Giải quyết nhu cầu như thế nào?
Có nhiều người hỏi trên các mạng xã hội, lượng người đông như thế, việc giải quyết các khâu vệ sinh cá nhân như thế nào, hay bừa bãi trong hang động?
Nó được giải quyết rất bài bản và đó là khâu rất quan trọng để giữ gìn hang động Sơn Đoòng và hang Én. Oxalis cho mua các xô nhựa dùng đựng nước, đặt trấu, vôi, chất xử lý mùi và cử người gùi vào theo các đoàn khách. Họ cử ra sáu người để gùi những vật dụng này, để nơi khuất, cách xa vùng cắm trại trong hang, sử dụng bạt dựng lên nhà vệ sinh. Người có nhu cầu bài tiết, khi sử dụng xong, dùng ca đổ vỏ trấu vào xô, rải vôi bột, chất khử mùi. Khi xô đầy lên, hai nhân viên đến gói lại, gùi xô ra khỏi hang động rất xa, đào hố xử lý.
Qua cách cụ cung cấp thông tin, có thể thấy cụ có thể tiếp xúc được với nguồn thông tin khá gần và phong phú.
Thực sự với cách giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt và chất thải vệ sinh như cụ nêu ra khá chặt chẽ, bải bản và rất thuyết phục về mặt lí thuyết.
Nhưng giữa lý thuyết và thực tế chưa chắc đã đúng với nhau.
Như trong video mà ABC thực hiện chúng ta được thấy rất nhiều porter đi cùng đoàn, nhưng đó chủ yếu là những người đi với mực đích vận chuyển dụng cụ làm chương trình quay phim cho đoàn. Thực tế các tour thông thường sẽ không có nhiều porter tới mức đó, ngoài các vật dụng để xử lí vấn đề chất thải vệ sinh như cụ nói ở trên, còn phải mang theo rất nhiều vật dụng sinh hoạt cho cả đoàn (lều bạt, bát đĩa, than củi, đồ ăn, thuốc men đồ sơ cứu v.v...)
Ngoài 10 khách tham gia đoàn và hướng dẫn viên chính, khả năng là sẽ phải có theo cả đầu bếp-phụ bếp biết nấu nướng đi cùng đoàn để lo các vấn đề chuẩn bị đồ ăn cho cả đoàn khách và những người đi theo. Như vậy cả đoàn sẽ có tầm trên hai chục con người
(nếu có thể cụ chia sẽ thêm số lượng các thành viên đi trong mỗi đoàn để mọi người cùng tham khảo thông tin), với số lượng hơn hai chục thành viên thì trong 2 ngày sinh hoạt trong Sơn Doòng chắc chắn sẽ phải xử lí ít nhất 1 lần (chỉ 2 nhân viên mang chất thải đi xử lí thì số lượng chuyển đi (các nguyên liệu xử lí và chất thải sau khi đã trộn lẫn và tạm xử lí) cũng chỉ có giới hạn so với 6 người gùi những vật dụng xử lí chất thải từ ngoài vào.
Hành trình của đoàn đi từ ngoài lối vào Sơn Đoòng vào tới trong cũng phải mất 1 ngày, vậy những người gùi ra cũng sẽ phải mất tầm đó thời gian (nếu không phải vẫn xử lí trong địa phận Sơn Đoòng), và dù có vậy cũng vẫn sẽ là sử lí trong khu vực Hang Én, 1 hang động khác của hệ thống. Một lần, hai lần thì sẽ gần như không có tác động, nhưng mỗi tuần ít nhất một lần như thế qua thời gian nửa năm - một năm thì tác động của con người tới nơi này sẽ là rất rõ nét với những nơi đào lên lấp xuống (tất nhiên là sẽ giảm hơn rất nhiều so với không xử lí mà xả thẳng ra trong quá trình khám phá hang động của đoàn)
Đó là còn chưa tính tới 2 ngày ở khu vực Hang Én, cũng sẽ phải có xử lí chất thải vệ sinh.
Và đó cũng là đang tính toán dựa trên trường hợp việc xử lí được diễn ra theo đúng quy trình lí thuyết đã đưa ra.
Việc xử lí như vậy sẽ làm tăng thêm chi phí của nhà tổ chức và còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, vì vậy việc thực hiện được đúng như vậy hay không vẫn còn phải để thời gian trả lời.