- Biển số
- OF-515233
- Ngày cấp bằng
- 10/6/17
- Số km
- 339
- Động cơ
- 181,025 Mã lực
Chắc NN phải can thiệp thôi, không thể nâng tầm nhận thức bằng việc tuyên truyền được, đội đó đông lắm.
Vẫn là quá tốc độ chứ cụ. Không thì giới hạn tốc độ từng làn làm gì đâu. Đảo hẳn 2 làn để vượt kể cũng mệt và nguy hiểm thật. Cả 1 chặng dài mà lái xe cứ phải căng ra để tính toán, quan sát, cũng là tăng rủi ro xảy ra tai nạn.Trường hợp 2 làn mà mình đi 85 mượn làn giữa tí để vượt có bị tính quá tốc độ không các cụ nhỉ? mượn tí thôi. Vượt được lại đi vào làn trái. vạch đứt mà.
Trường hợp đường 5b thì 3 làn nên em cũng ít gặp. Bí quá đi luôn vào làn trong cùng max 100 là cũng đủ vượt rồi.
Cảm ơn cụ đã nhắc tên. Thế mới thấy việc đọc hiểu là thực sự quan trọngĐoạn Hải Phòng - Móng Cái có nhiều xe tới mức phải 3 làn không cụ? Năm ngoái kẹt đăng kiểm, em phi lên Hạ Long làm, thấy cũng ít xe mà
Ngay trong thớt này có 2 cụ rồi, motthoidongbim Suri15, không khó như cụ tưởng đâu
Luật bảo đủ đk cho vượt thì phải vào, rất cảm tính.Có trong luật đấy cụ, tại xxx không phạt thôi
Em tự quote để nói thêm là vì pha hợp thức hoá này nên các cụ bám làn trái xuất hiện nhiều hơn
Mang tính kêu gọi thôi.Lần thứ 3 mình đưa ảnh này chụp trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình lên Otofun!
Tình huống này xử lý rất đơn giản nếu áp dụng đúng theo nguyên tắc làn trái dùng để vượt. Khi xe đầu đi chậm đến đoạn có 2 làn đường, xe đó PHẢI chuyển sang làn phải để dành làn trái cho các xe vượt, xe nào vượt được rồi cũng chuyển sang làn phải để đi. Đến hết đoạn 2 làn hẹp lại thành 1 làn, các xe lần lượt trở về làn duy nhất đó theo nguyên tắc xe nào đi đầu chuyển trước. Nếu trong trường hợp các xe chưa vượt được hết mà đã hết đoạn 2 làn thì chiếc xe đi chậm ban đầu lúc này đang ở làn phải, muốn chuyển trở lại làn trái thì phải nhường cho các xe đang vượt (đang ở làn trái) qua trước, đủ điều kiện an toàn mới chuyển sang được, nên lúc đó có chạy nhanh cũng phải giảm tốc để chờ chuyển làn.Phải có quy định từ QLNN chứ trông đợi vào ý thức thì không bao giờ.
Em chạy đường thấy có thực tế thế này nữa về nhường đường: Tại các cao tốc chỉ có 1 làn xe thì xe thì rất hay hình thành 1 đoàn xe dài chạy chậm bám theo sau 1 xe dẫn đầu. Ví dụ quy định 80km/h thì xe dẫn đầu chỉ chạy được 65-70 thôi. Vì họ chở nặng chẳng hạn. Điều đó không vấn đề gì. Tuy nhiên đi đến đoạn 2 làn đường người ta thiết kế cho vượt thì xe đó bỗng nhiên lại tăng tốc độ lên tầm 75 km/h, có thể đường lúc đó thẳng hơn và thoáng hơn nên họ đi nhanh hơn được. Nhưng như vậy là ích kỷ, đáng lẽ khi đến chỗ đó họ phải giảm chậm hơn bình thường để tạo điều kiện cho các xe khác vượt mới đúng. Và kết quả chỉ có vài xe vượt kịp được còn qua đoạn đó lại 1 đoàn rồng rắn.
Ngoài ra còn 1 trường hợp kỳ quặc khác: 1 số xe con sau khi vượt lên trên xe tải dẫn đầu liền đi tà tà như xe tải mà không chịu tăng tốc thoát đi hẳn, việc ấy làm cho các xe sau khó vượt hơn vì phải tăng thêm số lượng xe phải vượt.
