Ngân hàng đang thành ĐAO PHỦ của nền kinh tế....?!

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
17,548
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Xin hỏi kụ đang làm bank nào đới? Ngại công khai thì PM cho iem cái, vì iem cũng bank :P :P :P

Về tài sản đảm bảo, các kụ tính hộ em xem tài sản đảm bảo mà kụ í nhắc đến đó có đáng trông cậy hay không, em dự thía lày:

1. Bất động sản, chiếm khoảng 60% tổng dư nợ;

2. Máy móc thiết bị, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ;

3. Không bảo đảm hoặc bằng quyền đòi nợ: 5%;

4. Các hình thức khác: 5%.

Bi giờ, đối với người trong cuộc (NH), BDS bị coi là bố của các loại bong bóng, có lẽ chỉ thua lão sư Hổ ở Đức Giang với lão tỷ phú gì người Mã thoai. Máy móc thiết bị thì toàn máy cũ, bị đội giá mấy lần, kụ/mợ nào biết về 2 cái nhà máy thép của DANI - Italia nhập về lắp tại Hưng Yên thì xác nhận giùm! Uy tín thì hình như là tuyệt chủng cùng với con tê giác Ja-va ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên roài. Nhìn vào đây thì mới hiểu tại sao các lờ-đờ già nhanh thế, trù trừ ko dám quyết bất kỳ sách lược rõ ràng nào!

Với đánh giá sơ bộ như thế, em chỉ thấy mỗi ngành thép còn hơi có cửa: đó là phát mại toàn bộ tài sản là máy móc thiết bị của DN thì cũng có nguồn thép phế kha khá, trong bối cảnh giá quặng thép đang tăng:

http://gafin.vn/20120203041110852p39c43/gia-quang-sat-len-cao-nhat-hon-2-thang.htm
Theo em về TSĐB thì nó đa dạng phong phú lắm. Bất động sản tưởng an toàn nhưng nhiều khi cũng vêu *** do nhiều yếu tố, qua vài dòng không thể nói hết được những rủi ro từ bất động sản.
Máy móc thiết bị cũng thế, những thứ như máy công trình thì còn ok, dễ bán chứ máy móc đặc chủng, chuyên ngành thì vỡ mồm.
Hàng hóa cũng vậy những loại không có date sử dụng và mua bán không cần giấy phép như sắt thép, kim loại... thì an toàn miễn là mình quản lý chặt. Chứ hàng hóa có date sử dụng hay phải giấy phép như thuốc tây chẳng hạn thì nguy hiểm lắm.
Các khoản phải thu cũng vậy, tùy đối tượng thu cụ ạ.
Nên làm cái nghề tín dụng này chả thằng nào dám nói mạnh. Hôm nay cười mai có thể khóc ngay.
 

Tdthang1234

Xe buýt
Biển số
OF-84411
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
787
Động cơ
417,535 Mã lực
Nơi ở
4 biển là nhà
e dự năm nay sẽ có thêm 1 cơ số vụ vỡ nợ nữa....tiền thiếu...ngân hàng die có hệ thống....loạn......:-ss
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,641
Động cơ
723,036 Mã lực
e dự năm nay sẽ có thêm 1 cơ số vụ vỡ nợ nữa....tiền thiếu...ngân hàng die có hệ thống....loạn......:-ss
Ngân hàng không chết đâu, ngân hàng ăn đủ
Nói nh là đao phủ, đúng được một nửa thôi, đao phủ thì chém chết tội đồ xong chỉ dc chén riệu; ngân hàng làm chết doanh nghiệp xong bán đấu giá và thôn tính dn là ăn đủ, lúc đó ai còn tiền mua nữa ngoào nh, nh thu lại phần cho vay và thôn tính luôn dn, đây cũng chính là bản chất của bọn cho vay nặng lãi, y trang k khác gì
 

pin pin

Xe đạp
Biển số
OF-24956
Ngày cấp bằng
28/11/08
Số km
41
Động cơ
490,980 Mã lực
Bác Nguyễn Văn Bình xem thớt này xong không biết cừi hay mếu đây.
 

KuugIA

Xe tăng
Biển số
OF-37616
Ngày cấp bằng
8/6/09
Số km
1,252
Động cơ
483,530 Mã lực
Website
www.travelviet.vn
Ngân hàng mà chết em xù được một ít, vì em đang vay vốn làm ăn mà ...Hehe :P
 

Nine

Xe điện
Biển số
OF-40292
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
2,507
Động cơ
495,096 Mã lực
Cụ cứ yên tâm là không xù được nợ đâu. Ngân hàng là 1 loại hình doanh nghiệp mà có sập thì sẽ có doanh nghiệp khác mua ngay. Nghĩa là cụ sẽ nợ chủ nợ mới
 

