- Biển số
- OF-785718
- Ngày cấp bằng
- 27/7/21
- Số km
- 4,383
- Động cơ
- 268,387 Mã lực
Chuyện của mợ rất thật, và quyết định của mợ giờ đây thật sáng suốt.Em định kết thúc rồi nhưng ko ngờ nhận được sự quan tâm từ ib nên em xin phép các Cụ public lần cuối những thông tin còn bỏ ngỏ sau cho những ai cùng chung thắc mắc. Cho rằng thật cũng được, giả cũng OK nhưng ít nhất em sống đúng với tính cách nàng Scarlett, dám làm dám chịu, dám đối mặt nếu các Cụ, Mợ có nhu cầu khai thác kịch bản để chuyển thể thành film/truyện
- Gia đình chồng em ko phải dòng quan chức, chỉ là công chức bình thường, bố chồng em ko phải cấp quản lý, là lái xe cho CQ. Nếu so sánh căn ke kiểu môn đăng hộ đối thì bố đẻ em là GĐ nhỏ thôi, thủ trưởng của 1 đơn vị tầm 20 người. Nhà chồng em S tầm 35-37m2 gì đó, xây dựng khoảng từ năm 1995 trên phần đất của CQ phân. Nhà đẻ em diện tích rộng hơn chút nhưng trong ngõ, mua bởi công sức nỗ lực của bố mẹ em (mà sự đóng góp của mẹ em khá lớn vì bà kinh doanh) còn bố em rất liêm khiết, có tiếng là yêu quý và thương nhân viên.
- Lý do vì sao em đến với chồng em: Nếu để nói vì yêu say đắm thì ko phải vì từ tên gọi, nghề nghiệp, chuyên môn hay nhiều cái khác đều là những thứ trước kia vốn dĩ em rất ghét nhưng thời điểm đó vì sức ép gia đình giục giã lấy chồng (do tâm lý người ở quê hay hỏi han nọ kia) cộng thêm mọi thứ của anh ta ko nổi trội nhưng ổn định nên em thấy chấp nhận được. Còn chuyện anh ta từng 1 tập thì ban đầu em có sốc nhưng thời điểm đó, anh ta khá điềm đạm, chín chắn, chỉn chu, ko phông bạt và nghiêm túc khiến em nghĩ anh ta sẽ biết trân trọng mình bởi từng đổ vỡ. Song giờ ngẫm lại, là do em yêu ít nên ít kinh nghiệm, sự tinh tế và nhanh nhạy trong việc "bắt mạch" đàn ông là rất kém nên phải trả giá thôi. Còn nếu về tâm linh mà nói thì đó là duyên nghiệp, trả xong thì hết rồi, đường ai nấy đi. Giờ anh ta có lấy vợ thì em mừng quá, đỡ có người xóc máy, đá xéo em.
- Sau khi cưới, lương em và chồng same same nhau ko chênh nhau là mấy; em tầm 9 triệu, chồng em tầm 12-15, là quản lý cấp phòng, tương đương TP. Khi đó, xác định 1 năm nữa sẽ đi nước ngoài nên chồng em động viên em cố sống chung với ông bà nội để tiết kiệm tiền thuê nhà dù bố chồng em nổi tiếng khó tính, nóng tính hay nói lời cay nghiệt. Tính cách này thừa hưởng từ bà nội chồng em, qua lời kể của mẹ chồng hay các thím chồng thì bà độc ác, nghiệt ngã tới mức 4 người con trai lấy vợ ở 4 nơi khác nhau; gái làng sợ bà ko dám về làm dâu. Chồng em sinh ra, lớn lên trong nền nếp gia đình trọng nam khinh nữ như vậy, cộng thêm là