[Funland] Ngành đường sắt đang từng bước thay đổi

quanganh90

Xe buýt
Biển số
OF-378457
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
519
Động cơ
249,040 Mã lực
Tuổi
42
Ngành đường sắt đang từng bước thay đổi

(Chinhphu.vn) - Là một trong những phương tiện giao thông lâu đời nhất nhưng cũng lạc hậu nhất, đường sắt Việt Nam trong thời gian gần đây đã và đang từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng năng lực thông qua để lấy lại hình ảnh trong mắt người dân.



Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Ảnh: ĐBND
Phóng viên Báo điện tử Chính phủ vừa có cuộc trao đổi với ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) về những tín hiệu đáng mừng của ngành trong thời gian gần đây, cũng như tính bền vững của những con số tăng trưởng đó.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành đường sắt đạt doanh thu hơn 3.515 tỷ đồng, lãi 62,7 tỷ đồng. Ngành đã thực hiện những cải tiến nào để đạt được con số này trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của hàng không giá rẻ và đường bộ?

Ông Vũ Anh Minh: Mỗi phương thức vận tải đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Do vậy, chúng tôi phải xác định được ưu điểm của đường sắt là gì để kiên quyết giữ. Rõ ràng, đường sắt có ưu điểm lớn nhất là an toàn và thuận lợi vì các nhà ga đều ở trung tâm thành phố. Còn nhược điểm cần phải nhìn thẳng vào, đó là chất lượng dịch vụ và phương tiện, dịch vụ thiếu đa dạng cũng như thời gian di chuyển kéo dài so với hàng không. Nhận thức được những điểm yếu này, chúng tôi tiến hành khắc phục từng vấn đề một.

Những vấn đề cần khắc phục ngay và tốn ít chi phí thì ưu tiên làm trước, đó là cải thiện chất lượng dịch vụ. Tôi thừa nhận, nhược điểm lớn nhất của đường sắt thời gian qua là chất lượng dịch vụ vệ sinh. Ý thức được điều đó, hiện Tổng Công ty đã thuê đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp tại các nhà ga còn tiếp viên chỉ tập trung vệ sinh trên hành trình. Quy trình vệ sinh được niêm yết, thực hiện chặt chẽ và bước đầu đã có sự cải thiện rõ rệt.

Thêm nữa, ngành tổ chức đa dạng hóa dịch vụ bán vé giống như hàng không là bán vé sớm, bán vé có đổi và bán vé linh hoạt.

Mặt khác, ngành đường sắt đã bắt đầu tiến tới tổ chức vận tải đa phương thức. Tức là có thể vận chuyển khách từ Hà Nội đến Cửa Lò hoặc từ Hà Nội lên thẳng Sa Pa, thay vì chỉ đến ga Vinh hoặc ga Lào Cai như trước đây. Điều này tạo sự thuận lợi cho người dân, để khách xuống ga có xe ô tô đưa đón luôn, không sợ cảnh “xe dù, bến cóc” nữa.

Chúng tôi cũng xác định không thể cạnh tranh tuyến dài Nam-Bắc với hàng không được nên tập trung vào các phân khúc ngắn, hiệu quả như TPHCM-Nha Trang hay Hà Nội-Vinh. Đấy là những tuyến ngắn, thực sự có hiệu quả với tàu đẹp, giờ đẹp, đang dần chiếm được sự quan tâm của khách hàng và là thế mạnh của ngành đường sắt.

Ngoài ra, chúng tôi đang cho đóng hàng loạt tàu mới bởi những đoàn tàu từ 20-30 năm trước đã lạc hậu, cũ kỹ. Vừa rồi đã đưa vào hoạt động 2 đoàn tàu mới chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang và từ nay đến cuối năm sẽ hoàn thành thêm 4 đoàn chạy tuyến Hà Nội đi Vinh và Lào Cai. Tổng Công ty cũng tiến hành cải tạo chất lượng nhà ga và sắp tới đang có kế hoạch lắp các cổng soát vé điện tử tại các ga lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.

Với vận tải hàng hóa thì sao, thưa ông?

