ngày xưa còn ghi "nguyên quán" trong lý lịch, giờ đã bỏ rồi, có lẽ vì không còn ý nghĩa. Chỉ còn nơi sinh và nơi ở (sinh quán và trú quán) là còn có ý nghĩa.
Nguyên quán đươc quy định trong luật, hay nghị định (em không nhớ cụ thể, nhưng đã có lần đọc văn bản chính thức), là nơi sinh của ông nội. Nhưng thế hệ em, một số giờ cũng có thể sắp có cháu nội, không ít cụ sinh ra ở nước ngoài (vì bố mẹ ngày xưa công tác ở nước ngoài), giờ cháu nội không thể ghi nguyên quán là Nga hay Tiệp khắc được.
Em tuy nguyên quán không phải Hà Nội, nhưng từ đời ông nội em đã thoát ly tham gia cách mạng và sau khi tập kết thì bắt đầu sống ở HN nên cũng chưa về quê bao giờ, phần nữa là ở quê cũng không có họ hàng gần.
Nói đám trẻ ở nước ngoài gắn bó với Việt Nam trong khi không nói được tiếng Việt, không biết gì mấy về VN thì cũng chỉ là báo chí nói, chứ thực tế thì khó. Người Hoa nếu sinh ra và lớn lên ở VN thì họ cũng sẽ coi VN là quê hương (phần lớn). Cụ Chu Văn An (cha là người Trung Quốc) hay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (người Minh Hương) không ai có thể nói họ không phải là người Việt 100%.
Bỏ không ghi trên CCCD sao được.Bác chuẩn.
Cái sự Nguyên quán và Quê quán chưa bao giờ được định nghĩa cho nó tử tế - để sử dụng cho nó tử tế.
Một phần vì có lẽ không ai có thể giải thích một cách tử tế rằng thì là, ta cần 2 khái niệm củ chuối ấy để làm gì.
Đến sản phẩm tiêu dùng hàng ngay hay xuất khẩu EU, Mỹ... như; gạo, thép, cá...còn phải có nguồn gốc để truy xuất khi cần. Vì vậy việc ghi; quê quán, nguyên quán vào CCCD là bình thường. Bây giờ ghi mỗi nơi sinh thì biết truy xuất nguồn gốc ở đâu.
Chỉnh sửa cuối: