Ý kiến của iem là cụ chủ thớt lôi lãi suất huy động ở các nước ra và lôi lãi suất cho vay của Vịt vào là ko fair ợ.
Kụ không hiểu ý anh ấy rồi , doanh nghiệp có tài chính lành mạnh là doanh nghiệp có đủ tiền, không phải đi vay, lúc đấy có lên đến 100% cũng chẳng có ý nghĩa gì.A BÌnh a ấy còn nói thế này cơ mà: “Chúng ta rút tiền thì kêu ngân hàng nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận lại chúng ta là ai? Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì kể cả lãi suất lên tới 25% thì cũng không phải vấn đề quá lớn”
Các cụ cứ kêu LS cao, do tài chính của các cụ yếu kém thôi
http://dantri.com.vn/c76/s76-556027/tai-chinh-doanh-nghiep-lanh-manh-lai-suat-25-cung-khong-sao.htm
E chém tý, các cụ đừng ném đá e, chứ kinh doanh, sản xuất gì có Lợi nhuận 25% để trả lãi NH các cụ nhỉ?
Chuẩn, cụ này phát biểu chuẩn. Cho lên làm chức phó chủ tịch UBND Hải Phòng thay anh Thoại. Hề hề.Chế độ mình phải ưu việt hơn chế độ tư bản nên lãi suất ngân hàng cũng phải cao hơn của bọn nó. Đơn giản thế mà các cụ cũng phải cãi nhau.
Nếu tính đủ nợ xấu, thì bay khoảng 4-5 lần vốn điều lệ của toàn HT Bank rồi cụ ợEm đang làm ngân hàng nên em có vài lời thế này hầu chuyện các cụ ạ:
- So sánh lãi suất của VN và các quốc gia như Mỹ, Nhật, Sing... là khập khiễng vì lãi suất cũng tuân theo quy luật cung cầu. Các quốc gia phát triển thì chúng nó dư thừa nguồn vốn, nhu cầu đầu tư không nhiều, thị trường chứng khoán phát triển nên có nhiều kênh huy động vốn hơn -> Lãi suất ngân hàng của chúng nó thấp hơn. Càng các nước phát triển thì nhu cầu doanh nghiệp vay vốn chiếm tỷ trọng càng nhỏ (do chủ yếu nó huy động qua thị trường chứng khoán) và nhu cầu vay vốn tiêu dùng (mua nhà, ô tô, thẻ tín dụng...) càng chiếm tỷ trọng lớn.
- Lạm phát VN cao (theo báo cáo là 18,5%) thì lãi suất huy động cũng phải cao để đủ bù đắp lạm phát.
- Thực tế Ngân hàng nhà nước đưa ra trần lãi suất huy động 14% nhưng phần lớn vẫn vượt trần và nằm ở mức khoảng từ 17%-19% thậm chí có trường hợp tới 20%. Do đó lãi suất cho vay buộc phải nằm ở mức 20%-24%.
- Nói là ngân hàng lãi lớn nhưng không hẳn vậy. Ví dụ: 1 ngân hàng như Vietinbank vốn khoảng 8 ngàn tỷ, lãi khoảng 2 ngàn tỷ. Tức là lợi nhuận/vốn khoảng 20% đến 25% (Em chọn Vietinbank vì năm vừa rồi Vietinbank lương thưởng cao nhất, hiệu quả nhất chứ các ngân hàng khác lãi còn thấp hơn) Chứng tỏ cũng không phải là siêu lợi nhuận.
- Vấn đề bác Bình nói lãi 25% vẫn là bình thường chỉ đúng cho các DN ít phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Chứ với những DN phụ thuộc vào phần lớn vốn vay ngân hàng có mà chết chắc.
- Có một điều rất quan trọng là khi kinh tế khó khăn ngân hàng ít bị ảnh hưởng hơn Dn là do doanh nghiệp càng khó khăn thì càng phụ thuộc vào ngân hàng. Nước nổi thì thuyền nổi, lãi huy động cao thì lãi cho vay cao. Nên NH vẫn có lãi. Cái này không chỉ đúng cho VN mà cho nhiều quốc gia khác nữa.
- Có bác nào nói ở trên là có trần cho vay và bảo đang làm ngân hàng thì em khuyên nên đọc lại văn bản quy định đi nhé. Chỉ khống chế trần huy động, còn cho vay thì thoải mái.
Không phải ngân hàng đâu các cụ ạ. Đó là do các quan trên đấy.