Ông Vũ Anh Minh: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt có ưu điểm là an toàn, vận chuyển được khối lượng lớn nhưng nhược điểm là giao thông kết nối và xếp dỡ hai đầu rất yếu, hầu như không có kho hàng. Vì thế, vừa rồi chúng tôi đã hợp tác với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tiến tới sẽ triển khai xây dựng hai ICD (cảng cạn) là Sóng Thần và Đông Anh. Ngoài ra, Tổng Công ty cũng đầu tư phương tiện bốc xếp hiện đại để giảm thời gian, giá thành bốc xếp, giúp giải phóng tàu nhanh, có điểm tập kết hàng hóa, giao thông kết nối tốt hơn để mở rộng hậu phương cho vận tải đường sắt. Những giải pháp đó sẽ làm cho chi phí vận chuyển bằng đường sắt giảm xuống.

Chúng tôi đang có dự án đầu tư 100 đầu máy mới để nâng cao năng lực sức kéo và cũng để giảm chi phí nhiên liệu so với việc sử dụng các đầu máy cũ hiện nay…

Như tôi vừa nêu ở trên thì đây là vài giải pháp sơ bộ ban đầu đã có kết quả nhất định, tuy nhiên chưa có sự bền vững. Bởi, việc kiểm soát chất lượng dịch vụ chỉ cần “chùng xuống” thôi thì tất cả sẽ như “muối bỏ bể”. Ngoài ra, việc đầu tư tàu mới hay đầu tư cơ sở vật chất mới cũng cần có thời gian, không phải muốn là làm ngay được.

Như ông vừa nói ở trên, những kết quả đạt được vừa qua là “không bền vững”. Ông có thể nói rõ hơn về nhận định này?

Ông Vũ Anh Minh: Nói tăng trưởng vừa qua của đường sắt là “không bền vững” vì thành công ban đầu của Tổng Công ty trong 6 tháng đầu năm mới chỉ là chặn được đà xuống dốc đã kéo dài trong suốt 3, 4 năm vừa qua.

Muốn tăng trưởng bền vững, phải đầu tư cho đầu máy, toa xe, nhà ga, kết cấu hạ tầng trực tiếp chạy tàu, kho bãi, thiết bị bốc xếp, thiết bị duy tu bảo trì… Tất cả những việc này phải được triển khai được đồng loạt thì mới có được sự tăng trưởng bền vững.

Đến năm 2020, sau khi Chính phủ thông qua gói vốn trung hạn 7.000 tỷ, chúng tôi sẽ tập trung vào nâng cấp kết cấu hạ tầng hiện có và bảo đảm thông quan toàn tuyến, sản lượng sẽ tăng gấp đôi khi đạt 25 đôi tàu/ngày đêm cũng như 25 toa trên/đoàn tàu và đồng đều tải trọng tuyến Bắc-Nam. Có làm được như vậy thì sự tăng trưởng của ngành đường sắt sẽ bền vững.

Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực vận tải giai đoạn 2016-2020, trong đó xác định đến 2020 sản lượng vận tải hàng hoá liên tỉnh đường sắt đạt 47,77 triệu tấn, chiếm 4,34% thị phần vận tải và sản lượng vận tải hành khách chiếm 3,38% thị phần hành khách. Tức là chỉ còn 3 năm nữa để ngành đường sắt đạt mục tiêu trên. Trong bối cảnh tăng trưởng “không bền vững” như hiện nay, theo ông, ngành đường sắt có làm được không?

Ông Vũ Anh Minh: Chúng tôi đặt ra 3 yêu cầu lớn cho ngành để hướng tới mục tiêu nêu trên.

Thứ nhất, nâng cao năng lực thông qua kết cấu hạ tầng đường sắt. Khi có vốn trung hạn của Chính phủ, ngành đường sắt sẽ đồng đều tải trọng toàn tuyến. Hiện nay, từ Hà Nội đến Đà Nẵng là 4,2 tấn/mét nhưng từ Đà Nẵng vào TPHCM là 3,6 tấn/ mét nên phải đồng đều tải trọng toàn tuyến thì mới nâng cao được tải trọng.

