Trình độ của biệt động SG ngày xưa chả khác gì trên phim Mỹ!
Tượng sáp trong nước chả thua gì nước ngoài!
Căn cứ mật của biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên
Quán Nhan Hương bán đồ ăn nhưng bên trong là nơi nuôi giấu, hoạt động mật của lực lượng biệt động.
Di tích Quán Nhan Hương bên trong Thảo Cầm Viên (quận 1) từng là một trong những cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn, thành lập năm 1963.
Quán nuôi giấu cán bộ quân khu, lực lượng biệt động đồng thời là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh.
Người đứng ra thành lập quán là ông Nguyễn Văn Tửng, sinh năm 1913 tại Trà Vinh. Ông xây quán bằng khoản tiền tích góp và đặt tên là Nhan Hương, theo tên người vợ đã mất.
Thảo Cầm Viên được chọn xây quán vì đây là nơi đông người, nên cán bộ có thể ra vào dễ dàng mà không bị nghi ngờ. Khu vực này cũng nằm gần các cơ quan đầu não của đối phương, thuận lợi cho việc chỉ đạo các chiến dịch.
Quán có diện tích khoảng 100 m2; không gian, nột thất bên trong phần lớn vẫn được giữ nguyên hiện trạng như cách đây nửa thế kỷ.
Các nhân viên làm việc trong quán đều là con cháu của chủ quán và ủng hộ việc nuôi giấu cán bộ, biệt động. Điều này giúp các hoạt động được bảo đảm bí mật tuyệt đối.
Các mô hình thực khách, quân lính, người phục vụ, món ăn... được dựng lại sinh động với kích thước thật cho thấy sự nhộn nhịp khi quán còn mở cửa.
Trong số các thực khách có rất nhiều người là quân nhân, nhân viên an ninh phục vụ quân đội Mỹ nhưng nên không ai nhận ra dấu hiệu khả nghi nào ở quán.
Phòng ngủ với giường và phản, nơi những người lính biệt động nghỉ ngơi khi đến đây vẫn còn nguyên vẹn.
Một góc trong quán ngày nay được làm nơi trưng bày tài liệu, hình ảnh, vũ khí... của lực lượng biệt động Sài Gòn.
Trong cuộc Tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, quán là hậu cứ quan trọng cho các trận đánh vào Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu...
Một số vũ khí của lực lượng biệt động từng hoạt động tại quán được trưng bày.
Từ năm 1963 cho đến ngày thống nhất đất nước, quán Nhan Hương đã hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an toàn, bí mật cho nhiều cán bộ quân khu, biệt động, quân báo… đến trú ém và nhận chỉ thị tham gia một số trận đánh.
Ngoài giá trị lịch sử, những hiện vật, mô hình trong quán còn giới thiệu đến du khách nếp sống, phong cách ẩm thực của người dân Sài Gòn trước kia.
Quán Nhan Hương mở cửa miễn phí các ngày trong tuần, thu hút nhiều khách tham quan vào các ngày lễ, Tết. Quán được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2014.
https://vnexpress.net/can-cu-mat-cua-biet-dong-sai-gon-trong-thao-cam-vien-4091563.html