩn (chỗ góc cổng công viên ý ạ), loi ngoi lên đầu, tắt máy, chống chân... chờ đèn đỏ! Thế thì chiều kia đang yên đang lành mất bố nó nửa đường, không tắc mới lạ!
Chuẩn. Nguyên nhân ùn tắc một phần lớn là do tính chất của giao thông VN là giao thông hỗn hợp với nhiều loại hình phương tiện cơ giới, thô sơ cùng tham gia và ý thức của người điều khiển phương tiện. Đơn cử như trong trường hợp ùn ứ thì khi đi 4b anh sẽ khó len, lách, lấn sang phần đường ngược chiều, nhưng nếu là 2b thì cứ vô tư nhao lên, kệ cmm, ông cứ lách đã.... Các cụ cứ để ý mà xem.:-?
 

MIT-ONE

Xe điện
Biển số
OF-98741
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
2,283
Động cơ
420,680 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG.HÀ NỘI
mà sao họ không làm một cách ĐƠN giản hơn , giống như thu phí đường Bộ nhỉ ???

Ai muốn vào sống ở HN hay HCM, mỗi năm thu phí Đọ vài tr hay vài chục tr, thu theo thang, quý hoặc năm, rồi phát cho cái tem dán lên trán.
Ai không dán tem coi như cư trú bất hợp pháp, bắt luôn lên xe đổ về bãi rác, hoặc đưa thẳng đến công trường cho đập đá làm đường giao thông, một công đôi việc quá tiện lợi và hiệu quả ..
 

Jerry

Xe tải
Biển số
OF-20375
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
255
Động cơ
500,818 Mã lực
Nơi ở
by my Littleprincess
Tình cờ đọc được bài báo trên vnexpress: "nếu ô tô Việt mà rẻ bằng xe SH thì ra đường chỉ bật máy lạnh mà đọc báo". Ý của tác giả là: Nếu giá xe quá rẻ, lượng xe cá nhân sẽ tăng lên, đường sẽ tắc nhiều hơn. Tuy vậy, lại có ý kiến cho rằng: "nhà em ở miền núi, dù mỗi người sở hữu một xe, đường cũng chẳng tắc được, chỉ vì Thủ Đô mà bắt em phải chịu cảnh giá xe cao thì oan quá".

Nhà cháu chợt có ngu kiến như sau có thể giảm tắc đường mà không ảnh hưởng tới miền núi đồng thời lại đóng góp được cho ngân sách khá khá:

Các cụ cũng biết đấy, nguyên nhân gây tắc đường thì có nhiều trong đó cũng có phần là do có quá nhiều xe ô tô. Vậy phải xử lý ra sao? Hãy nhìn vào các nước bạn!

Ví dụ, ở Singapore, để sở hữu một xe đòi hỏi phải tính đến nhiều thứ: giá xe cao, các loại phí cũng ngất trời. Để nuôi một xe ô tô cũng khủng khiếp lắm, hàng tháng chủ xe phải chịu vô vàn loại phí, nếu tính cả tiền nhiên liệu thì chắc chỉ vài tháng là bằng tiền mua một xe. Bởi vậy mới không tắc đường chứ.

Ở Việt Nam thì sao? Cứ coi như đường xá kém nhiều nước bạn, nhưng nếu tìm cách giảm bớt lượng xe ra đường thì cũng đỡ được phần nào tắc đường tại Thủ Đô. Vậy giảm bằng cách nào? Giải pháp của nhà cháu nếu chợt nghe thì cũng có vẻ hơi cực đoan, nhưng nếu các cụ ngẫm kỹ thấy cũng hay hay đấy:

1. Ở thủ đô: hạn chế sở hữu xe riêng và hạn chế xe riêng ra đường bằng cách tăng các loại thuế và phí về ô tô cực cao, cao ngất ngưởng luôn đi + cấm xe tỉnh lẻ vào thành phố + xây dựng các bãi gửi xe lớn ở ngoại thành + quản lý thật chặt các hãng taxi + tăng tiền phạt vi phạm giao thông lên 10 lần.

2. Ở tỉnh lẻ: khuyến khích sở hữu xe riêng bằng cách giảm các loại phí và thuế xuống thật thấp giúp cho nhà nhà có xe, người người có xe.

Tại sao lại như vậy?

1. Ở thủ đô, thuế và phí cao làm giá xe cũng cao, các cụ muốn sở hữu xe mới phải rụt cổ lại. Các cụ có xe rồi, muốn ra đường sẽ vấp phải các loại phí cao (đơn cử như phí phạt cao khủng khiếp khi vi phạm giao thông hay phí gửi xe tại các bãi xe trong nội thành cao ngất ngưởng chẳng hạn), các cụ này cũng phải rụt cổ lại luôn, thế là hạn chế được ô tô cá nhân ra đường, chỉ đem xe ra đường khi thật sự cần thiết chứ những việc như đi chơi, nhậu nhẹt hay em út thì cứ taxi cho nó lành. Cụ nào lách luật đi đăng ký xe mới ở tỉnh lẻ cho rẻ cũng chẳng ăn thua gì, bởi vào đến ngoại thành là phải gửi xe rồi.