KuugIA

Xe tăng
Biển số
OF-37616
Ngày cấp bằng
8/6/09
Số km
1,252
Động cơ
483,530 Mã lực
Website
www.travelviet.vn
Cụ cứ yên tâm là không xù được nợ đâu. Ngân hàng là 1 loại hình doanh nghiệp mà có sập thì sẽ có doanh nghiệp khác mua ngay. Nghĩa là cụ sẽ nợ chủ nợ mới
Thế thôi ạ.... Nó mà chết thì nhà em mất đi một xuất kiếm tiền.... Em lại mong cho nó sống khỏe, để đỡ đần chi phí/.\
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,375
Động cơ
590,804 Mã lực
Trong tình hình BĐS, CK .... khó khăn thế này, vay thì hơn 20%. Vậy hỏi NH lấy đâu ra lãi khủng như vậy (vì đâu có huy động từ dân được nhiều ? Và cho vay, kể cả hơn 20% cũng có dễ được duyệt đâu). Chủ yếu là các NH cho vay liên thông với nhau. Mấy đồng chí thanh khoản yếu vay liên NH mấy đồng chí NH "nhớn" để đảm bảo thanh khoản. Thế là cá lớn nuốt cá bé. Lợi nhuận là do thịt nhau.
 

MrKien_Trung

Xe điện
Biển số
OF-24207
Ngày cấp bằng
15/11/08
Số km
2,571
Động cơ
517,773 Mã lực
Bên em vẫn đang vay bên Viettin Bank 17,5% mà, mới giải ngân hôm qua
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
10 điều nên biết về ngân hàng trung ương Mỹ-Cục Dự trữ Liên bang (FED):
http://etfdailynews.com/2012/02/09/federal-reserve-ten-things-that-every-american-should-know-about-the-fed-uup-c-bac-jpm-gs-ms-wfc/
1/ FED là tổ chức thuộc sở hữu tư nhân: Cục dự trữ liên bang không phải là một cơ quan của chính phủ Mỹ. FED công khai tuyên bố điều này. Nắm sở hữu của FED là các ngân hàng tư nhân, trong đó có cả sở hữu của nước ngoài.
2/ FED là một cơ cấu tạo ra nợ vĩnh viễn: Chừng nào FED còn tồn tại, nợ chính phủ MỸ sẽ tiếp tục tăng và ngày một tăng cao. Cơ cấu này làm cho mỗi khi tiền được tạo ra thì đồng thời cũng tạo ra nợ. Mỗi khi chính phủ Mỹ cần chi tiêu một khoản tiền lớn hơn số thu được từ thuế (điều thường xuyên xảy ra), chính phủ sẽ tới FED hỏi vay, chính phủ trao cho FED các trái phiếu của chính phủ (U.S. Treasury bonds) để xác nhận khoản vay, đổi lại, FED trao cho chính phủ các Federal Reserve Notes (tờ dollar).
Dollar này FED lấy ở đâu? Trả lời: FED chỉ cần tạo ra từ hư không.
Như vậy, thay vì chính phủ Mỹ trực tiếp in tiền đô-la, chính phủ lại đi vay tiền từ FED, và FED-một tổ chức tư nhân mới là cơ quan phát hành ra tiền cho nước Mỹ. Mỗi khi chính phủ vay một khoản tiền từ FED thì nó cũng tạo ra thêm một khoản tiền lãi phải trả trên nợ vay gốc. Và như thế, chính phủ Mỹ sẽ phải cần thêm tiền và lại sẽ phải quay lại vay thêm từ FED. Chính phủ bị rơi vào cái bẫy nợ. Cơ cấu tạo ra nợ này cứ thế tiếp tục ngày càng tăng. Lượng đôla tạo ra ngày càng nhiều và lạm phát trở nên thường xuyên. Mỗi đồng tiền được tạo ra lại phải gắn với một khoản nợ mà chủ nợ là FED.
FED làm gì với đống trái phiếu chính phủ Mỹ? Trả lời: bán cho người khác, những người mua trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất từ chi trả của chính phủ Mỹ. Riêng năm qua, chính phủ Mỹ đã phải trả 454 tỷ $ chỉ riêng tiền lãi vay cho các chủ nợ tư nhân và nước ngoài, và để có tiền trả thì chính phủ lại vay thêm.
Thực tế là hệ thống tiền tệ của Mỹ gắn với nợ (debt based money), được tạo ra bởi các ngân hàng tư nhân và nước ngoài, sử dụng Cục dự trữ liên bang FED như một công cụ tạo ra tiền từ hư không và cho chính phủ Mỹ vay lấy lãi.
Hầu hết dân Mỹ hiện nay không biết gì về bản chất của hệ thống này, nhưng trong quá khứ, đã từng một số người Mỹ hiểu rõ cơ cấu này, Thomas Edison, Henry Ford từng phát biểu chống lại cơ cấu tiền tệ này.
Từ khi FED được thành lập năm 1913 đến nay, nợ quốc gia của Mỹ tăng 5000 lần. Cơ cấu tiền gắn với nợ đã hoạt động như thế và hầu hết người Mỹ không biết về bản chất cơ cấu đó.