Thứ hai, phải xử lý một loạt cầu yếu, hầm yếu.

Thứ ba, kéo dài một số đường ga cũng như thiết lập ga mới để bảo đảm tăng được năng lực thông qua lên 25 đôi tàu/ngày/đêm (hiện đang là 21 đôi tàu/ngày/đêm) cũng như kéo dài lên tới 25 toa cho đoàn tàu. Làm được như vậy thì năng lực kết cấu hạ tầng tăng gần gấp đôi.

Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục tập trung vào các phân khúc có sức cạnh tranh lớn, cự ly trung bình-ngắn còn vận chuyển hàng hóa tập trung vào cự ly đường dài. Khi ngành đường sắt làm được như vậy thì mục tiêu nêu ra trong Đề án hoàn toàn đáp ứng được.

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Nganh-duong-sat-dang-tung-buoc-thay-doi/311925.vgp
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
13,460
Động cơ
490,086 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Giờ có khá hơn nhưng vẫn chán , nhất là mấy khoản phe vé
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,278
Động cơ
520,466 Mã lực
đời em đi tàu đc 2-3 lần, 2 lần từ thời 97-98,1 lần năm ngoái đi Vinh họp lớp, thấy cũng có khá hơn. dù sao chắc khoản ăn với khoản ... ị thì chắc vẫn kinh khủng
 

THICH_THI_DI

Xe tải
Biển số
OF-68344
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
391
Động cơ
434,428 Mã lực
E ủng hộ vì e sợ đi máy bay
 

matran241091

Xe điện
Biển số
OF-57194
Ngày cấp bằng
19/2/10
Số km
2,778
Động cơ
466,063 Mã lực
đường sắt ở nước ngoài cũng thua máy bay chổng vó,riêng gì Việt Nam
 

ranbo

Xe hơi
Biển số
OF-169294
Ngày cấp bằng
30/11/12
Số km
118
Động cơ
345,110 Mã lực
Giờ có khá hơn nhưng vẫn chán , nhất là mấy khoản phe vé
Cụ chắc lâu ko đi mua vé rồi. Em năm nào cũng đi 2-3 lần về quê, mua vé ở nhà ga cũng thuận tiện. Từ năm ngoái em chỉ mua vé điện tử ở trang dsvn.vn rồi chụp ảnh lại, lên tàu chìa smartphone ra là xong. Nhân viên họ cũng dùng smartphone để biết chặng nào có người mua vé lên nên cũng tiện. Ra cổng cũng ko bị soát vé nữa.
Tuần vừa rồi em đi 2 chuyến đều đúng giờ mặc dù trời mưa to do bão số 2.

Chỉ ghét mỗi khoản nhà vệ sinh thôi.
 

Tik Tak

Xe buýt
Biển số
OF-430151
Ngày cấp bằng
15/6/16
Số km
857
Động cơ
220,156 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
Máy bay giờ ngày càng rẻ, đường sắt ko chuyển mình thì mất nhiều khách
 

chuotdong

Xe container
Biển số
OF-24462
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
5,138
Động cơ
580,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ yêu cầu cao quá. Đi tầu có cái thú của nó
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,529
Động cơ
678,653 Mã lực
Nâng gì thì nâng đừng nâng giá vé thì mới có khách, có khách thì mới có tiền nâng chất lượng tiếp. Anh rể e vừa nghỉ hưu xong nên e cũng dc nghe khá nhiều chuyện trong ngành này.

Giờ khách đi tàu chủ yếu đi ga lẻ, chứ ga chính có sân bay thì máy bay hốt gần hết khách rồi vì giá vé mbay nhiều lúc rẻ hỏn đi tàu thì ai đi.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
đời em đi tàu đc 2-3 lần, 2 lần từ thời 97-98,1 lần năm ngoái đi Vinh họp lớp, thấy cũng có khá hơn. dù sao chắc khoản ăn với khoản ... ị thì chắc vẫn kinh khủng
Tốt hơn nhiều lão ơi. Em không biết tàu Thống Nhất hoặc Vinh ra sao nhưng tuần trước đi HP thì thấy ổn. Sạch và thuận tiện.