2. Ở các tỉnh lẻ, ô tô chưa nhiều nên khuyến khích người ta mua xe mới bằng cách giảm các loại thuế và phí. Lượng xe nhiều nên lượng tiền đóng cho ngân sách chắc sẽ không giảm. Có việc đến thủ đô cứ việc phi đến cửa ngõ rồi gửi xe, bắt taxi hoặc phương tiện công cộng.


Đến đây, chắc hẳn nhiều cụ sẽ có nhiều phản biện:

1. "tôi ở thủ đô, có nhiều việc quan trọng phải đi trong thành phố, sao đi taxi được?" Vâng, việc chính đáng mời cụ dùng xe cá nhân, tuy vậy cần nắm vững luật giao thông không lại tốn phí, còn những việc không quan trọng nên đi taxi hoặc các phương tiện công cộng khác hoặc là xe đạp cho nó bảo vệ môi trường.

2. "lượng người không đổi, nếu nói như cụ chủ thì thủ đô lại tắc vì taxi". Không phải vậy, khi các phí đầu vào cao, giá vé taxi cũng sẽ cao, ra đường là xót tiền nên ai cần thì mới ra. Lượng xe taxi sẽ tăng, nhưng tổng số ô tô ra đường sẽ giảm hơn trước. Ví dụ như trước đây đi nhậu cũng cưỡi xe, đi cua gái cũng cưỡi xe, đi tầm quất cũng cưỡi xe, đi abc xyz gì đó cũng cưỡi xe, vân vân và vân vân, thì nay cứ taxi hoặc phương tiện công cộng hoặc xe đạp mà chiến hoặc ở nhà cho nó lành chứ ra đường là tốn phí xót lắm. Tổng lượng xe ra đường sẽ giảm do hiệu suất sử dụng xe taxi sẽ cao hơn xe cá nhân, nếu dùng xe cá nhân khi đến điểm làm việc sẽ phải đỗ, còn taxi thì chạy liên tục.

3. "tôi đi việc cơ quan, nếu cứ taxi thì sẽ rất tốn tiền". Không phải vậy, cụ cứ tính mà xem. Các cơ quan, công sở ở thủ đô, đâu phải chỗ nào cũng có chỗ cho cụ đỗ xe mà cụ đi được xe cá nhân. Nếu muốn đi xe cá nhân, cụ phải gửi vào bãi gần nhất rồi bắt xe ôm hoặc taxi đến điểm làm việc, tiền gửi xe cộng tiền xe ôm cũng ngang tiền taxi nếu đi từ đầu.

4. "Nói như cụ chủ thì phí đắt sẽ hạn chế người ra đường, các dịch vụ của thủ đô sẽ giảm, kinh tế sẽ chậm phát triển". Không hẳn thế, dịch vụ nào cần thiết thì nó sẽ phát triển theo quy luật của nó. Có giảm chắc chỉ là các dịch vụ như: nhậu nhẹt hay abc xyz gì đó mà thôi (đi uống được cốc bia mà tiền taxi cũng ngang với tiền bia hay đi abc xyz mà tiền taxi gấp đôi thì cũng ở nhà cho lành). Những dịch vụ này giảm chắc kinh tế thủ đô cũng không ảnh hưởng nhiều

5. "Hạn chế xe ô tô cá nhân sẽ tăng lượng xe máy". Điều này cũng chẳng sao, miễn là giảm tắc đường, một người ngồi trên một xe gắn máy sẽ tốn ít diện tích hơn một người ngồi trên một ô tô. Còn những ô tô chở đủ 4 người có nhiều không?

6. "Lượng xe gắn máy tăng sẽ làm tăng tai nạn giao thông". Cũng không hẳn vậy, mức phạt vi phạm giao thông tăng cao, người dân sẽ ý thức hơn, tai nạn sẽ giảm. Dù sao thì hai xe máy va vào nhau thương vong cũng nhẹ hơn là xe máy va vào ô tô.

7. "Chi phí cao nên chỉ người giàu mới sở hữu được ô tô, còn người có thu nhập trung bình thì khó". Đúng vậy, điều này phải chấp nhận thôi, vì sự phát triển chung mà. Còn người giàu, nhiều tiền thì cứ mua nhiều ô tô vào, thuế và phí nộp vào ngân sách sẽ càng nhiều.

8. "Giải pháp này có gì mới đâu, mấy ông ngồi phòng máy lạnh nghĩ ra lâu rồi". Xin thưa, có mới đấy ạ, ngu ý của nhà cháu chủ yếu đánh vào thuế và các loại phí thật cao ở thủ đô.

Chắc sẽ còn nhiều phản biện nữa? Nhà cháu chỉ tạm nghĩ được thế thôi.