Cầu Bạch Đằng chỉ có mỗi bên 2 làn thôi cụ. CT HP-HL có 2 làn nhưng cho chạy 100 là quá ổn rồi, đoạn này làm hoàn toàn trên đầm phá nền đất cực kém nên làm tốn kém lắm cụ ạ. Cơ bản em đi cao điểm lễ tết hay ngày hè vẫn chạy ổn hơn đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đã thế lại còn không thu phíCao tốc đẹp nhất đến giờ chắc vẫn là 5B các cụ nhỉ.
Hơi tiếc là đoạn nối tiếp từ Hải Phòng sang Quảng Ninh thu hẹp lại còn 2 làn.
Nếu đoạn cao tốc Hải Phòng-Quảng ninh cũng 3 làn như đoạn HN-HP thì tuyến HN -Hạ Long không còn gì để chê nữa
Cụ mô tả thế là chưa hết, chưa giải quyết được triệt để. Trên thực tế tại cao tốc HN-LC, các xe đi chậm bị bắt buộc phải sang làn phải (không cần phải chuyển làn), làn trái chỉ để vượt. Tuy nhiên dù có đường để vượt nhưng vẫn phải tuân thủ tốc độ tối đa nên số lượng xe vượt được tuỳ thuộc vào tốc độ của xe đi làn phải. Nếu xe đi làn phải tăng tốc thì thời gian để cho xe khác vượt bị ngắn lại và khi hết đường thì không thể vượt thêm được nữa. Đường này còn hay ở chỗ khi hết đường đôi thì đường vẫn còn rộng và bị làm hẹp lai thành 1 làn bằng vạch xương cá màu vàng, xe nào lỡ chưa vượt kịp mà hết đường thì có thể đè vạch xương cá tránh tai nạn.Tình huống này xử lý rất đơn giản nếu áp dụng đúng theo nguyên tắc làn trái dùng để vượt. Khi xe đầu đi chậm đến đoạn có 2 làn đường, xe đó PHẢI chuyển sang làn phải để dành làn trái cho các xe vượt, xe nào vượt được rồi cũng chuyển sang làn phải để đi. Đến hết đoạn 2 làn hẹp lại thành 1 làn, các xe lần lượt trở về làn duy nhất đó theo nguyên tắc xe nào đi đầu chuyển trước. Nếu trong trường hợp các xe chưa vượt được hết mà đã hết đoạn 2 làn thì chiếc xe đi chậm ban đầu lúc này đang ở làn phải, muốn chuyển trở lại làn trái thì phải nhường cho các xe đang vượt (đang ở làn trái) qua trước, đủ điều kiện an toàn mới chuyển sang được, nên lúc đó có chạy nhanh cũng phải giảm tốc để chờ chuyển làn.
Bác nào em chả biết, cá nhân em dù chạy max tốc độ cho phép, nếu làn phải còn chỗ em luôn đi làn này.Thực ra mấy bác đòi nhường đường cũng không đi làn phải, mà chỉ chạy nhanh ở làn trái
"Khi xe đầu đi chậm đến đoạn có 2 làn đường, xe đó PHẢI chuyển sang làn phải để dành làn trái cho các xe vượt, xe nào vượt được rồi cũng chuyển sang làn phải để đi.": Tốt quá.Tình huống này xử lý rất đơn giản nếu áp dụng đúng theo nguyên tắc làn trái dùng để vượt. Khi xe đầu đi chậm đến đoạn có 2 làn đường, xe đó PHẢI chuyển sang làn phải để dành làn trái cho các xe vượt, xe nào vượt được rồi cũng chuyển sang làn phải để đi. Đến hết đoạn 2 làn hẹp lại thành 1 làn, các xe lần lượt trở về làn duy nhất đó theo nguyên tắc xe nào đi đầu chuyển trước. Nếu trong trường hợp các xe chưa vượt được hết mà đã hết đoạn 2 làn thì chiếc xe đi chậm ban đầu lúc này đang ở làn phải, muốn chuyển trở lại làn trái thì phải nhường cho các xe đang vượt (đang ở làn trái) qua trước, đủ điều kiện an toàn mới chuyển sang được, nên lúc đó có chạy nhanh cũng phải giảm tốc để chờ chuyển làn.