Mời các cụ các mợ đọc bài viết này:
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201003/150-chu-that-tha-dua-co-giao-que-toi-DH-Cambridge-896622/
Trong đó có đoạn Clip cô giáo THCS đọc bài viết của mình...
[video=youtube;4253CB1MJDE]http://www.youtube.com/watch?v=4253CB1MJDE[/video]
Và rồi em chợt nghĩ không biết còn bao nhiêu giáo viên ngoại ngữ chịu cảnh thiệt thòi, thiếu thốn cơ sở vật chất như thế trên đất nước ta nữa...
Một giáo viên dạy trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) đã học qua cao đẳng và ĐH, tại sao lại phát âm tiếng Anh như vậy?
Và rồi các học sinh sẽ học ra sao? Kết quả sẽ thế nào?
Em biết, 1 giáo viên phổ thông thì chưa thể có điều kiện để hoàn thiện tất cả các kỹ năng đến mức không thể chê cái gì được. Nhưng tối thiểu là phát âm, ngữ điệu, trọng âm trong tiếng Anh là rất quan trọng. Do đó nên cố gắng hết mức có thể để tránh cho học sinh yếu kém khoản này ngay từ đầu chứ.
Em ở tỉnh lẻ, chả mấy khi gặp "tây", dân trí chưa phải cao, điều kiện thực tế cũng hạn chế nhiều nhưng luôn yêu cầu học trò nghe nhiều, nói nhiều, xem TV các CT tiếng Anh, xem phim phụ đề...
Mà suy đi, tính lại, em thấy ở chỗ em hình như... có mình em dạy như thế...
Mời các cụ, các mợ xem nhé: (Đây là những hình ảnh tại lớp học thêm tại nhà em năm 2006 & 2007)
1. Đây là các trò sau khoảng 3 - 4 tháng, gần như bắt đầu từ con số không về phát âm:
[video=youtube;2Tc5mY_uCBg]http://www.youtube.com/watch?v=2Tc5mY_uCBg[/video]
1. Giáo viên tỉnh thì phát âm như cô giáo Clip 1 là bình thường, không được tiếp xúc thường xuyên với người nói tiếng Anh thì "sinh ngữ" sẽ thành "tử ngữ". Kể cả các Cụ lớn tuổi trước đây đi học Nga về bây giờ nhiều cụ nói tiếng Nga không nghe được.
2. Học trò Cụ daỵ phát âm được như thế sau 3 - 4 tháng cũng bình thường. Vấn đề số em phát âm được như thế trong 1 lớp học cụ dạy là bao nhiêu %? Nếu cụ ở Hà Nội em sẽ dẫn cụ đến 1 cô giáo dạy tư nhưng sau 3 - 4 tháng học trò phát âm hay hơn học trò Cụ, nhưng phải chăm luyện. Học trò càng không phát âm được cô ý dạy càng tiến bộ nhanh vì không phải sửa sai nhiều.
3. Cụ không nên so sánh trường hợp 1 giáo viên khác với mình. Kính.