- Biển số
- OF-594299
- Ngày cấp bằng
- 11/10/18
- Số km
- 346
- Động cơ
- 134,392 Mã lực
- Tuổi
- 39
__Trước hồi bé đọc mấy cái tam quốc, Đông CHu, Phong thần, ... em cũng thấy thắc mắc về mấy cái trận đồ của TQ, cứ thấy nói thần bí, kỳ diệu lắm.. hư hư thực thực, vây khốn vạn quân, địch vào chỉ có đường tử ko có đường ra.
Rút cục đến tận bây giờ cũng ko rõ nó là thế nào, trong khi thực tế quân sự TQ khi đánh với người ngoài như các rợ tộc Nhung, Tiên ti, Khiết Đan, Mông Cổ, KIm, Nữ Chân, ... toàn thua là thua. Các cụ nói xem liệu nó có bằng các trận giáo khiên của La mã ko ?? đặc điểm nổi bật là mấy trận đồ bát quái nàyn nọ của TQ là nghe kể, trong khi của nước khác như La mã, Arap, .. thì vẫn biết được là thế nào
https://www.nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-bat-tran-do-cua-khong-minh-loi-hai-toi-dau-a412935.html
Trong Tam quốc diễn nghĩa, điểm phân biệt giữa Gia Cát Lượng và các mưu lược gia nổi tiếng khác thời Tam Quốc là khả năng dùng “kỳ binh” của mình. Tuân Úc, Quách Gia hay Tư Mã Ý đều rất giỏi nhưng chỉ giỏi binh pháp thông thường, dùng người để trị người. Còn Gia Cát Lượng đã đạt đến một cảnh giới cao trong điều binh khiển tướng. Lần dùng “kỳ binh” ngoạn mục nhất phải kể đến là khi Gia Cát Lượng phục sẵn trận đồ Bát Quái, bức cho tướng nước Ngô là Lục Tốn nguy khốn một phen.
Nguyên lý Bát trận đồ
Do tư liệu lịch sử đã tản mát nhiều nên hiện nay người ta không thể nghiên cứu kỹ về Bát trận đồ. Tuy vậy mọi người đều công nhận Bát trận đồ của Khổng Minh là có thật và biến hóa khôn lường.
Các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự cho rằng, uy lực của Bát trận đồ chính là bố cục theo phương hướng, biến hóa khôn lường, khi tách, khi hợp. Hình thế của trận này dựa trên nguyên lý Bát quái với 8 cửa: Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Ảnh, Tử, Cảnh, Khai. Các cửa Sinh, Cảnh, Khai được gọi là “cửa cát” (cửa tốt), còn lại Hưu, Thương, Đỗ, Tử, Ảnh chính là “cửa hung” (cửa xấu).
Trong một trận đồ điển hình, toàn trận có thể huy động 14 ngàn kỵ binh, cứ 50 người thành 1 đội hình, tất cả gồm 280 đội. Bộ binh có 10 ngàn người, chia đều thành 200 đội. Mỗi một đội bộ binh chiếm 10 thước trong trận đồ. Tùy theo tình hình cụ thể, Bát trận đồ có thể biến hóa khôn lường, làm quân địch mất phương hướng. Ngoài ra, ở bên trong Bát trận đồ người ta còn có thể bố trí các loại vật liệu đặc biệt như đá, xe lương thực tạo chướng ngại vật, ngăn cản kỵ binh địch tấn công. Sau khi địch lọt vào trận, quân sĩ bên trong sẽ dùng cung, tên, mâu, kích để đả thương, tấn công địch. Trận đồ này là cơn ác mộng với các đội quân kỵ binh trang bị nhẹ.
Bát trận đồ gắn liền với tên tuổi Gia Cát Lượng suốt hàng nghìn năm qua. Đó là kết tinh trí huệ của vị “quân sư muôn đời”. Câu chuyện về Lục Tốn lạc trong Bát trận đồ. đó là một minh chứng hùng hồn cho tài dùng binh của Gia Cát Lượng. Trước trận thắng Di Lăng, Gia Cát Lượng đã biết Lục Tốn nhất định kéo quân qua bến Ngư Phúc, nhất định lạc vào thạch trận và nhất định gặp Hoàng Thừa Ngạn. Thậm chí ông còn dặn bố vợ đừng dẫn Lục Tốn thoát khỏi trận này.