Tóm lại giải pháp trên sẽ giúp giảm lượng xe ra đường ở thủ đô, giảm ùn tắc giao thông, giảm các tệ nạn xã hội, tăng sở hữu xe ở các tỉnh lẻ, giúp cho các tỉnh tiến kịp thủ đô. Nguồn thu ngân sách không giảm thậm chí tăng.

Giải pháp trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới từng cá nhân. Nhưng vì sự phát triển chung của xã hội, thiết nghĩ mỗi con người cần phải bớt đi lợi ích cá nhân một chút. Nếu ai cũng đem lợi ích cá nhân để so sánh thiệt hơn thì kết cục sẽ chẳng khác câu chuyện Hai con dê đi qua một cái cầu. Vác ô tô ra đường chắc cũng chỉ để bật máy lạnh đọc báo mà thôi.

(Vì là ngu ý mong các cụ chém nhẹ tay!)
Để thực hiện đưpọc cái tối kiến của cụ :), theo ngu ý của nhà cháu việc đầu tiên là gioa thông công cộng của HN phỉa ngon đã, muốn hạn chế xe cá nhân thì việc đầu tiên phỉa phát triển tốt giao thông công cộng
 

qlevis

Xe điện
Biển số
OF-23801
Ngày cấp bằng
8/11/08
Số km
2,450
Động cơ
516,994 Mã lực
Tốt nhất là ngừng đk oto xe máy ở Hn và sài gềnh. cấm xe ngoại tỉnh vào noiij thành ở cả 2 thành phố trên (trừ xe tải,xe máy trở hàng phải đk). Dk xe ngoại tỉnh thì thoải con gà mái. nhưng để làm đc những điều trên thì trc hết phải xây dựng hệ thồng gtcc như pa zi thì mới đc:))
 

HaiNQ1983

Xe buýt
Biển số
OF-152716
Ngày cấp bằng
14/8/12
Số km
991
Động cơ
364,930 Mã lực
Nơi ở
Đâu còn lâu mới lói
Em thì chỉ cần cái gậy, đường đông đứa nào bon chen, lạng lách lấn đường, vượt đèn đỏ cứ đập thẳng vào mặt đảm bảo ko bao giờ tắc đường.
 

luckyluke_pfiev

Xe tải
Biển số
OF-62816
Ngày cấp bằng
26/4/10
Số km
226
Động cơ
441,566 Mã lực
Nơi ở
Còn Lâu Mới Nói
Theo như sáng kiến của cụ cho phần xe ở thủ đô thì em có vài góp ý thế này:

Ở Sing thì phương tiện công cộng cực kì tiện lợi và rẻ. Ví dụ như Metro (bên đó là MRT) và Bus. Chỗ nào cụ cũng có có xe bus và MTR. Còn ở thủ đô ta đang có gì? Metro không, xe bus thì chưa có thể gọi là bus 1 cách thực sự. Nếu như mà cấm thế kia thì bà còn chỉ còn nước lại đầu tư xe máy mà chạy :D. Ở Sing em thấy gần như 90% dân số sử dụng phương tiện công cộng cho việc đi lại hàng ngày.

Đi phương tiện công cộng ở Sing thì cảm thấy hài lòng, người đi bộ được tôn trọng ở mức tối đa, các xe đều phải nhường đường từ xa. Còn ở VN ta, cứ ra đường là ức chế, chẳng mấy ai tôn trọng ai, mạnh ai lấy đi.

Thú thật là nếu xe ô tô có rẻ bằng SH thì phương tiện cũng chẳng tăng thêm là mấy đâu cụ. Dân ta còn nghèo lắm cụ ạ. Cụ tưởng số người có tiền mua SH là nhiều nhưng mà có nhiều thật đâu?


Tóm lại, 1 nền kinh tế yếu kèm thì còn phải cố gắng nhiều, phụ thuộc rất nhiều vào tầng lớp lãnh đạo cụ ạ. 40 năm sau chiến tranh nền kinh tế vẫn tậm tịt, trong khi bạn Singapore cũng mới thành lập hơn 40 chục năm, bạn Malay gần 60 chục năm.
 

anhtt10

Xe buýt
Biển số
OF-29800
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
967
Động cơ
492,305 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tổng lượng xe 4b của cá nhân ko thấm vào đâu so với 4b thuộc sở hữu của các cơ quan công quyền, chính phủ, các bộ, ngành..........
Xe công cứ hạn chế đưa đón các sếp vào giờ cao điểm sẽ thấy hiệu quả ngay thôi.
Xe máy chính xác là xe gây ùn tắc đường đấy ạ(e cũng đi xe 2b nhé) Ý thức cực kém, đèn đỏ còn chục giây mà xe đã lao ra đến giữa ngã tư rồi..
Trước sau rồi cũng phải cấm xe 2b thôi, ko đợi ý thức dân tiến bộ lên được đâu :((
anhtt10
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top