Em có thắc mắc cụ nào chỉ giáo. Ngụy là mạnh nhất về lý thì Thục phải uýnh Ngô trước mà mặt Ngụy hiểm trở dễ thủ càng nên đánh Ngô. Sao a Lượng cứ cố đấm ăn xôi đánh Ngụy 6 lần ở Kỳ Sơn ạ ?
Trước khi nói Kỳ Sơn em nói qua về Kinh Châu.
Mặt địa lý nó là thế này, nói nhân vụ covid, Vũ Hán được gọi là tâm của hình sao trong kinh tế của TQ, ngày xưa Vũ Hán chính là Kinh Châu. Từ Kinh Châu hất lên phía trên là đất Nguỵ Từ Kinh Châu hất xuống hướng dưới và bên phải ra biển là Đông Ngô. Từ Kinh Châu hất ngang về bên trái là Thục. Miền Bắc của TQ là vùng thảo nguyên, miền Nam của TQ là vùng nhiều sông ngòi, khu vực đất Thục chính là Tứ Xuyên, bồn địa Tứ Xuyên thì nó cao và núi vây quanh, nhưng nó là một trong những vựa lúa của TQ.
Về mặt khí hậu thì miền Nam của TQ nó khí hậu khác với miền Bắc, miền Bắc là miền giáp sa mạc và có khí hậu của ôn đới, lương thực chính là bột mỳ, còn miền Nam là vùng nhiều sông ngòi và có khí hậu của cận nhiệt đới, lương thực chính là lúa gạo.
9 quân Kinh Tương gồm Nam Dương, Nam Quận, Giang Hạ, Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa, Vũ Lăng, Tương Dương, Phàn Thành, nó là cụm các thành trì liên tiếp nhau trong khu vực tâm điểm chia 3. Tương Dương là đường chọc thẳng và gần nhất tới Hứa Xương.
Theo tiểu thuyết thì giữ Kinh Châu là giữ cụm các thành này, đây yết hầu ra vào Đông Ngô, nếu Thục giữ được Kinh Châu và không gây chiến với Đông Ngô để Đông Ngô nằm im trong vùng Giang Nam không ra thì cuộc chiến chỉ còn là của Thục với Nguỵ, với đất Thục hiểm trở lợi phòng ngự, Thục không muốn đánh thì thủ dễ, muốn đánh lúc nào thì ra lúc ấy, nên sau khi Kinh Châu, thâm tâm của Khổng Minh là muốn đánh báo thù trận Hào Đình, chiếm lại Kinh Châu để kiềm Đông Ngô, nhưng lúc đó lực Thục suy yếu, đành phải hoà với Đông Ngô để đánh Nguỵ.
Về địa điểm Kỳ Sơn, đây là điểm tập kết ngoài đất Thục, từ Thành Đô đến Hán Trung rồi tiến đánh thẳng Quan Trung uy hiếp Trường An.
Vốn dĩ nếu giữ được Kinh Châu, việc hoà Ngô và đồn binh lực lớn ở Kinh Châu đợi biến để uy hiếp Hứa Xương, mặt khác đưa quân từ Thục theo đường Hán Trung đánh Quan Trung để uy hiếp Trường An, 3 cứ điểm của Nguỵ là Trường An, Lạc Dương, Hứa Xương, nếu đánh cùng lúc khi Nguỵ có biến thì đồ được Nguỵ. Trước khi mất Kinh Châu thì cánh quân giữ Kinh Châu là để uy hiếp hướng Hứa Xương bằng vũ lực và canh Đông Ngô bằng ngoại giao. Sau khi mất Kinh Châu thì hoà Đông Ngô cùng đánh Nguỵ để yên cạnh nách và dốc sức tấn công Trường An, khi Nguỵ nguy thì Đông Ngô cũng mới đánh giáp công. Cụ Khổng Minh ra Kỳ Sơn 6 lần cũng chỉ vì có mỗi đường đấy là khả thi nhất, lúc đó không đi đường Kinh Châu được nữa, hơn nữa lúc đó Thục bắt đầu suy, Hậu Chủ bê bối nên Khổng Minh làm tướng ở ngoài vừa an toàn vừa cầm binh quyền nên không sao, sau này Khương Duy cũng vậy cũng vì để an toàn.
Cụ nhìn cái bản đồ đối sách Long Trung này sẽ dễ hiểu hơn.