Vâng cụ
em đã nói đấy là LÝ THUYẾT thì đúng là như thế. Em có bẩu là lý thuyết, nguyên lý hay là ngân hàng (hay bất kỳ ai) cho phép nó kết nối đâu. Thậm chí những vị trí nhậy cảm nó còn niêm phong bằng các kiểu khác nhau như đồ xi, đổ chì, đổ bê tông, dán giấy đóng dấu giáp lai mà.
Và cũng chả thằng nào nhận là tau sẽ xâm nhập theo đường này theo đường kia.
Máy đặt ở nhà cụ, cụ chả có nhu cầu, cụ chả có mục đích thì nó cho phép kết nối cụ cũng chả làm. Hoặc cụ muốn mà cụ chả có kiến thức thì cụ cũng chịu.
Còn thực tế, những người được tiếp cận với các thiết bị, với đường truyền ấy, họ không làm gì (vì chả có nhu cầu) hoặc họ làm giề theo nhu cầu và khả năng của họ thì trời mới biết.
Và như cụ nói, chắc ngân hàng thi thoảng đến kiểm tra để xem máy có bị hỏng không thôi sao ?
Cụ không tìm cách xâm nhập, không đồng nghĩa với việc không ai muốn/không tìm cách xâm nhập
Xét về lý thuyết, cụ bị lộ thông tin khi
1. Thanh toán POS tại quầy: Nó giống như cụ đi rút tiền ATM, kẻ gian có thể cài thiết bị để hack
cái đó không liên quan tới ngân hàng, mà nó liên quan tới người bảo vệ cái máy POS, nhưng như vậy cũng k thể có full data khách hàng từ email cho tới số đt, nó chỉ hack đc pass thôi.
2. Thanh toán online: Các đường truyền giờ đều được bảo mật SSL, cái này các cụ google thêm, thường bị hack là do các cụ vào website giả mạo, làm giống hệt website ngân hàng, và các cụ ngây thơ nhập đủ thông tin thẻ tín dụng hoặc pass thẻ ATM vào (ATM còn có token key, cho nên mất điện thoại và điện thoại k đặt pass rất dễ mất tiền), còn thẻ visa thì chỉ cần biết số thẻ và 3 số cuối bảo mật là coi như mất tiền rồi
Túm lại là theo em thằng TGDD nó chỉ có thông tin khách hàng về email, số đt, giới tính, ngày sinh, hành vi mua hàng, còn số thẻ/pass/mã bảo mật chắc chắn nó không thể thu thập.
Nó cũng giống như vụ rao bán 500k thông tin nick trên group facebook otofun.net
cứ có số đt và email, có sở hữu xe hay không, có xu hướng mua hàng ntn cũng là ối tiền rồi