Có vấn đề em ko hiểu cụ nào có nghiệp vụ giải thích hộ em với:
" Tại sao không hạ lãi suất cho vay mà lại đi hạ LS huy động?"
Đấy là cụ tính số tiền cho vay. Tức là dư nợ, nhưng nó không mất hoàn toàn. Nó còn có tài sản đảm bảo mà.Nếu tính đủ nợ xấu, thì bay khoảng 4-5 lần vốn điều lệ của toàn HT Bank rồi cụ ợ
Sẽ có lúc như ở Mỹ, mở mắt ra có thông báo NH phá sản không nhỉ?
Úi giời cụ ơi, lãi suất thâm giờ toàn 5-6k/mil/ngàyLãi suất gần bằng XH thâm rồi ợ.
Phố Hỏa Lò ạMỹ và các nước Châu Âu đang biểu tình chiếm phố Wall...
Việt Nam mình có phố gì để chiếm không nhỉ?
Xin hỏi kụ đang làm bank nào đới? Ngại công khai thì PM cho iem cái, vì iem cũng bankĐấy là cụ tính số tiền cho vay. Tức là dư nợ, nhưng nó không mất hoàn toàn. Nó còn có tài sản đảm bảo mà.
Nhà cháu cũng ngân hàng, nhưng cũng bị tình trạng giống các cụ thôi. Thời buổi khó khăn màKính thưa các cụ. Em đang thấy hệ thống ngân hàng đang dần bóp nghẹt nền kinh tế sản xuất và tạo điều kiện cho nền kinh tế chộp giật lên ngôi. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là người dân, đất sản xuất không còn, đời sống tha phương cầu thực giờ đây lại gặp muôn vàn khó khăn do doanh nghiệp không có vốn sản xuất.
Năm tới đây nền kinh tế của chúng ta sẽ đi đâu về đâu, phải chăng hệ thống ngân hàng đang trở thành tên Đao Phủ chém chết nền kinh tế của chúng ta ...?
Cụ nào có kiến thức sâu rộng về kinh tế phân tích cho em với... Vodka em chờ ạ.
Mang so sánh lãi xuất :
- Mỹ : Không quá 1% / năm
- Trung Quốc : Khoảng 7% / năm
- Châu Âu : Cũng tầm 8% / năm
- VN : 20 - 21 - 22 - 23 / năm
Các cụ thấy thế nào...!
Mấy cái quan trọng là nó nằm ngoài hệ thống cụ ợ ...mà cụ làm ở NHNN, cho cụ biết cụ tố cái con cáo thì con cáo nó lại chạy vòng quanh, đuổi mệt rồi chả để làm gì...anh B nhà cụ nói là anh ấy biết hết những NH nào huy động,cho vay vượt trần và ....anh ấy ngắm con cáo có bộ lông đẹp trong tủ...hicXin thưa em đang làm ở ngân hàng đây, khế ước hay sổ phụ toàn là bố láo cả, bác thử vào hệ thống ngân hàng xem nó có dám update cho bác cái lãi suất 22% tại thời điểm này ko. Bác đang vay ở ngân hàng nào thế nói cho em biết xem.
Em nói thật bác cầm cái máy ghi âm vào, đến ngân hàng nào hỏi lãi suất vay hoặc lãi suất tiền gửi mà vượt trần ngân hàng nhà nước qui định, bác cầm cái máy ghi âm ấy vào hẳn ngân hàng nhà nước tố cáo, giờ cái này nhạy cảm lắm. Chung quy chỉ có ngân hàng cổ phần thì lợi nhuận mới cao thôi, chứ ngân hàng nhà nước như em chẳng có khị gì. Chán
Xin thưa em đang làm ở ngân hàng đây, khế ước hay sổ phụ toàn là bố láo cả, bác thử vào hệ thống ngân hàng xem nó có dám update cho bác cái lãi suất 22% tại thời điểm này ko. Bác đang vay ở ngân hàng nào thế nói cho em biết xem.
Em nói thật bác cầm cái máy ghi âm vào, đến ngân hàng nào hỏi lãi suất vay hoặc lãi suất tiền gửi mà vượt trần ngân hàng nhà nước qui định, bác cầm cái máy ghi âm ấy vào hẳn ngân hàng nhà nước tố cáo, giờ cái này nhạy cảm lắm. Chung quy chỉ có ngân hàng cổ phần thì lợi nhuận mới cao thôi, chứ ngân hàng nhà nước như em chẳng có khị gì. Chán