con trai duy nhất trong nhà nên cái gì của anh ta cũng là nhất, là đúng, luôn thích kiểm soát, dominate vợ nhưng ra ngoài XH va chạm thì vợ lại chủ động hoàn toàn. Nghe rất phi logic đúng ko ạ? Văn viết chồng em tốt hơn văn nói, có thể còn tốt hơn em nhưng phản xạ ngôn ngữ trong những tình huống đột ngột thì ko bằng em. Tuy nhiên, mức độ sát thương về lời nói hoặc khẩu nghiệp thì chồng em ko kém bố chồng em là mấy
- Khi sang nước ngoài, tạm gọi chồng em là sếp nhỏ đi thì chồng em nhận tiền lương (hỗ trợ sinh hoạt phí) thay em vì các cặp vợ chồng khác cũng thế nhưng có lẽ ít ông chồng nào quản lý chặt chẽ, chi li như chồng em. Hàng tuần, anh ta đưa tiền cho em đi chợ yêu cầu em tập hợp bill về, thống kê chi tiết bill, tới khi nào tiêu hết mới được nhận tiếp. Đi chợ mua gì, ăn gì cũng là chủ trương của anh ta, nếu làm trái ý hoặc em mua nhiều hơn mức bt của anh ta 1 chút thì anh ta sẽ lôi ra nói mãi. Mãi sau này, em có chút quỹ đen, em biết anh ta thích ăn loại cá này tuy ngon nhưng hơi đắt, em mua về bằng tiền riêng của em nhưng xui xẻo hôm ý cá ko ngon như mọi ngày. Anh ta càm ràm, ăn phí cả mồm mà đắt, lần sau đừng mua nữa nhé! Cả buổi đó cũng lặp lại những câu như thế! Đây chỉ là dẫn chứng rất nhỏ thôi; việc ko vừa ý hoặc sai sót của người khác thì đay đi đay lại, quên mất rằng, vợ rất tôn trọng, rất để ý tới sở thích của mình, sống rất vì mình.
- Ở nước ngoài, gửi tiền trong NH ko có lãi nên khi có người về tiết kiệm được 1 chút đổi sang tiền Việt thì chồng em gửi em gái và mẹ chồng làm sổ tiết kiệm vì anh ta ko tin nhà ngoại. Trước kia tập 1, chị vợ cũ giữ hết tiền, gửi mẹ đẻ chị ta tiền tiết kiệm mãi sau lằng nhằng ly hôn mới trả lại cho anh ta. Tới giờ, anh ta dùng ngay chiêu đó với em. Biết là bị đau 1 lần thì anh ta bật chế độ cảnh giác nhưng với tùy từng đối tượng chứ, còn em là đứa chưa bjo tơ hào, vay mượn của ai cái gì, thậm chí lúc quen nhau, mời em đi ăn còn khó, tặng quà em còn ko lấy thì đừng dùng bài đó với em. Nếu em tham, em hám của thì giờ em giàu rồi vì 1st của em là chủ tịch HĐQT của 1 tập đoàn lớn về XD thế nên đừng nghĩ lấy căn nhà của bố mẹ ck mười mấy tỷ ra nhử hay thỏa hiệp quay về cho em đứng tên CC mấy tỷ là khả thi. Nói vậy để mấy Cụ nghĩ em hậm hực là bởi tiền nong anh ta ko quân tử, là em ko giữ tiền nên em cay cú. Cái em cần là trách nhiệm, là văn hóa, là bản lĩnh của 1 người đàn ông đối xử với vợ con hậu chia tay ntn. Dù chồng em giờ có nghìn tỷ thì em chẳng may may nghĩ ngợi gì đâu vì bản chất con người là ko đổi. Hèn và hãm là thứ đáng sợ chứ ko phải nghèo khổ đâu ạ!