3/Từ khi FED được thành lập đến nay, sức mua của đồng đôla giảm 98% và sự mất giá đó còn tiếp tục.
Lạm phát là một thứ thuế vô hình, tước đoạt tài sản của người dân.
FED luôn nói "kiểm soát lạm phát" nhưng thực tế không phải vậy.
4/ FED có thể bơm tiền cứu trợ cho bất cứ ai mà không bị kiểm soát.
Dân Mỹ nổi giận với các khoản cứu trợ mà chính phủ cứu các tổ chức ngân hàng và sản xuất ô tô nhưng thực tế các khoản bơm tiền cứu trợ lớn nhất đến từ FED. FED đã bí mật bơm hàng ngàn tỷ $ cho các ngân hàng phố Wall và hàng trăm tỷ $ cho các ngân hàng nước ngoài. Từ tháng 12/2007 đến 7/2010, FED đã bí mật bơm 16.1 ngàn tỷ $ cho các bank khác nhau trong và ngoài nước Mỹ.
5/ FED trả tiền để các ngân hàng không cho vay.
Đạo luật bình ổn kinh tế khẩn cấp 2008 cho phép FED trả lãi cho các khoản "dự trữ dư thừa" mà các bank gửi tại FED. Như thế các bank không cần phải cho khách hàng vay, chỉ cần gửi tới FED và nhận lãi suất mà không mạo hiểm, vì vậy các bank không muốn cho vay ra ngoài.
Từ 2008, các khoản "dự trữ dư thừa" của các bank gửi tại FED tăng từ số 0 lên 1.5 ngàn tỷ.
Một cơ cấu đen tối nữa: FED cho các bank lớn vay với lãi suất gần bằng 0, rồi các bank lớn dùng tiền đó mua trái phiếu chính phủ Mỹ (cho chính phủ vay lại) với lãi suất cao hơn ăn chênh lệch lãi trên nợ của chính phủ một cách dễ dàng.
6/ FED tạo ra các bong bóng kinh tế.
Cho phép một tổ chức như FED độc quyền ấn định lãi suất, điều đó tạo ra các bong bóng trong nền kinh tế. Vì lãi suất được giữ thấp một cách giả tạo, hết bong bóng này đến bong bóng khác được tạo ra trong nền kinh tế. Lãi suất thấp giả tạo gây ra các đầu tư sai lầm gây hiệu quả nghiêm trọng.
7/ Các ngân hàng lớn phố Wall chi phối FED.
FED New York là thành viên duy nhất thường xuyên của Hội đồng thị trường mở (Federal Open Market Committee) của FED trong khi các vùng khác luân phiên 2-3 năm/lần, Tim Geithner-nguyên lãnh đạo FED New York-nay là bộ trưởng tài chính Mỹ, sự thực là FED New York luôn có ảnh hưởng chi phối FED và FED New York lại do các ngân hàng lớn phố Wall chi phối.
8/Không phải ngẫu nhiên mà luật thuế thu nhập cá nhân tại Mỹ được ban hành cùng năm 1913 với sự thành lập FED.
Khi chính phủ Mỹ từ bỏ việc in tiền và tự nguyện vay tiền từ FED, nó cần hệ thống đánh thuế như vậy để có tiền trả nợ cho FED. Các công dân Mỹ bị biến thành con nợ cho FED thông qua chính phủ. Hệ thống Tiền-Nợ và hệ thống thuế cùng nhau phục vụ cho FED.
9/ Về chủ tịch FED hiện nay-Ben Bernanke
2005, B.Bernanke phát biểu: "sẽ không có việc bđs hạ giá trên quy mô quốc gia".
Cũng 2005 : "các chứng khoán phái sinh là tuyệt đối an toàn cho hệ thống tài chính"
2006: "giá nhà sẽ tiếp tục tăng"
2007: "không có rủi ro trong các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn"
2008: "sẽ không có suy thoái kinh tế" và Fannie Mae and Freddie là an toàn (vài tháng sau thì sụp)
v.v
10/ FED đã trở nên quá quyền lực.
FED là một tổ chức phản dân chủ nhất của nước Mỹ.
FED chi phối cả nền kinh tế Mỹ nhưng không cần báo cáo với dân Mỹ.
Một vài nghĩ sĩ Mỹ cảnh báo "FED đã có quyền lực lớn hơn quốc hội Mỹ". Khi đó, các tổ chức truyền thông đã nhảy vào bênh vực FED, mô tả như là "không có FED thì không ổn" và sự tồn tại của FED là tất yếu. Sự thực là những người sáng lập nước Mỹ không có ý định cho phép ngân hàng tư nhân phát hành tiền và ấn định lãi suất, ví dụ: Thomas Jefferson, cựu TT và là 1 trong những người sáng lập nước Mỹ đã muốn điều chỉnh hiến pháp để "lấy đi khỏi chính phủ liên bang quyền đi vay nợ"
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top