Bác hiểu sai bản chất thực vật nên viết rất sai!
Thực ra rất nhiều chất cây cối chỉ hấp thụ được ở dạng đơn giản nhất, tức là dạng vô cơ.
Muốn chúng hấp thụ được thì các chất hữu cơ phức tạp đưa vào đất phải nhờ nấm, vi sinh vật hay nước, không khí,... phân hóa chúng về dạng vô cơ.
Nên muốn biết chúng "Độc" hay có lợi thì phải phân tích cụ thể, từ giai đoạn phát triển của cái cây cụ thể, nồng độ,... không thể cứ viết hữu cơ có lợi, vô cơ có hại như vậy!
Rất đồng ý với cụ về chỗ bôi đen đậm.
Vấn đề là chất tồn dư trong thực vật, tức là chất mà nó không chuyển hóa hết, không tiêu thụ hết, và/hoặc thứ mà gây đột biết hay phát sinh trong quá trình sinh trưởng của cây sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Quá trình sinh trưởng tự nhiên với phân bón là các chất tự phân rã, là phân hữu cơ dưới tác động của vi sinh như bác nói, bản thân nó tạo ra một môi trường cân bằng, không quá nhiều, không quá ít các chất gây nên phát triển dư thừa hay đột biến ở cây cối. Nếu trồng trọt theo phương pháp này, cây trồng sinh trưởng chậm, lâu thu hoạch, năng suất thấp và thường không tươi tắn, mượt mà, óng ả như cây trồng bón thúc, bón ép, bón kích thích tăng trưởng etc.
Phân bón cũng chỉ là một trong những phần đóng góp vào sự
khác lạ của cây trồng. Một phần không hề nhỏ là quy trình trồng trọt có thể làm tăng hay giảm dự
khác lạ đó. Ở ngưỡng kiểm soát hợp lý, sự
khác lạ (nếu có) có thể được đào thải hoặc chuyển hóa bớt giảm thiểu tác động đến con người. Việc này (kiểm soát sự
khác lạ) chỉ có thể làm được ở: i) nông dân trồng rau chỉ tưới nước lã, thời cũng chỉ để ăn thôi chứ lấy đâu ra mà bán
; ii) doanh nghiệp đủ lớn để có tầm soát và điều chỉnh quy trình
Nên, ý của em ở trên là phản hồi cho cụ có cái dây chuyền thủy canh: nếu không hiểu biết thì tự đầu độc mình mà vẫn khen mình là người hiểu biết