Cũng phải nói hai chiều, nhiều vàng vẩu ý thức ở dưới đầu gối thì có chuẩn giời cũng về âm. Đơn cử lúc chiều đi về HN, em bia nên đi tè liên tục, lúc đứng đợi thì lần 1 có thanh niên đẹp zai đi tè không thèm lật máng ngồi cho phụ nữ mà táng thẳng. Lần 2 thì một em thơm phức trắng trẻo đút nguyên một cái bịt b. ướm xuống hố!

Chịu!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
13,460
Động cơ
490,086 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Cụ chắc lâu ko đi mua vé rồi. Em năm nào cũng đi 2-3 lần về quê, mua vé ở nhà ga cũng thuận tiện. Từ năm ngoái em chỉ mua vé điện tử ở trang dsvn.vn rồi chụp ảnh lại, lên tàu chìa smartphone ra là xong. Nhân viên họ cũng dùng smartphone để biết chặng nào có người mua vé lên nên cũng tiện. Ra cổng cũng ko bị soát vé nữa.
Tuần vừa rồi em đi 2 chuyến đều đúng giờ mặc dù trời mưa to do bão số 2.

Chỉ ghét mỗi khoản nhà vệ sinh thôi.
Tuyến chính bắc nam thôi cụ , các tuyến khác vẫn tệ lắm
 

quanganh90

Xe buýt
Biển số
OF-378457
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
519
Động cơ
249,040 Mã lực
Tuổi
42
Em sang châu Âu thì thấy rất nhiều tuyến đường giá vé tàu đắt hơn vé máy bay, hỏi thì bọn nó bảo là dân tao thích đi tàu vì đi tàu an toàn hơn đi máy bay mà lại tha hồ ngắm phong cảnh bên đường
 

boy_spott

Xe container
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
5,796
Động cơ
1,852,847 Mã lực
Tuổi
48
Cháu đi lào cai về là cứ phải nốc tý rượu men lá cho đỡ say tàu
 

butchikim

Xe ngựa
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
29,585
Động cơ
27,508 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Mỗi ông lên đi một bước thì mấy đâu
 

superrlinh

Xe tăng
Biển số
OF-336526
Ngày cấp bằng
28/9/14
Số km
1,074
Động cơ
285,063 Mã lực
Em mà đi xa cũng chọn tàu hơn là xe khách cho đỡ nguy hiểm :(
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,566
Động cơ
588,575 Mã lực
Thiếu tiện nghi, mất vệ sinh, dịch vụ kém
 

adng

Xe điện
Biển số
OF-29434
Ngày cấp bằng
18/2/09
Số km
3,254
Động cơ
511,240 Mã lực
cạch cạch, cạch cạch, cạch cạnh . . . . . .
ấn tượng đầu tiên, cần mua bịt tai.
Thứ hai là bẩn quá.
Cho tư nhân vào khai thác thì lại ngon ngay; đường sắt VN lẽ ra phải ưu thế nhất vì đâu có mất phí cầu đường và nhất là không có chuyện mấy anh đứng đường chỉ gậy
 

clonautosing

Xe tăng
Biển số
OF-522588
Ngày cấp bằng
20/7/17
Số km
1,659
Động cơ
185,820 Mã lực
cái gì để phân biệt VN với thế giới văn minh ? đường sắt nhé. *** chịu phát triển.:))
 

clonautosing

Xe tăng
Biển số
OF-522588
Ngày cấp bằng
20/7/17
Số km
1,659
Động cơ
185,820 Mã lực
cái gì để phân biệt VN với thế giới văn minh ? đường sắt nhé. *** chịu phát triển.:))
 

clonautosing

Xe tăng
Biển số
OF-522588
Ngày cấp bằng
20/7/17
Số km
1,659
Động cơ
185,820 Mã lực
cái gì để phân biệt VN với thế giới văn minh ? đường sắt nhé. *** chịu phát triển.:))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top