1. Khái niệm cạnh tranh mà Mỹ nói với TQ thì theo Mỹ giải thích là vừa cạnh tranh vừa hợp tác, còn phía TQ lý giải là vừa đối đầu vừa hợp tác, hợp tác là đồng thuận trong các vấn đề không xung đột lợi ích quá lớn, nhưng kết quả giúp chi phối những phạm vi mà 2 bên cảm thấy có lợi (dù khó nhưng vẫn có), còn cạnh tranh là một cách nói hoa mỹ của Mỹ về việc đánh gục sự trỗi dậy của TQ, còn đối đầu là khái niệm mà TQ lý giải sự cạnh tranh của Mỹ, TQ cho rằng không có sự cạnh tranh công bằng giữa các nước, cuộc đấu giữa các nước là cuộc đấu sống còn (về mặt lịch sử các triều đại, các đế chế, các trật tự thế giới thì lý giải của TQ là đúng, nhưng cách nói như vậy quá lộ liễu và không phù hợp với hướng phổ biến khái niệm dân chủ tự do của Mỹ và phương Tây xúc tiến ra nước ngoài).
Cạnh tranh có trách nhiệm, có thể lý giải hiểu là tuy đấu đá nhau, nhưng không được vượt ra một số khuôn khổ phạm vị, đây là một cách nói để tạo một tâm lý là tuy tôi có súng, anh có súng, chúng ta đấu súng nhưng đây là cuộc thi đấu chứ không phải cuộc đấu chết người (nhưng ai cũng biết đấu súng mà trúng đạn không đi nhà xác cũng đi nhà thương, nên nó đâu phải là thi đấu thể thao, nó là quyết đấu sinh mạng), việc cạnh tranh (đấu tay đôi) có trách nhiệm là cuộc chiến chỉ giới hạn trong phạm vi nào đó mà thôi, nhưng giữa quốc gia với quốc gia, đối đầu thì sẽ dùng hết mọi thủ đoạn cách thức, có bao giờ lại định luật là chỉ đánh thế nào thôi đâu. Vì thế, nếu hiểu và lý giải theo đúng tư duy dân chủ mà Mỹ đề xướng (dù họ không áp dụng cho chính họ) thì cách nói này rất văn minh và đàng hoàng, nhưng chưa có cuộc chiến nào mà các bên lại nề hà câu chuyện dùng cách gì, đòn gì cả, nên nó thuần tuý là một cách nói, để người nói có một hình ảnh lịch thiệp, chứ không thô bạo như chiến tranh.
2. Giữa các nước lớn có vũ khí hạt nhân hoặc sức mạnh quân sự đủ để tạo nên WW thì thường duy trì đường dây nóng giữa 2 BT Quốc phòng, đảm bảo những biến động xảy ra trên các phương diện vẫn được thông qua đường dây nóng này trao đổi xác nhận. Việc các nước này khi phát biểu nêu lên nhu cầu liên quan đến duy trì các đường dây liên lạc cởi mở nghĩa là trên bề nổi có thể vẫn chửi mắng đe doạ nhau, làm màu làm mè, múa may quay cuồng các kiểu con đà điểu (dân mạng thường rất phê khi đọc báo thấy lời lẽ đao to búa nhớn) nhưng cho dù có dẫn đến đóng cửa ĐSQ thì đường dây nóng BQP vẫn được duy trì, việc duy trì trao đổi định kỳ là tín hiệu cho các bên biết họ vẫn còn có thiện chí và kênh đối thoại vẫn còn. Trường hợp đường dây nóng này bị gián đoạn, cho dù bề nổi vẫn chưa có gì ghê gớm thì việc nó gián đoạn lại rất nghiêm trọng. Trong quá khứ cách đây 2 năm, thời điểm TT Mỹ D. Trump không cho thấy sẽ chấp nhận cuộc bầu cử thua, phía Mỹ tướng Miley đã có cuộc điện đàm với phía TQ nói rõ phía Mỹ sẽ không phát động chiến tranh, dù lúc đó thông tin truyền thông cho rằng TT Trump có thể tạo nên cuộc xung đột với TQ để đưa nước Mỹ vào tình trạng đặc biệt, từ đó ngăn cản bầu cử để tiếp tục tại vị Tổng thống. Gần nhất là thông tin đường dây nóng của Mỹ với Nga bị gián đoạn một thời gian khi chiến sự ở Ukraine nổ ra. Khía cạnh đường dây nóng cho thấy chính trị chi phối tất cả, ngoại giao là phục vụ cho mục đích chính trị, chiến tranh nổ ra khi công cụ trao đổi là ngoại giao đi đến bế tắc, đường dây nóng là một trong những ranh giới cuối cùng đảm bảo ngoại giao vẫn còn đất để thi triển, trường hợp không còn, nguy cơ chiến tranh trực diện lớn hơn bao giờ hết. Khi BT Quốc phòng Mỹ nói như trên, thì có nghĩa là Mỹ không muốn xảy ra chiến tranh trực diện với TQ, Mỹ vẫn muốn duy trì liên lạc thông suốt giữa 2 bên, nhưng duy trì này không bao gồm cuộc chiến uỷ nhiệm mà một bên là TQ, đương nhiên, như Nga, TQ cũng sẽ tỏ thái độ cứng rắn, một trong những cách tỏ thái độ cứng rắn là sẽ gián đoạn đường dây nóng trong thời điểm phù hợp (có lợi) với thời gian vừa đủ theo toan tính của TQ.
Tóm lại là sự đối đầu giữa 2 bên là rất mạnh mẽ, 1 bên tố bên kia thiếu trách nhiệm trong cuộc đánh nhau, không chịu nghe máy của họ, 1 bên tố bên kia nói 1 đằng làm 1 nẻo đối với cam kết trước đây, kiểu chửi nhau này còn kéo dài thêm 2-3 năm là ít.