Bát trận đồ của Gia Cát Lượng còn đi vào cả thi ca, nghệ thuật. La Quán Trung trong Tam quốc diễn nghĩa khen Bát trận đồ rằng: “Thường hữu khí như vân, từng nội nhi khởi”, nghĩa là: Có khí như mây, sức mạnh phát ra từ bên trong.
Rút cục đến tận bây giờ cũng ko rõ nó là thế nào, trong khi thực tế quân sự TQ khi đánh với người ngoài như các rợ tộc Nhung, Tiên ti, Khiết Đan, Mông Cổ, KIm, Nữ Chân, ... toàn thua là thua. Các cụ nói xem liệu nó có bằng các trận giáo khiên của La mã ko ?? đặc điểm nổi bật là mấy trận đồ bát quái nàyn nọ của TQ là nghe kể, trong khi của nước khác như La mã, Arap, .. thì vẫn biết được là thế nào
https://www.nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-bat-tran-do-cua-khong-minh-loi-hai-toi-dau-a412935.html
Trong Tam quốc diễn nghĩa, điểm phân biệt giữa Gia Cát Lượng và các mưu lược gia nổi tiếng khác thời Tam Quốc là khả năng dùng “kỳ binh” của mình. Tuân Úc, Quách Gia hay Tư Mã Ý đều rất giỏi nhưng chỉ giỏi binh pháp thông thường, dùng người để trị người. Còn Gia Cát Lượng đã đạt đến một cảnh giới cao trong điều binh khiển tướng. Lần dùng “kỳ binh” ngoạn mục nhất phải kể đến là khi Gia Cát Lượng phục sẵn trận đồ Bát Quái, bức cho tướng nước Ngô là Lục Tốn nguy khốn một phen.
Nguyên lý Bát trận đồ
Do tư liệu lịch sử đã tản mát nhiều nên hiện nay người ta không thể nghiên cứu kỹ về Bát trận đồ. Tuy vậy mọi người đều công nhận Bát trận đồ của Khổng Minh là có thật và biến hóa khôn lường.
Các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự cho rằng, uy lực của Bát trận đồ chính là bố cục theo phương hướng, biến hóa khôn lường, khi tách, khi hợp. Hình thế của trận này dựa trên nguyên lý Bát quái với 8 cửa: Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Ảnh, Tử, Cảnh, Khai. Các cửa Sinh, Cảnh, Khai được gọi là “cửa cát” (cửa tốt), còn lại Hưu, Thương, Đỗ, Tử, Ảnh chính là “cửa hung” (cửa xấu).
Trong một trận đồ điển hình, toàn trận có thể huy động 14 ngàn kỵ binh, cứ 50 người thành 1 đội hình, tất cả gồm 280 đội. Bộ binh có 10 ngàn người, chia đều thành 200 đội. Mỗi một đội bộ binh chiếm 10 thước trong trận đồ. Tùy theo tình hình cụ thể, Bát trận đồ có thể biến hóa khôn lường, làm quân địch mất phương hướng. Ngoài ra, ở bên trong Bát trận đồ người ta còn có thể bố trí các loại vật liệu đặc biệt như đá, xe lương thực tạo chướng ngại vật, ngăn cản kỵ binh địch tấn công. Sau khi địch lọt vào trận, quân sĩ bên trong sẽ dùng cung, tên, mâu, kích để đả thương, tấn công địch. Trận đồ này là cơn ác mộng với các đội quân kỵ binh trang bị nhẹ.
Bát trận đồ gắn liền với tên tuổi Gia Cát Lượng suốt hàng nghìn năm qua. Đó là kết tinh trí huệ của vị “quân sư muôn đời”. Câu chuyện về Lục Tốn lạc trong Bát trận đồ. đó là một minh chứng hùng hồn cho tài dùng binh của Gia Cát Lượng. Trước trận thắng Di Lăng, Gia Cát Lượng đã biết Lục Tốn nhất định kéo quân qua bến Ngư Phúc, nhất định lạc vào thạch trận và nhất định gặp Hoàng Thừa Ngạn. Thậm chí ông còn dặn bố vợ đừng dẫn Lục Tốn thoát khỏi trận này.
Bát trận đồ của Gia Cát Lượng còn đi vào cả thi ca, nghệ thuật. La Quán Trung trong Tam quốc diễn nghĩa khen Bát trận đồ rằng: “Thường hữu khí như vân, từng nội nhi khởi”, nghĩa là: Có khí như mây, sức mạnh phát ra từ bên trong.
Chỉnh sửa cuối: