Cực kỳ hiệu quả và là điển hình cần nhân rộng như BOT.
Còn hiệu quả với ai? Thì em not sure.
Ai tin thì tin, ai không tin thì thôi
Link đây
Ít nhất là Zing nó thấy hiệu quả.
https://news.zing.vn/buyt-nhanh-ha-noi-dang-co-dau-hieu-qua-tai-post778663.html
Buýt nhanh Hà Nội đang có dấu hiệu quá tải
12:30 11/09/2017
Với trung bình 13.000 hành khách mỗi ngày, buýt nhanh đang có dấu hiệu quá tải trong thời gian gần đây.
Ngày 10/9, đoàn đại biểu HĐND
Hà Nội cùng lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức đi thực tế tuyến buýt nhanh số 01 (Kim Mã - Yên Nghĩa).
Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội), 8 tháng kể từ ngày BRT Hà Nội chính thực vận hành đã thực hiện được hơn 82.000 lượt xe, vận chuyển trên 3,2 triệu lượt khách.
Mỗi ngày bình quân có 13.000 lượt hành khách đi buýt nhanh, trung bình 70 khách/lượt xe. Ngày cao điểm có 18.000 hành khách, 120 hành khách/xe. Vào các khung giờ cao điểm, buýt nhanh có dấu hiệu quá tải.
Sau 8 tháng hoạt động, buýt nhanh BRT đã đạt thành công bước đầu, tỷ lệ chạy đúng giờ đạt gần 99%, thu hút được nhiều đối tượng hành khách như: cán bộ công chức, người cao tuổi, trẻ em.
Buýt nhanh BRT đang có dấu hiệu quá tải. Ảnh:
Lê Hiếu.
Trao đổi với
Zing.vn, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, cho biết tuyến BRT đi vào hoạt động, một bộ phận không nhỏ người dân đã chủ động chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng.
Kết quả khảo sát cho thấy 23% hành khách sử dụng BRT hiện nay chuyển từ phương tiện cá nhân sang.
Tuy nhiên, với mặt bằng chung tại Hà Nội, lượng hành khách sử dụng phương tiện công cộng đã sụt giảm đáng kể. Năm 2014 đạt 506 triệu lượt, sang năm 2015 giảm xuống còn 469 triệu lượt, năm 2016 còn 436 triệu lượt và 2017 dự kiến đạt 450 triệu lượt.
Lượng người sử dụng phương tiện công cộng tại Hà Nội. Đồ họa:
Văn Chương.
“Hiện nay buýt nhanh vẫn tồn tại một số bất cập như các phương tiện vẫn lấn làn BRT. Việc trung chuyển hành khách giữa BRT và buýt thường chưa phù hợp; một số nhà chờ chưa thuận tiện cho người khuyết tật”, ông Hải nói.
Trước thực trạng này, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội tiếp tục kiến nghị lực lượng công an, thanh tra giao thông tiếp tục xử lý vi phạm trên hành lang BRT. Bên cạnh đó, tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy phục vụ hành khách gửi xe trung chuyển sang sử dụng buýt nhanh.
Sau khi trải nghiệm BRT, ông Phạm Đình Đoàn, đại biểu HĐND TP cho rằng hiện nay hiệu quả sử dụng làn đường dành riêng của buýt nhanh chưa cao.
Sở GTVT phải nghiên cứu để cho buýt thường và phương tiện khác chạy vào, tăng tần suất buýt nhanh vào các khung giờ cao điểm và giảm tần suất ở giờ thường.
Trước đó, ngày 28/4, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn xe buýt nhanh BRT và nghiên cứu mở rộng thêm các phương tiện khác vì việc buýt nhanh một mình một đường là chưa hợp lý.
Lộ trình tuyến buýt nhanh số 01 Kim Mã - Yên Nghĩa.