- Tiếp nữa, em là người trân quý hạnh phúc gd, ko phải kiểu người hứng lên là cưới, hết hứng là bỏ, cũng từng nhẹ nhàng giải thích nói chuyện góp ý về sự độc miệng của anh ta, khuyến nghị anh ta đừng lôi gd vợ vào cuộc trong mỗi cuộc tranh cãi, nhưng chỉ 1 tuần sau đâu vào đó. Thậm chí cả mấy tháng đầu sau ly thân, hàng tuần anh ta qua đón đưa bé nhưng ko chào bố mẹ em, tới mức bé con phải bảo, sao bố hư, bất lịch sự ko chào ông bà thế? Vậy, cơ hội cho cả 2 thì đều có nhưng lằn ranh đỏ anh ta vẫn liên tục vi phạm thì quay lại ích gì? Lại thành trò cười, 1 tấn bi hài kịch nữa hay sao ạ? Còn các Cụ sẽ vặn vẹo, ai chả là nạn nhân trong câu chuyện của chính mình? Vậy, sống để 2 vợ đều phải chủ động ôm con rời đi, sang nhà vợ cũ 1 đón con nói năng xấc láo còn bị cả nhà người ta vác gậy dao rượt đánh thì là cớ làm sao? Hay là nhà kia cũng tự coi mình là nạn nhân trong kịch bản đó ạ?
- Trước khi nói gì, làm gì, đặc biệt trước các QĐ quan trọng, em đều có sự cân nhắc tương đối. Chính năm xưa, chị vợ cũ ôm con rời nhà chồng ko nói lời nào nên bị nhà chồng trách là đi ko chào ai nên 2 gd thông gia ko biết mà trao đổi tt. Vậy thì, em bước vào đàng hoàng, trước khi rời đi, em cũng chọn lúc đông đủ ban bệ nói lời tạm biệt thì bố chồng dặn để lại chìa khóa. Và sau đó, cả đại gd nhà chồng im lặng, 2 bên thông gia cắt đứt liên hệ hoàn toàn. Vậy, chẳng phải nếp nhà là sao? Trong khi cách đó mấy tháng, ông bà qua nước ngoài thăm, em cũng đón tiếp nồng hậu, chu đáo. Tới khi 2 mẹ con em về ngoại, mẹ chồng vốn là người có hiểu biết, biết điều, ôn hòa cũng nhắm mắt làm ngơ, đi du lịch chán chê sau gọi điện xã giao đãi bôi, "dù sao con vẫn là con của bố mẹ.... trong quá trình ở có gì ko đúng thì bỏ qua, tha thứ cho mẹ". Vậy, dù bạn là ai, bạn cư xử ntn thì họ vẫn giữ y cách sống đó. Con em là con trai còn con vợ cũ là con gái!
- Cuối cùng, người phụ nữ nào cũng muốn thu mình bé lại là con mèo nhỏ nép vào chồng để được chở che, yêu thương nhưng hoàn cảnh xô đẩy khiến họ phải tự tạo vỏ bọc gai góc cho chính mình. Ủy mị, yếu mềm, khóc lóc ích gì, có ai thương xót mình đâu? Khóc 1 lần họ còn hỏi han, khóc thêm lần nữa đã thấy phiền, thêm nữa thì khinh bỉ, né tránh, thậm chí cười cợt.
XH dù văn minh bình đẳng song ánh mắt cười khẩy phân biệt với phụ nữ ly hôn vẫn còn. Định kiến lên người mẹ đã đành nhưng nếu đặt lên gd cô ta thì sẽ rất mệt mỏi. Bởi thế, chủ đề này vẫn sẽ gây tranh cãi dài cho tới khi người thân của những ng bình luận rơi vào tình cảnh tương tự.
Cuộc sống là những mối duyên tao ngộ, em cảm ơn sự chia sẻ, động viên của rất nhiều Cụ, Mợ trong này, điển hình là Cụ Kiên Khùng, Mợ Mimeo....Nếu cảm thấy đủ tin tưởng nghĩ em là tri kỷ thì mn có thể ib cho em bởi những người đồng cảnh nếu ko thể yêu thương quý trọng lẫn nhau thì còn có thể làm được điều gì khác nữa ạ? Mọi đề nghị chạm tới lằn ranh đỏ thì em xin phép ko trả lời. Topic có lẽ close tại đây là xinh rồi. Chúc cho các Cụ Mợ luôn thực sự hạnh phúc với lựa chọn của mình
Đã sống, thì sống cuộc đời của mình. Đã quyết định, phải chọn hạnh phúc thật sự.